CHAP 18:
- Ngừng lại đi! - Tú gào lên.
- Đợi anh xử nó xong rồi tới lượt em, hêhê… - Thằng Huy liếm mép, nhìn bộ mặt đê tiệng của nó mà tôi sôi máu.
- Là mày ép tao! GRÀOoooo!!!!!!!!!!!!
Nâng nội khí lên mức tối đa, mọi cơ bắp trên người tôi căng cứng. Tôi ghét phải nhờ vả tới “Cuồng”, bởi một khi nó xuất hiện thì phải để nó đánh… đã tay nó mới ngừng.
Nói lan man tí về “Cuồng”: một nhân cách khác của tôi, chỉ xuất hiện khi tình huống nguy cấp hoặc xử lí chuyện của băng. Độc ác, bá đạo, khát máu và đặc biệt chiến đấu theo kiểu… thú điên, chuyên gia đánh con người ta đi… bệnh viện là đặc điểm dễ nhận ra nhất của nhân cách này. Quay lại trận chiến, tôi chủ động lao tới, 2 tay khép chặt. Thằng Huy lại chơi cước, nãy giờ đấu với nó mà tôi cứ nghĩ tới 2 người con gái, 1 là Tú và 2 là… bà chị. Nói sao nhỉ, cước pháp tôi học toàn được bà chị dạy chứ không phải sư phụ, và cũng nhờ bả mà bây giờ tôi dễ dàng né hết lần này tới lần khác mấy cú đá cực hiểm của thằng Huy. Tất nhiên lâu lâu thằng Huy cũng chêm vào vài chiêu dùng tay nhưng đều bị tôi đánh bật trở lại. Điên tiết, nó giơ chân chẻ mạnh xuống vai tôi. Lách qua một bên, một lần nữa tả trảo tôi chộp nhanh cổ chân phải nó. Đẩy mạnh 2 chỉ vào đùi phải của thằng Huy, tôi nhếch mép chắc chắn nó đang nhăn nhó vì bị điểm trúng 2 huyệt vị quan trọng. Nói thật là hồi được thầy dạy phép điểm huyệt, tôi… khoài lắm. Vấn đề là lười biếng nên tôi chẳng bao giờ học kĩ càng tên của từng huyệt vị, chỉ nhớ tác dụng nếu điểm vào sẽ bị gì mà thôi. May là thầy không có ý kiến gì, nếu không chắc tôi theo thầy học luôn cách trị bệnh bằng châm cứu quá. Nói vậy thôi chứ quay lại thằng Huy, nó tỉnh bơ sau cú điểm huyệt của tôi, kì vậy. Mà cái chính vẫn chưa bắt đầu, đã nói thằng “Cuồng” này tàn ác thì phải có lí do. Chẳng kịp để thằng Huy rút chân lại, tôi kẹp nách vận khí, vặn mạnh cổ chân nó.
“Crack”, tiếng xương kêu lách cách, tôi buông tay, công nhận lực chân thằng cờ hó này mạnh thật, dùng toàn sức mà chỉ làm nó trật khớp. Đúng như nhận xét của tôi, thằng Huy vừa thoát khỏi thế khóa liền cúi xuống…bẻ lại cái khớp chân. Chỉ đợi có vậy, tôi nện gót liên tục xuống tấm lưng “gấu mẹ vĩ đại” của nó. Bất ngờ thằng Huy chống tay lộn về phía trước, tiện thể móc luôn một cước cực chuẩn vào hàm tôi. Choáng váng, dập môi, như thế càng làm con “thú điên” trong người tôi thêm cuồng bạo. Lần này tôi phá bỏ luôn quy tắc vận khí, nâng nội khí lên ào ào mà đấm, chưởng liên tục vào người thằng Huy. Mặc dù thừa nhận thằng Huy mạnh và “chai lì” hơn tôi nhưng bù lại tôi biết nội công, nó thì không, đó là lợi thế của tôi.
Đấm liên tục vào người thằng Huy, tôi mặc kệ là bị ăn thêm mấy đá, mấy đấm, mấy đạp. mấy cùi chỏ, mấy gối của nó, tôi chỉ biết đấm và đấm. Chẳng cần biết hậu quả ra sao, tôi bồi một chưởng vào đầu nó. Lúc này tự nhiên ngực đau nhói, nội khí hỗn loạn, thành ra sát chưởng đưa ra chẳng khác nào cái... tát đập ruồi. Cố gắng đấm thêm vài cú nữa, thật sự mệt lắm rồi nhưng thằng “Cuồng” chưa muốn ngừng.
- Ngừng lại đi anh! - tú hét lên, mặc kệ, tôi vẫn đánh.
“Bốp”, đầu dau nhói. Quay lại nhìn Tú, trời, nàng đang lấy đá… ném tôi. Ngực cũng đỡ buốt hẳn, hên là không ho ra máu như lúc nãy trong lớp.
- Wey! Muốn N vô Chợ Rẫy hả? - tôi hoảng hồn né cục gạch, mém tí nữa là u đầu nữa rồi (ném chuẩn phét, trúng thằng cờ hó Huy kìa, hĩ hĩ).
- Tỉnh rồi hã? Tưởng chua cho ăn thêm vài viên nữa!
- Sax, sát nhân! - Tôi đưa tay thủ thế.
- Làm gì vậy? Bỏ tay xuống đi. Anh mới sát nhân á, coi lại con người ta kìa! - Nàng che miệng cười.
Đệch, quên mất thằng Huy, tôi ngó xuống đất, nhìn nó như cái… mền rách.
- Anh cũng ghê quá hen! - Tú nheo mắt, nói như trách.
- N mà! - Tôi vỗ ngực, dương dương tự đắc với chiến công vừa lập được.
- Nãy anh làm em sợ!
-Uầy! Vừa nãy là một trong những nhân cách của N. Hơi ghét nó tí… nhưng nó là một phần của N. Lần sau lỡ có thấy N như vậy nữa thì lo… chạy đi, lúc ấy N thành thú điên rồi, không ai cản được đâu!
- Hứa với em, đừng bao giờ đánh nhau nữa nhé!
- Uhm… lời hứa này… N không thể hứa chắc chắn được. Có nhiều việc N không muốn nhưng bắt buộc N phải ra tay. Nhưng chủ yếu là do người ta sanh sự, N chỉ là tự vệ thôi.
- Ừ, tự vệ mà đánh cho con người ta nằm một đống thế!
- Không cãi với Tú nữa! - Tôi thở hắt ngồi bệt xuống đất, tay xoa nhẹ vết bầm trên cằm.
- Đưa tay anh đây!
- Chi vậy?
