CHƯƠNG 10: THÂN THUỘC.
Có những thứ càng muốn rời xa nó càng in đậm hơn, hằn sâu thành một vết sẹo, tựa như một thói quen xấu, dù biết là xấu nhưng mãi chẳng thể diệt trừ.
Kể từ dạo thân nhau Thằng Béo ngày nào cũng qua đón tôi đi học, thế là chẳng những thu nhận thêm thằng đệ tử lại còn kiêm luôn cả chân tài xế. Phanh gấp ngay trước cổng nhà rồi chạy biến với lý do “em đau bụng quá!”, nó bỏ lại tôi với nụ đón gió xuân gắn trên khuôn mặt bị thịt của Bà Béo.
“Thằng này ăn lắm ** nhiều, kệ xác nó đi! Mà đánh bóng đá banh thế nào?”
Tôi tiện tay lấy chai nước lọc, còn chưa mở nắp đã nghe tiếng Bà Béo oang oang:
“Thằng này hay nhỉ? Người lớn hỏi sao không trả lời?”
“Đá rất tốt!” Ực một ngụm to. “Ăn chắc giải rút rồi!”
“Láo! Nhắc bao nhiêu lần vẫn quen thói nói trổng” Bà Béo cầm chiếc vỏ nhựa định ném vào người tôi, đưa mắt nhìn, tôi tốt bụng cảnh tỉnh.
“Cháu không phải con bác, xảy ra việc gì hậu quả tự bác gánh chịu!”
“Ối giời Thằng Béo đâu? Mày kết bạn thế đấy à?” Có trời biết từ “béo” trong mồm bà ta được áp đặt lên cả hai mẹ con mình. Bà Béo ngoác cái miệng rộng đến nỗi có thể đút lọt quả trứng gà, gân cổ tru tréo.
“Thằng ăn hại, mày làm tao tức chết mất, ** nhanh ra tao bảo!”
“Bác vặn bé cái đài thôi, hàng xóm mà tới thì…”
Bị một câu của tôi nói trúng, bà ta im bặt, ngóc đầu khỏi quán xem có mụ bạn già nào hóng hớt không, xác định không có người mới yên chí quay qua nguýt.
“Cái thằng ranh này nữa, gọi tao là “cô”, cô hiểu chưa?”
Hơi gật đầu nhưng chẳng tiếp thu, bắt tôi phải gọi một bà thím hơn bốn mươi tuổi này là “cô” á? Thà chọc mù tôi đi còn hơn.
“À, nghe thằng con cô ca ngợi mày đá giỏi lắm, thế cũng thua được hả?”
Tôi trầm ngâm, bà ta càng hứng khởi hơn: “Nhìn mày là cô biết kết quả rồi!” Đoạn thốc họng vào trong: “Lần này chết chưa! Nghỉ một tuần ăn sáng nhe con!”
“Mẹ!” Không biết từ lúc nào Thằng Béo đã đứng cạnh mẹ mình, dùng sức lực cơ bắp đùn đẩy tống gọn bà Béo xuống dưới nhà. “Đi nấu cơm, để con trông cho!”
“Một tuần cấm xin tiền tao rõ chưa!”
Dưới bộ mặt cứng đờ của thằng Béo, một bàn tay vỗ nhẹ vào nó, mà bàn tay này không ai khác chính là tôi. Thể nào phản ứng của nó về việc thua cuộc lại thái quá vậy, ra là cá cược với mẹ Béo!
“To gan! Cả tao mày cũng đánh cược!”
“Đại ca hiểu nhầm!” Nó lắm bắp, nhanh tay lẹ chân vớ chai nước đổ đầy cốc thuỷ tinh ấn về phía tôi, nước đá lạnh phủ một tầng hơi mỏng khiến lòng bàn tay tôi ẩm ướt, nó cố cười lấy lòng:
“Em đặt trọn niềm tin lên người anh,… đáng tiếc là…”
“Bị cắt tiền tiêu vặt?” Cười gằn. “Tao làm mày thất vọng? Tóm lại là muốn bồi thường?”