- Tự coi đi, người hay thú mà không biết đau vậy?
Tôi ngó lại 2 nắm đấm, cha mẹ ơi, da tróc từa lưa, giờ mới thấy đau (thần kinh yếu rồi, hô hô). Mọa, da thằng Huy này làm bằng thứ gì mà… dai nhách vậy, tôi đấm “trầy vi tróc vảy” cả 2 tay mà nó… chẳng si nhê, chỉ bị bầm sơ sơ.
- Kinh dị. Nó là trâu rồi, không phải người.
- Sao anh khoái kêu con người ta là con vật vậy?
- Đánh nó chẳng si nhê, tay N thì vầy đây. Da nó chắc dày cả lớp nên mới chịu nổi mấy đấm của N, không phải trâu chứ là gì?
- Đưa tay đây em băng cho.
- Oái! Nhẹ tay thôi, đau! - Tôi xuýt xoa khi Tú chạm vào mấy vết rách.
- Tưởng không biết đau chứ? - Tú nheo mắt tinh nghịch.
- Người chứ có phải thú đâu. Oái, gì vậy?
- Cồn sát trùng!
Tú tỉnh bơ lôi trong cặp ra một hộp y tế nhỏ -nói nhỏ chứ nó cũng chiếm gần nửa cái cặp của nàng rồi. Vừa thấy chai cồn 90* xanh lè là hồn vía tôi lên mây. Chưa kể độ rát khi tiếp xúc vết thương mà chỉ cái mùi của nó thôi cũng khiến tôi buồn… ói. À còn phải nhắc thêm 1 điểm nữa là từ lúc 3 tuổi cuộc đời tôi phải tiếp xúc với cồn khá nhiều, đó là lí do tại sao tôi ghét bệnh viện và… ghét cồn.
- Đưa tay đây! - Tú mở nắp chai cồn.
- … Rát… lắm… - Tôi nuốc nước miếng đánh ực.
- Biết rát nữa hả! Đưa nhanh không em xách tai!
- Bạo lực! - Giờ tới tôi… mếu máo.
Run run chìa 2 nắm tay ra cho Tú, tôi cố cắn chặt môi khi Tú từ từ nghiêng chai cồn. Cảm giác đầu tiên khi dòng chất lỏng xanh lè kia tiếp xúc với vết rách là mát rượi, và sau đó 0.1 là:
- Óa óa… Rát quá!
Tôi rú lên, rút vội 2 tay về thổi lấy thổi để, mắt rơm rớm nước, rát kinh khủng.
- Con trai gì mà yếu xìu, có tí cồn mà kêu than. - Tú bĩu môi.
- Hu, cô nương ngon bị như tại hạ đi rồi biết. Óa, rát quá!!!
- La xong chưa? Đưa tay kia đây!
Mặc kệ sự đau đớn tôi đang có, Tú che miệng cười khúc khích và tỉnh bơ giơ chai cồn ra đòi… tiếp. Quê độ, tôi chìa 2 tay ra lại, giờ có bắt nhúng nước sôi tôi cũng không hé răng đâu -nổ văng miểng, tránh dùm.Chắc sợ tôi lại đau nên vừa nhỏ cồn, Tú vừa thổi phù phù vào mấy vết rách, đỡ rát hẳn. Mãi nhìn nàng tiên trước mặt, tôi… quên luôn cái tay đau đang bị nàng “hành hạ”. Xong phần sát trùng, Tú nhẹ nhàng băng lại, chẳng biết học đâu mà bài bản phết. Xong tay phải, nàng chuyển qua tay trái. Tôi vẫn nhìn, chăm chú một cách kì lạ.
- Nhìn hoài, biết người ta ngượng không? - Tú vén tóc, mặt nàng ửng hồng.
- Ừ! - Đang phê, “ừ” đại vậy.
- Ừ gì mà ừ? Nè! - Nàng lay 2 tay tôi.
Bất giác tôi đưa tay vuốt nhẹ má Tú -cả 2 tay luôn. Nàng đỏ bừng mặt, hơi rụt lại theo phản xạ. Nhẹ nắm tay tôi, lần thứ 2 nàng nắm tay tôi mà áp vào má mình. Lớp vải trắng hơi cản trở nhưng không đủ khiến tôi mất đi cảm giác dịu dàng, ám áp từ khuôn mặt tợ ánh trăng kia.
- Ở đâu ra hộp y tế này vậy? - Tôi rút tay về, chỉ đại vào cái hộp trắng.
- Mới mua hồi sáng đó! - nàng phụng phịu, nghịch ngợm lớp vải băng tay tôi.
- Tiền đâu mà mua? - Tôi thở dài, nhà nàng nghèo thì tiền đâu mà mua nổi, ít nhất cái hộp này cũng trên ba bốn trăm nghìn.
- Để dành! - Vẫn tỉnh bơ, có gì bí ẩn đây.
- … - Tôi hà hốc mồm nhìn nàng.
- Ngậm miệng lại, ruồi bay vô kìa. Tiền em để dành cả năm nay đó.
- Nhưng… Tú mua làm chi?
- Lo cho một tên Ngốc chứ chi. - Nàng tự nhiên mỉm cười, hơi tâm trạng.
- Hở? N mắc mớ gì mà… lo? - Tôi tự nhận mình là “đồ Ngốc”, N ơi, mê gái mất phong độ rồi!
- Ngốc! Chứ nãy giờ là gì?
- Trùng hợp thôi! - Tôi tặc lưỡi.
- Không đâu, còn… nhiều lắm! N tin vào bói toán không? - Mặt Tú thoáng buồn.
- Uhm, xinh nhử Tú thì trai theo nhiều là đúng rồi. Bói toán hả? Cũng chỉ vui vui với cái bói bài, cón lại bói này bói nọ N không tin lắm.
- Mong là chỉ mê tín dị đoan thôi, nếu không chắc Tú chết mất! - lại sắp khóc.
- Aishiiii! Có gì đâu mà khóc. Ba cái tào lao bì đao, tin làm chi cho mệt. Àm mà thằng Huy với em là sao?
- Huy hơn em 2 tuổi, chung xóm. Nhỏ tới lớn 2 đứa chơi với nhau thân lắm, em thì xem Huy như là một người anh trai vậy. Nhưng anh Huy thì… ảnh nghĩ em cũng thích ảnh nên…
- Nó cứ theo đuổi hoài! - tôi phụ họa thêm.
- Uhm, nhà ảnh lại giàu nhất xóm, muốn gì có đó…
- Hừ, cái kiểu “có tiền mua tiên cũng được” chứ gì?
- Nói thật em cũng có nhiều người theo đuổi nhưng anh Huy luôn đứng ra ngăn cản. Ảnh có học võ nên mấy đứa khác không dám làm gì. Việc ảnh học chung khối 8, lại chung lớp với em là do ảnh cố tình ở lại lớp chứ thật ra ảnh học giỏi lắm. Lớp 7 tự dưng lớp em có thêm 3 đứa, toàn là mấy đứa giang hồ, vô lớp là tụi nó quậy chứ không cho ai học hết. Tụi nó cũng… chú ý tới em nên…
- Thằng Huy lại diễn cảnh “anh hùng cứu mĩ nhân” tiếp.
- Vâng. Nhưng tụi kia cũng có võ, bên tụi nó đông hơn nên anh Huy thua, bị tụi nó đánh tới nỗi phải nghỉ học 2 tuần mới đi học lại. Cũng tại tụi nó nên em mới mất căn bản Toán với Lí và phải xin chuyển lớp, khng6 ngờ lại gặp được anh.
- Vậy tại sao chọn N? N có hơn gì thằng Huy đâu, có khi thua xa ấy chứ?
- Vì anh giỏi hơn, anh khác với những đứa khác. Bất cứ đứa con trai nào nhìn em, nói thật đều là một lũ biến thái. Tụi nó nhìn em như mèo thấy mỡ, nhiều khi em phải cố lắm mới tránh được rắc rối từ lũ tụi nó. Anh khác, lần đầu tiên vào lớp, ngay cả C béo, xin lỗi anh trước vì em biết C là người bạn tốt, cũng nhìn em với ánh mắt đầy tà ý, duy chỉ có anh là dửng dưng với em. Lớp 23 thằng con trai thì chỉ duy nhất anh là nhìn em với đôi mắt… khó hiểu. Thật sự hôm đó em bị ánh mắt của anh làm cho… ngớ ngẩn, cái tính kiêu ngạo đầy giả tạo của anh làm em hơi… bất ngờ. Nói chung là anh đặc biệt, khó diễn tả bằng miệng lắm. - Nói một hồi tôi chẳng hiểu gì cả.
- Èo, đùa hoài! - tôi gãi đầu cười có lệ.
- Mấy giờ rồi?
- Oái, gần 10h rồi, về thôi!
Tôi lật đật gom đống dụng cụ y tế cất lại vào cặp cho Tú rồi bế nàng như lúc nãy, cái tay đau điếng nhưng phải ráng thôi. Vào trường, mấy trăm cặp mắt -đang học thể dục- quay lại nhìn 2 đứa, đặc biệt là lớp thằng Huy. Tôi để ý thấy có vài đứa lầm lì nhìn tôi với ánh mắt không mấy thiện chí. Kệ, tạm lưu mặt tụi nó vào bộ nhớ trước, khi nào cần lấy ra xài sau, thích chiến à, tôi chiều tất. Tới nhà xe, tôi đặt Tú ngay ngắn lên xe mình rồi chở nàng về.
- Còn anh Huy?
- Chả sao đâu, lát nó tỉnh thôi, đừng lo lắng quá! - Nói xạo với nàng thôi, thằng cờ hó đó chắc phải… tối mới tỉnh nổi.
- Uhm.
- Lát về nấu cho N ăn nhé, hề hề?
- Khôn lỏi!
- Không khôn sao làm Boss nổi?
- Em sẽ nấu, với 1 điều kiện!
- Điều kiện gì? -Đang lái, tôi quay hẳn người lại, đường vắng lắm.
- Lái cho đàng hoàng! Xưng “anh - em” với em hết ngày hôm nay cho em! - Tú nhéo mạnh vào hông tôi.
- Không! - Tôi đáp lạnh tanh, quay lên lái xe đàng hoàng lại.
Khoảng không im lặng bao trùm hai đứa, tôi vẫn cắm cúi đạp xe, Tú thì chắc đang mãi suy nghĩ gì đó.
- Tại sao? - Vẫn là nàng hỏi trước.
- N không muốn, hồi sáng giải thích rồi!
- Đúng là đồ Đại Ngốc mà!
- Ừ.
Tôi đáp cộc lốc, chân vẫn đều đặn nhấn depan. Tú khẽ đấm nhẹ lưng tôi rồi tựa đầu vào. Tôi mỉm cười, tự dưng thấy mình vô lí lạ. Rõ ràng là thích Tú nhưng tôi bỗng… mất hứng thú khi được nàng tỏ tình trước, chắc bản tính sĩ diện không chấp nhận đây mà. Chẳng phải tôi kiêu ngạo hay ngu mà từ chối như vậy, nhưng thật sự cho đến bây giờ tôi vẫn không thể giải thích dc tại sao mình lại làm vậy -chẳng hiểu nổi đang nghĩ gì nữa.
Mặc kệ cái sự vô lí kia, tôi vẫn sẽ là tôi, vẫn thích lạnh lùng, tàn bạo và... cô đơn. Tôi thích so sánh mình với loài Sói, đều giống nhau ở bản tính ưa cô độc. Sói ít nguy hiểm hơn Hổ nhưng xét về sự lạnh lùng và tàn bạo, tôi dám cá Sói ăn đứt Hổ. Cũng vì vậy mà khi đặt biết danh cho tôi, sư phụ hay trêu: “Lớn lên con sẽ là một con Sói, hay là ta đặt tên con là Tiểu Lang nhé?”. Vâng, “con Sói nhỏ” của thầy bây giờ đã trưởng thành rồi thầy ạ, nhưng chẳng biết là con sẽ hưởng thụ được cái hương vị thế gian này bao lâu nữa đây. Hoàng Lang: Vua Sói, bút danh đầu tiên cho cả quá trình sáng tác thơ ca của Boss. Tôi lớn hơn, thích Sói hơn và chắc chắn, không còn là con Sói nhỏ của ngày xưa nữa, tôi chỉ muốn, làm Vua của Sói…
Uầy, lại lan man, cái tình sĩ diện hão đáng ghét, chẳng hay ho gì, ấy vậy mà thằng nào cũng cố giữ lấy, tỏ ra mình thanh cao tốt đẹp nhưng thật ra trong bụng lại đểu cáng, khốn nạn, tôi cũng là một trong số chúng -I’m a CLOWN. Kể cũng buồn, nãy giờ Tú im thin thít sau lưng không dám nói gì làm tôi tự kỉ một mình. Chợt nhớ tới “cục nợ” sau lưng, tôi khẽ vòng 1 tay ra sau:
- Đưa tay đây!
Nàng khẽ đạt tay mình vào tay tôi, đầu vẫn tựa vào lưng tôi. Kéo tay nàng vòng qua eo mình, tôi khẽ siết lấy bàn tay “ngà ngọc” của nàng -thật ra nó… xù xì hơn tôi tưởng.