“Không! Anh biết tính em mà… em đâu có chó đến mức ấy”
“Mới lợn thôi chưa chó!”
Đầu nó gật như bổ củi. “Đúng đúng, anh nói gì cũng phải… Ngày mai anh có tập bóng nữa không?”
Mẹ con nhà này ngoài cái tên ra còn có một đặc điểm chung là chuyển đề tài nhanh xoàn xoạt. Tôi nhấp một ngụm, cái lạnh khiến cổ hơi tê tê.
“Tao muốn nghỉ ngơi.”
Thằng Béo tưởng tôi nản chí bỏ luôn đá bóng, cuống cuồng tìm cớ thuyết phục.
Tôi phát chán với mớ ngôn ngữ lộn xộn của nó, gắt. “Tao đợi mày bình phục!”
Thằng Béo ngây người, khẽ động vào cái chân tàn tật chưa lành, vết thương này do tập xe máy mà ra. Tôi còn nhớ khi ấy mặt nó tái xanh, đưa ra tuyên thệ thà đi xe đạp chứ cả đời này không thèm động vào xe máy!
Thằng Béo trông bề ngoài to khoẻ thế thôi chứ thực chất rất nhát chết, có lần tôi chế nhạo cái dạng mày thế mà cấp một cũng được làm Đại ca!
Nó thú nhận: “Việc em sợ hãi nhất là khi cơn điên qua đi, máu hăng tụt dốc, mỗi lần phải đối mặt với vết thương em chỉ biết hối hận!”
Đang mải miết đàm luận thì ánh mắt tôi chợt ngừng lại, gần như trong tích tắc đứng vụt dậy, mặc kệ Thằng Béo có réo gọi thế nào.
“Đại ca, đợi em lai về!”
“Ranh con đi đâu, chưa trả tiền đã phũi đít rồi!”
“Mẹ nói vớ vẩn gì vậy, đằng nào đó cũng là bạn con mà...”
Tôi ngoảnh lại cho bà Béo một đáp án thích đáng:
“Theo lệ cũ, cháu uống nước đệ tử sẽ trả tiền!”
“Á à!!! Mọi ngày mày vẫn trả tiền cho nó à????”
“Thằng ngu này, đầu mày chứa cái gì vậy… Tao uổng công nuôi cơm mày bao nhiêu năm nay!!!!”
“Mẹ biết gì! Ngoài tiền ra mẹ còn biết thứ gì nữa không hả??? Đồ bủn xỉn keo kiết!!!”
“Dám cãi lời!!!!”
...
Hai mẹ con cãi vã um trời, ở một nơi khác lại hoàn toàn đối lập, sự im ắng tới dị thường. Ráng chiều đổ lên hàng cây ven đường, nhuộm tối bởi một màu âm u. Trên lối nhỏ tôi đã từng đi hàng trăm vạn lần, một đám trẻ con bâu quanh vào một đứa con gái. Đứa bé gái bước chân chếnh choáng không ngừng lùi lại, lùi sát chân tường, cảm tưởng như nó muốn hoà tan vào không khí.
“Con này nôn tiền ngay!”
“Tớ đã nói là…”
“Không có? Mày không có thì ai có hử! Khôn hồn nộp ra tao tha!”
“Còn lì lợm! Chả phải bố mày làm bác sĩ rất có tiền!”
“Tớ không có thật!”
“Keo kẹt thế! Hưởng phúc rồi quên ngay bạn bè!!!”
"Tớ đã nói không có! Tin hay không tuỳ các cậu!
Một thằng giựt ba lô trên lưng nó lại, con bé ngửa người về phía sau, té ngã.
“Để tao kiểm tra, ông mày thấy thì xong đời!”
“Nói nhiều éo gì, xông vào đánh chết mẹ nó đi!”
"Các cậu quá đáng lắm!" Đứa con gái ngẩng đầu, khuôn mặt nhỏ nhắn không chút sợ hãi. "Để yên tôi về!"
“Giờ bố người ta làm bác sĩ rồi, có là đứa con hoang nữa đâu!”
“Con chó! Sinh ra làm con hoang đến chết vẫn làm con hoang, đừng có ở đây mà vênh váo với các ông!”