- Tay Tú “chai” nhiều vậy?
- Anh nói gì? - Tú rời khỏi lưng tôi hỏi khẽ.
- N hỏi là sao tay Tú chai sần nhiều vậy?
- Thì cầm cuốc dãy cỏ,làm đất chứ gì.
- Sax, ghê hơn N luôn rồi. N cũng làm rẫy mà tay đâu có chai nhiều như Tú đâu?
- Ngốc, công việc như nhau nhưng em là con gái mà!
- Ờ, ra vậy. Lần sau nhớ mang bao tay vô, để vậy xấu!
- Biết òy!
Nàng phụng phịu trả lời rồi gối đầu vào lưng tôi, tay nghịch ngợm nhéo nhẹ lên vai và hông Boss..
- Hát cho N nghe đi!
- Em hát dở lắm!
- Xạo quá đi nàng ơi, “Sơn ca” của trường mà nói không biết hát. Hát N nghe đi.
- Uhm, thì hát.
Nàng khẽ hát, bài gì chẳng rõ, hình như hát… lung tung thì phải, vẫn hay chán. Say mê nghe, tôi chạy luôn qua nhà khá xa, tới chừng bị nàng nhéo mới hoảng hồn quay lại.
- Lái xe mà bơ bơ!
- Tại Tú hát làm N mất tập trung đó. - Đổi thừa thì Boss vô đối.
- Hứ! Chứa ai bắt em hát hả? - Tú dí nấm đấm vào đầu tôi.
- Vâng, em biết lỗi rồi chị Hai!
Tôi cười trừ xuống xe đỡ nàng dựa vào tường rồi dắt xe vào nhà. Quay ra bế nàng vào lại rồi lại chạy ra khóa cổng, sao mà tôi bị quay như chong chóng vậy trời. Đặt nàng yên vị lên cái trường kỉ, tôi đe dọa:
- Ngồi im đây, để N đi nấu cơm. Đi lung tung thì đừng trách!
- Biết rồi, nói quài à! - nàng nhăn mũi.
Tôi vào phòng thay đồ rồi xuống bếp nấu cơm. Công nhận không có tạp dề với mũ đội mà mình giống… đầu bếp phết, tay chảo tay thìa đảo y như Jankang Cook vậy -tự sướng tí.
Xong đống đồ ăn cũng hơn nửa tiếng, nồi cơm cũng vừa cạn. Múc chút nước cơm còn lại, tôi thêm ít đường vào chén, vậy là có thêm một món… giải khát… ngon bá chấy con bọ chét. Gạt bớt lửa khỏi bếp, tôi chừa lại than hồng để nồi cơm rút hết nước rồi cầm chén nước cơm lên nhà trên. Tú vẫn ngồi im trên cái trường kỉ, tôi vừa đi vừa thổi cho chén nước cơm mau nguội.
- Sao không nằm xuống đó cho khỏe, ngồi nãy giờ à?
- Không, nằm nãy giờ, nghe anh lên nên mới ngồi dậy. chén gì vậy anh?
- Uống thử rồi biết! - Tôi cười bí hiểm.
- Èo, lỡ anh bỏ thứ gì vào đó thì sao?- Tú nheo mắt nghi ngờ.
- Ơ, không tin à? - Tôi nốc luôn 2 muỗng, ngon tuyệt.
- Oa, anh uống hết của em! - Lại giở trò nhõng nhẽo nữa.
- Sax, bó tay với Tú, nè! - Tôi chìa cái chén về phía nàng.
- Đút cho em! - Nàng “há miệng chờ sung”.
- Trời, hết nói nổi!
Kệ, làm “mami” một bữa cũng được, trúng “em bé” cute thế này thì có lì lợm cũng đành chịu vậy. Tôi nhăn mặt đút từng muỗng như đút cháo cho trẻ còn Tú thì hớn hở, cười tới nỗi… sặc mấy lần vẫn chưa chịu thôi. Hết chén nước cơm, tôi lắc đầu ngao ngán. Chợt có tiếng đằng hằng rõ mạnh sau lưng:
- E hèm! Tình tứ quá hen? - Cái giọng… sát nhân này nghe… quen quen.
- A… Chị Hai mới dzề, hề hề! - Tôi nhe răng cười nham nhở.
- Em chào chị ạ! - Mặt Tú đỏ bừng vì quê.
- Hai đứa bây ghê hen! Nãy giờ tình cảm dữ! - Bà chị ngân dài từng chữ, nghe giống hát… cải lương kinh.
- Hề hề, hình như trong tủ còn trái cam á, Hai xơi tạm đi ạ! - Tôi vội cười cầu tài, bà này nguy hiểm khôn lường được, đành hi sinh trái cam lúc sáng mama cho vậy.
- Giỏi! Xuống vắt cho chị luôn nha em trai “iu dấu”, hjhj? - Nụ cười “đê tiện”.
Đành xuống bếp vắt cho bà chị li nước cam, nãy giờ bả chứng kiến từ đầu đến cuối, bả mà méc với pama có nước tôi đi… ăn cám. Cam sành, ngọt sẵn, bỏ luôn mấy muỗng đường cho bả ngọt thấy ông bà luôn.
- Đây, nước cam của Đại tỉ đây. Đại tỉ uống cho đỡ mệt nhá! - Tôi giả đò điệu bộ của người hầu, 2 tay dâng li nước như dâng… báu vật.
- Được rồi, không làm phiền 2 đứa bây nữa, chị đi tắm đây!
Đợi bà chị đi khuất bống tôi mới dám thở phào nhẹ nhõm quay lại nhìn Tú. Vẫn khuôn mặt ngại ngùng nhưng đang che miệng cười, nàng chọc quê tôi:
- Anh sợ chị Hai quá ha?
- Giỡn hoài, cỡ chỉ N đấm một phát nắm liền…
- Thiệt không em trai? - Linh dữ vậy trời.
- Th… iệt… ! - Tôi lắp bắp quay lại.
- Vậy thử múc xem chị có nắm không em?
- Em xin Hai, nãy em… lỡ lời!
- Này thì lỡ lời.
Một đá bá đạo vào giữa bụng tôi, đơn giản thấy tôi học võ bà chị cũng đòi học, cơ mà bả học karate nên về cước tôi thua chắc -bà chị là “thầy” dạy cước pháp cho tôi mà. Ôm bụng nhăn nhó, tôi thầm rủa bà chị Hai ác độc, em trai mà cũng không tha.
- Lần này chị nương tay nhé em yêu. Lần sau nằm liệt giường luôn nha mày!
Nói xong bà chị ngúng nguẩy đi thẳng, không quên dặn… rửa dùm li nước cam. Tuy bà chị có nương tay nhưng hiện giờ tôi là thương binh, mấy cú đạp chí tử của thằng Huy vẫn còn in rõ trên bụng, giờ bị thêm cú đá của bà chị thì khỏi nói. Lần này thì Tú cố nhịn cười, hai má nàng phồng lên, khuôn mặt ửng hồng nhìn yêu lắm lắm.
- Thế mà bảo! Chị anh cũng học võ à?
- Ừ, chị N học karate được 2 năm rồi. Cước pháp của N là do bả dạy đó!
- Hèn gì anh sợ chị Hai vậy. Mà anh học võ từ hồi nào vậy?
- 4 tuổi!
- Hở, anh đùa à?
- Có đâu, muốn nghe không? - Tôi thoáng buồn, chủ động nắm tay nàng lần nữa.
- Uhm, anh kể đi!
NGOẠI TRUYỆN CHƯƠNG I:
Vậy là tôi kể, kí ức tuổi thơ lại 1 lần nữa tràn về. Năm tôi 3 tuổi, vì 1 lí do hơi “đặc biệt”, nhà tôi bị cháy nhưng nhờ phát hiện kịp thời nên không có hư hại gì đáng kể - chỉ cháy mất 1 cái giường gỗ và mùng mền. Nhưng nặng nề nhất kể cả vật chất lẫn tinh thần là: tôi và nhỏ em họ lại trở thành nạn nhân của vụ cháy. vụ cháy trên khiến tôi phỏng toàn bộ bàn chân trái, 1 vài vết lung tung trên người và 1 vết ở vai trái – sau này tôi hay đùa là do “phá hình xăm”. Nặng hơn tôi, nhỏ em họ phỏng gần như toàn bộ cơ thể, lại bị thêm bệnh… động kinh nên… tội càng thêm tội.
Sau đợt ấy, vì lo tiền phẫu thuật cho 2 đứa mà nhà tôi phải bán bớt đất, vay mượn nhiều nơi, nghe đâu gần 20 cây vàng – vàng hồi đó rẻ hơn giờ nhiều.. Cơ địa thịt của tôi khá khác so với người bình thường: cơ địa lồi. Chỉ cần 1 vết thương nhỏ, nếu tôi không coi sóc cẩn thận có thể khiến nó lan rộng ra, lồi lõm trông rất ghê, hay nói cách khác khi vết thương lành thì thịt phần đó tự động lồi hẳn lên.
Sau đợt ấy, cơ thể tôi tự dưng có thêm 3 vết sẹo lớn – cũng hơi ảnh hưởng về sau nhưng không đáng ngại. Vết to nhất ở cổ chân trái (cái này thì chắc chắn, phỏng mà), vết thứ 2 ở vai trái và vết cuối cùng ở đùi trái - vết này do khong có da ghép nên bác sĩ “thẻo” một ít ở đùi trái đắp xuống cổ chân (toàn là bên trái).
Tới năm tôi 4 tuổi, cơ duyên giúp tôi gặp được thầy, người mà sau này tôi mãi nhớ ơn: sư phụ. Vào mùa hè năm 1998, 1 người đàn ông cao to vạm vỡ nhưng khuôn mặt đượm chất phong trần ghé qua nhà tôi. Hỏi thăm qua về mới biết được đây là một người bạn thiếu thời của papa tôi, từ hồi chiến tranh đã lạc nhau. 2 ông nói chuyện rôm rả, bàn tán đủ chuyện từ thuở thiếu thời, những kỉ niệm ấu thơ cho tới những cuộc ẩu đả. Riêng tôi lúc ấy còn bé xíu nên không hiểu gì cả, chỉ nghe tới đánh nhau là mắt sáng rỡ. Chợt người đàn ông ngó thấy tôi:
- Bé gái nhìn đáng yêu quá nhỉ anh chị? – Sax.
Tôi hơi bất ngờ nhưng cũng mau chóng hiểu ra vấn đề. Lúc nhỏ tôi bị mama bắt để tóc dài, tới chừng đi học mới cho cắt. Vả lại 2 vai xuôi xị càng khiến tôi giống con gái tợn, chưa kể khuôn mặt baby con nít cũng đủ hớp hồn mấy ông mãnh… mẫu giáo. Kể ra thấy quê vậy thôi chứ trên trường mẫu giáo tôi được mệnh danh là “cô nàng rắc rối”, bởi kĩ năng lừa tình dụ… kẹo của tôi lúc ấy là vô đối. Cũng phải kể thêm là tủ đồ của tôi bốn phần năm là… váy và váy, chỉ có ít đồ của con trai, biểu sao tôi không bị nhìn lầm chứ - hik.
- Dạ cháu nó là… con trai đó anh! – Mama tôi vội nói đỡ.
- Con là con trai! – Tôi gào lên, mặt đỏ bừng.
- Trông nó giống chị nhà ghê nhỉ?
- Uhm, 2 vai nó xuôi đuột như mẹ nó. Mà nhìn nó giống con gái phết anh Bảy nhỉ? – Papa tôi càng đùa tới.
- Để tui coi thử!
Bác Bảy đứng dậy, tiến về phía tôi. Cũng khá vui là hồi nhỏ tôi không sợ người lạ như tụi con nít khác, bởi vậy nên khi người đàn ông được papa tôi gọi là “anh Bảy” kia tiến tới gần sát tôi cũng chả thèm… ré lên chạy trốn, ngược lại cón đứng… nhe răng cười.
- Con mấy tuổi rồi?
- Dạ con 4 tuổi. – Tôi ngây thơ trả lời.
- Con thử nắm tay lại xem?
Tôi nắm 2 tay lại, giơ ra trước mặt. Bác Bảy xem xát tỉ mỉ từng chi tiết trên tay tôi, từ khớp vai, khủy tay cho đến cổ tay, ngón tay.
- Thằng này xương to nhưng yếu, dễ gãy lắm! – Bác Bảy thở dài ngao ngán.
- Gãy là sao ạ? -Lại ngây thơ hỏi.
- Vậy phải làm sao anh? – Mama tôi lo lắng chen vào.
- Haizz, tui định thu nó làm đệ tử. Đứa nhỏ này đỉnh ngộ, nhìn cặp mắt là biết tính tình khá nóng nảy, học võ chỉ tổ gây họa Tui thì kết nắm đấm của nó, lồi lõm đúng tu vị của nội gia, cho nó theo tui thì chỉ có tiến xa chứ chẳng chơi. Còn cặp giò nó, haizz, khó mà xài cước, cứng nhắc lắm.