Khi bàn tay thằng con trai còn cách mặt con bé 20cm thì bỗng nhiên dừng lại. Thằng bé đau đớn kêu gào: “Đứa chó nào!!!! Đâu!!!”
Tôi chẳng nói chẳng rằng hất mạnh khiến nó ngã nhào, bọn trẻ con xanh mặt, riêng thằng bé kia vẫn trừng mắt không phục.
“Cậy lớn bắt nạt bé, đúng là không biết nhục!”
“Mày nói lại xem!” Mấy thằng trẻ con bị tôi doạ sợ quá chạy biến đi, còn một mình thằng này ngồi bệt trên đất, dụi mắt cho nước khỏi chảy ra.
“Tôi nói anh lớn bắt nạt bé, không xứng làm đàn ông!”
Bất giác nhớ tới mình hồi bé, tôi không khỏi bật cười.
“Tao lớn bắt nạt bé, mày trai bắt nạt gái, không biết đứa nào hạ tiện hơn!”
“Nó không phải con gái! Nó là con hoang!” Thằng bé gân cổ cãi, giây phút thích thú bỗng chốc biến mất,… mí mắt dưới giần giật.
“ ‘Con hoang’ không phải từ tuỳ tiện mày được phép nói ra!”
“Tôi cứ nói!” Thằng bé đứng bật dậy, hai tay nắm thành quyền. “Anh là cái thá gì mà có quyền cấm tôi!”
“Tao là con trai của ông bác sĩ bọn mày vừa nói đến đấy! Nhóc à!”
Nó khựng người, có vẻ không thể ngờ rằng Bánh Bột Gạo có một người anh... à không hẳn ‘anh’.
Phía sau còn nghe tiếng gào
“Anh đợi đấy, có ngày tôi lớn lên sẽ làm Đại ca, sẽ đánh bại anh!”
Hồi ấy tôi bỏ qua câu nói này, thiết nghĩ đằng nào nó cũng chỉ là một đứa trẻ con, không ngờ nhiều năm sau, thằng bé này lại làm những việc tôi không thể ngờ...
Bánh Bột Gạo cắm cúi nhặt đống sách vở rơi đầy trên đất, hai tay trắng nõn vì cát đất mà trở nên nhem nhuốc, cả gấu váy do cú đẩy lúc trước cũng đen đúa theo.
Dưới chiếc cằm nhỏ, một vết trầy mờ nhạt choáng ngợp tâm trí tôi. Ngón tay khẽ chạm vào ngăn cặp, như chạm phản điện, tôi giật mình siết chặt đốt ngón tay.
Quãng đường dài ngập tiếng ve kêu, âm thanh rả rích kéo dài vô tận, như than như oán xen lẫn tiếng bước chân giẵm đạp lên mặt đường cồm cộp tạo thành một bản nhạc vô cùng thê lương.
Cách chưa đầy 2m, tôi đi trước, nó theo sau nhưng chúng tôi vĩnh viễn chẳng nói nổi câu nào, đúng hơn là không có gì để nói.
“Sao không để bọn nó đánh em đi! Tạo sao lại cứu em?”
Đứng trước cửa nhà Bánh Bột Gạo với đôi mắt trong trẻo nhìn tôi, cả nó và tôi đều rõ chỉ cần thêm một bước chân nữa vào ngôi nhà này, chúng tôi càng không thể trực tiếp đối thoại bình thường.
“Tao đánh mày thì được, đứa khác thì đừng hòng!” Suýt nữa tôi đã bật ra câu này, may mắn thế nào lại ngăn kịp. Nhớ lại năm đó có một thằng bé dốc lòng bảo vệ đứa bé gái… nó với con bé hàng xóm thân thiết… mà bây giờ thì không!
Mím chặt môi, tôi xoay người vào nhà.
Khoảng khắc lên cầu thang nhìn xuống, có bé vẫn đứng im dưới mái hiên, bờ vai bé nhỏ hơi run run. Bóng tối và ô cửa kính màu hổ phách khiến tôi không biết được, nó rút cuộc là đang khóc hay đang cười…