- Quậy được học võ hả, hay quá! Quậy mà học võ thì sau này không ai dám ăn hiếp Quậy hết, đứa nào mà làm điều ác là Quậy đánh cho nó không còn ác ữa, hì hì! – Tôi chẳng hiểu mô tê cứ vô tư nhảy vào nói leo.
- Nếu con có võ, con sẽ làm gì? – Bác Bảy nắm vai tôi, tự dưng cả người nóng bừng.
- Quậy mà có võ là Quậy đánh chết hết mấy người làm điều ác. Với lại ai mà ăn hiếp bạn của Quậy là Quậy quýnh chết hết luôn. – Cai giọng ngọng nghịu thấy ớn.
Bác Bảy bỗng bật cười, câu nói vô tư của tôi vô hình chung gây cho bác cảm giác hứng thú:
- Được, khẩu khí! Mới tí tuổi đầu mà có được cái suy nghĩ này thì thì đúng là tốt rồi. Ý trời, tui nhận nó, 2 anh chị thấy sao?
- Được vậy thì tốt quá, tất cả nhờ cậy vào anh! – Pama tôi cảm ơn rối rít.
- Vậy từ bây giờ con phải gọi ta là Sư phụ, được không?
- Dạ, Sư phụ. - Thằng oắt tôi chỉ biết bắt chước theo chứ chẳng hiểu gì sất.
- Được rồi, tui mới mua nhà cũng gần đây, mỗi ngày tầm 4h chiều 2 anh chị chở cháu qua cho tui dạy, về thì tui chở. Còn con, ngày mai tới nhà ta, ta chính thức nhận con làm đệ tử, con đồng ý không?
- Dạ! – Tôi dạ ran, mắt nhìn thẳng mắt thầy, đẹp lạ lùng.
- Được rồi, cũng làm phiền anh chị nhiều rồi, tui phải về nhận nhà đã.
- Ừ, có gì chiều nay tui qua nhà anh làm vài xị nhá? – Papa lấy rượu mở đầu lời hẹn, đúng là dân bợm mà.
- Được, để coi tửu lượng anh ra sao. Chào nhé!
Bóng thầy khuất sau hàng rào, tôi vẫn líu lo hỏi pama đủ chuyện, 2 người chỉ nhìn tôi rồi mỉm cười lắc đầu mà không trả lời. Tôi đâm cáu, bò lên giường ngủ.
Chiều hôm sau, khi đi papa bắt tôi tập kĩ càng qua các nghi thức như chào hỏi ra sao, ăn nói thế nào. Tôi tập theo, không thắc mắc, có điều hơi quá nên bị papa nạt cho một trận mới chịu thôi.. Tới nhà thầy, cái đập thẳng vào mắt tôi là một ngôi nhà cấp 4, khá tồi tàn nhưng cũng rộng. Nhưng cái sân nhà của thầy thì đảm bảo… rộng vô đối, cỡ lập team đá banh phe 11 thằng vẫn dư – sau này mới biết thầy dùng khoảng sân này để dạy võ. Còn trên sân thì la liệt đủ thứ binh khí, mỗi loại ít nhất cũng trên mấy cặp.
Gặp thầy, nhớ lời papa, tôi 1 tay nắm lại, tay kia ôm quyền, cúi mình thưa:
- Con chào sư phụ!
- Giỏi, lễ phép lắm, vào đi!
Thầy bước trước, nhìn từ đằng sau, lúc ấy tôi tưởng tượng thầy giống như à 1 vị tướng trong phim vậy – nhà có cái ti vi trắng đen, xài bằng acqui, sax. Papa sau khi gửi gắm tôi thì chào thầy về. Thầy dẫn tôi đến trước bàn thờ, trên đấy có đặt 3 pho tượng bằng gỗ, sau này mới biết đó là 3 anh em Quan Công. Thầy bắt tôi qùy lạy 3 lạy:
- Đọc theo ta! Lạy thứ nhất! - Thầy ấn mạnh đầu tôi xuống.
- Dạ, lạy thứ nhất!
- Xin Quan Công cho thêm dũng lực, lòng thương người!
- Xin Quan Công cho thêm… dũng lực, lòng thương người! – Hơi vấp.
- Lạy thứ hai! - Lần này tôi tự cúi.
- Lạy thứ hai!
Cứ thế tôi lạy hết 3 lạy, xong thầy ngồi vào ghế:
- Con lạy ta 3 lạy, bái ta làm sư. 3 lạy là lạy ơn thầy, lạy cái bản thiện để xa rời cái xấu, lạy biết đối nhân xử thế không dùng võ để ức hiếp người lương… Rồi, con cầm chén trà kia dâng lên cho ta!
Tôi lạy xong, cầm chén trà dâng thầy, Cũng may chén trà không to lắm nên tôi còn bê được, gặp mấy lại chén to chắc tôi làm đổ ngay quá.
- Bây giờ con gọi ta một tiếng sư phụ là xong nghi thức nhập môn.
- Dạ, sư phụ!
- Giỏi, ngon lắm. Ngồi đây chơi, đợi sư phụ một lát.
- Vâng ạ.
Lát sau sư phụ bước ra, trên tay người là một cái hộp gỗ khá đẹp. Sư phụ bảo tôi cởi áo nắm lên giường, tôi ngoan ngoãn làm theo. Người mở hộp, 1 dãy kim được xếp ngay ngắn, mà sao nhìn mấy cây kim này lạ lắm, không có trôn. Tôi hỏi:
- Cái gì vậy sư phụ?
- Kim châm cứu. Con có sợ đau không?
- Dạ sợ.
- Giờ thầy sẽ lấy mấy cây kim này châm lên người con, con sợ không? – Chưa thấy ai như sư phụ tôi, hù kiểu này ai dám để người làm đây.
- Dạ… sợ! – Tôi bắt đầu run.
- Yên tâm đi, không đau đâu.
Chưa kịp để tôi trả lời, sư phụ chặt mạnh lên cổ tôi. Choáng, tôi ngất đi ngay lập tức.
Lừ đừ mở mắt rồi ngồi dậy ngó xung quanh, gáy vẫn còn đau ê ẩm, sư phụ vẫn ngồi trên ghế uống trà, cái hộp đựng kim thì không thấy đâu nữa, chắc thầy cất rồi. Sau này nghe thầy kể lại những chi tiết lúc tôi nhập môn mà cười đau cả ruột.
Sự thật là sau khi làm tôi ngất, sư phụ dùng kim châm cứu châm hết tất cả các huyệt vị quan trọng trên người tôi. Sau đó sư phụ dùng nội lực phá bỏ các huyệt vị không quan trọng trên người tôi – nghe có vẻ giống phim kiếm hiệp nhưng kệ, ai muốn tin hay không thì tùy.
Bài học đầu tiên của tôi: học đứng tấn. Xoạc rộng 2 chân bằng vai, khụy gối song song với mặt đất, 2 tay ôm thành quyền đặt ngang hông. Bạn nghĩ với tư thế trên thì một thằng nhãi 4 tuổi chịu được bao lâu? Hơn 2 phút, tôi té kềnh ra đất. Sư phụ ra an ủi, động viên, tôi hăng hái tập tiếp. Cả buổi học hôm ấy sư phụ chỉ cho tôi đứng tấn và đứng tấn, tới nỗi về nhà mà tôi nhấc chân muốn hết nổi, phải nhờ mama dìu mới đi được.
Cả tháng đó, sư phụ vẫn cho tôi… đứng tấn. Nhìu lúc thằng nhóc con tôi muốn bỏ cuộc, thế là sư phụ ra… đứng tấn chung. Vẫn dụ khị kiểu con nít như “xem ai đứng lau hơn?”, sư phụ giúp tôi có ý chí trở lại. Lúc ấy mới 4 tuổi thôi, cái đầu chưa có suy nghĩ nhìu, hiểu nhiều nên dễ dụ khị, chỉ biết bắt chước thôi. Bài tập đứng tấn chỉ tạm kết thúc khi tôi trụ được hơn nửa tiếng, tất nhiên cũng mất gần 4 tháng trời tôi mới có thể đứng lâu như vậy.
Kể cũng lạ, mỗi khi nhớ tới sư phụ tôi đều không hiểu vài chuyện. Đó là tuy sư phụ và papa tôi là bạn - cứ cho là vậy đi – nhưng ngay ngày đầu người vào nhà tôi, trông người có vẻ… rất “tự nhiên” – có lẽ do bản tính người dân bản xứ. Thêm một điều nữa là tại sao chỉ qua một cuộc trò chuyện và tờ giấy ghi địa chỉ nhà - chẳng biết thật hay giả - mà pama tôi đã đồng ý dẫn tôi đi tới gởi học võ cả buổi, lỡ đâu đụng trúng bọn buôn người bắt cóc tôi đem đi bán thì sao. Nói đùa vậy thôi chứ kể từ khi học võ chỗ sư phụ, tôi biết người là một người rất tốt. Chẳng biết với đám võ sinh mới sư phụ dạy dỗ thế nào nhưng với tôi người vừa hiền từ nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc, chỉ bảo từng li từng tí động tác cho tôi.
Tới năm 5 tuổi, tuy trong người đã bắt đầu có nên tảng cơ bản của võ thuật nhưng tôi vẫn là một… “con nhóc” nhỏ con,… dễ thương trong mắt tụi con con trai mẫu giáo. Và vì có võ nên có khá nhiều thằng nhóc bị tôi đập cho tét môi, bầm mắt, vậy mà vẫn không chịu bỏ, vẫn cứ theo… tán tỉnh tôi.
Cũng trong năm này tôi bị gãy tay phải, nguyên nhân là do leo lên ụ mối giỡn, không may bị ngã. Như sư phụ nói, xương tôi yếu nên vừa chống tay xuống đất, tiếng xương gãy nghe rõ to, tôi mất luôn cảm giác. Pama vội chở đi bệnh viện, hồi đó y tế dưới tỉnh chưa hiện đại bằng bây giờ nên sau khi bó bột cứng ngắc, tôi phải chịu nóng và ngứa ngáy gần mấy tháng trời mới được cưa bột. Vậy mà sư phụ nào có tha, gãy tay phải thì còn tay trái, tôi vẫn phải chiều chiều qua nhà người luyện võ.
Năm 6 tuổi, cắt tóc ngắn, vào lớp 1 tôi mới thoát khỏi cảnh bị gọi là “tiểu thư”. Lúc ấy bắt đầu biết suy nghĩ, cũng hiểu được người khác nói gì à nó lại. Bấy giờ sư phụ bắt đầu dạy sang chương mới, mà những lời người nói chắc chỉ có… trong phim:
- Nội gia là những người chuyên luyện nội công?
- Nội công là gì hả sư phụ?
- Nội công là khí tức của toàn bộ cơ thể mà chung quy tp65 trung về đan điền. Võ giả sử dũng võ công tương đối giống nhau, tuy là chiêu thức có thể khác nhưng đều có chung nguồn gốc và phân làm 2 loại: nội gia và ngoại gia. 2 loại này chiêu số đánh ra gống nhau nhưng lực tác dụng lên lại hoàn toàn khác nhau. Giả như một ngoại gia đánh ra một quyền, cao lắm chỉ làm bầm dập ngoài da, mạnh nữa thì dùng lực bẽ gãy xương đối thủ. Thế nhưng nội gia khi xuất ra dù chỉ là một tát nhưng trong đó lại chứa đầy kình lực. Loại kình lực này nếu đánh trúng người ta, nhẹ thì cũng khiến người đó bầm dập, nặng thì bị thương phủ tạng, nếu đánh chỗ hiểm có thể gây chết người. Tùy thuộc vào ngộ tính, căn cơ hay số năm luyện tập mà nội công mỗi người khác nhau, nhưng nhìn chung luyện càng lâu nội công càng cao.
- Kiểu như… Như lai thần chưởng hả sư phụ?
- Cái đó là phim ảnh thôi, ngoài đời không có đâu. Cũng có người đánh được những chưởng pháp ấy nhưng con không thể hiểu được cái ảo diệu và sức mạnh trong đó đâu. Con hiểu chứ?
- Dạ… hơi hiểu.
- Uhm, không sao đâu. Chúng ta qua bài quyền mớ!
2 năm học võ, được sư phụ chỉ điểm tận tình các bài quyền nhưng cước pháp vô cùng ít, tôi có đôi lần thắc mắc nhưng sư phụ chỉ trả lời qua loa rồi lại dạy quyền. Thế nhưng sau này nghe thầy kể lại, 2 năm đầu học võ của tôi toàn là những thế võ cơ bản, tạo tiền đề cho những bài tập khó khăn sau này.
Tôi cũng từng nói tôi là một nội gia. Và tất nhiên tôi chẳng thể nào tự dưng có nội công sẵn – dù rằng là nó có sẵn thật, chỉ là phân tán lung tung trong người thôi. Thêm 3 năm, tức là khi tôi lên 9, sư phụ mới bắt đầu khi thông huyệt đan điền, nơi tập trung khí tức của một nội gia. Vẫn là cái hợp kim châm cứu ấy, nhưng giờ thì tôi hết sợ rồi. Cắm dứt khoát lên người tôi - chẳng đau gì cả -, sư phụ kết hợp luôn phương pháp giác hơi. Sốc nhẹ vào be sườn tôi, sư phụ ấn càng lúc càng mạnh, đồng thời vận công áp mạnh 2 huyệt vị gần 2 bả vai. Xoay mạnh người tôi lại, thầy khép 2 ngón tay, chọc mạnh vào giữa bụng tôi, sau đó kéo dần lên tới gần giữa khe ngực. Lập lại tới lần thứ 3, thầy điểm mạnh vào rốn tôi. Đau, nhưng lúc ấy cơ thể tự dưng nóng bừng lên, cổ họng nghẹn cứng không thốt lên được lời nào.
Mồ hôi 2 người túa ra như tắm, hơi thở càng lúc càng đứt quãng. Hơn nửa tiếng sau thầy mới bỏ tay ra khỏi rốn tôi, cơn nóng trong người vẫn không giảm. Rút nhẹ từng cây kim khỏi người tôi, sư phụ nói:
- Cố gắng thở điều hòa vào.
Tôi y lời làm theo, tự dưng con nóng giảm hẳn. Những ngày sau, thầy bắt tôi iên tục học cách đề khí, xả khí - cấm nghĩ bậy nha. Gần cả tháng sau tôi mới có thể nhuần nhuyễn cách tụ khí vào đan điền. Và mất 3 tháng mới có thể tự mình nâng nội khí chuyển xuống đan điền. Những bài quyền chuyên về nội công cũng vì thế mà bắt đầu. Tới năm lớp 2 tôi mới có thể xuất ra những trọng quyền hay chỉ lực mang kình lực, dù rằng chỉ đủ đấm vỡ được miếng gạch mỏng.
Ngoài luyện nội công ra, mỗi ngày tôi vẫn bị thầy tập thêm về binh khí. Tôi thích xài trường côn và cũng chuyên về loại binh khí này, nhưng chẳng hiểu sao sư phụ lại nói tôi xài côn nhị khúc thì thích hợp hơn. Bởi vậy ngoài quyền pháp ra tôi cũng chỉ luyện tập trường côn và côn nhị khúc, đôi lúc có cận chiến bằng đao kiếm nhưng rất hiếm. Mỗi tháng, sư phụ lại bắt tôi tổng kết lại những gì đã học và… đấu với người một trận.
Cấp I, tôi không bao giờ sử dụng võ công ngoài đường hay trên trường, chỉ dùng ở nhà thầy và nhà mình. Bởi vậy nên trên trường tôi bị chê là một thằng oắt ẻo lả như con gái. Năm lớp 3 là lần đầu tiên tôi sử dụng tới nội công trên trường, chẳng phải để đánh nhau mà là để cõng… Uyên Tâm đi học - mệt phơ râu tờ rym luôn ( lúc đó có cọng nào đâu, hehe). Năm lớp 4, tôi lại bị gãy tay một lần nữa, nhưng là tay trái. Số là đang luyện võ, tôi bước chệch, sai bộ pháp, thế là ngã, chống tay và gãy. Đương nhiên vẫn đi bênh viện bó bột nhưng lần này sư phụ không ép tôi luyện tập nhiều, chỉ cho khởi động theo bài tập bình thường.
Lên cấp II, bài học còn rất nhiều, tôi lại còn thêm đống bài tập mấy lão anh họ cho nên số buổi học võ giảm lại. Nhưng thời gian học thì tăng lên gần… gấp đôi, bài tập sư phụ đưa ra cũng khó hơn. Nhưng tới giữa năm lớp 6, tôi “gây sự” đánh nhau với Thịnh cói, sư phụ biết chuyện. Gọi tôi tới, người nói nghiêm nghị:
- Tiểu Lang, con theo ta bao lâu rồi?
- Dạ co theo thầy từ hồi 4 tuổi, tới nay cũng hơn 8 năm rồi ạ!
- Uhm, con theo ta lâu như vậy chắc cũng hiểu rõ tính ta chứ?
- Dạ, con biết!
- Con còn nhớ ngày xưa lạy ta 3 lạy về việc gì không?
- Dạ nhớ. Lạy thứ nhất là lạy ơn dưỡng dục của sư phụ. Lạy thứ hai là biết dùng bản thiện đối nhân xử thế. Lạy thứ ba là không cậy võ mà bắt nạt người khác.
- Con lớn rồi, có võ công trong người rồi, vậy con đánh nhau là đúng hay sai.
- Thưa người con đánh nhau để cứu bạn…
- Ta không hỏi con mục đích đánh nhau. Ta chỉ hỏi là đánh nhau là đúng hay sai? - Thầy gằn từng tiếng.
- Dạ sai! – Tôi cúi đầu.
- Uhm, biết sai mà vẫn làm. Dù là giúp đỡ bạn bè nhưng con đã làm trái quy định ta đặt ra. Từ nay đừng đến đây nữa!- Thầy khoát tay, bảo tôi lui ra.
- Sư phụ, là con sai rồi, con sai rồi! Đừng đuổi con sư phụ ơi! – Tôi quỳ xuống lạy sư phụ, mắt ứa nước.
- Ta không còn đủ khả năng để dạy con rồi. Biết dùng võ đánh người rồi, ta không còn gì để dạy nữa, con đi đi!
- Đừng mà thầy, đừng đuổi con thầy ơi! – Tôi òa khóc.
- Đấng nam nhi không được khóc! Nghe lời ta răn dạy đây: Ta từ nay không còn là sư phụ con nữa, nhưng trong tâm ta vẫn luôn coi con là đứa đệ tử yêu dấu. Thân mang tuyệt kĩ, đừng sử dụng sai mục đích kẻo hại người hại mình. Còn nữa, cứ đến đây thường xuyên, ta và con vẫn có thể trò chuyện như 2 người bạn. Tiểu Lang, từ nay ta không còn là sư phụ con nữa, con đi đi! - Mắt sư phụ cũng rưng rưng, nước mắt như chực trào ra.
- Vâng, con xin vâng lời người!
Như không thể chịu thêm nữa, sư phụ tôi vội vào nhà và đóng hết cửa lại. Chỉ còn lại một mình tôi quỳ giữa sân, trời bắt đầu mưa. Bài quyền Thái đang học dang dở với sư phụ, rồi ai sẽ dạy cho tôi đây? Lau nước mắt, tôi cúi đầu lạy một lạy chào sư phụ rồi dứt khoát ra về, ngày hôm ấy, vừa tròn sinh nhật 11 tuổi của tôi.