XtGem Forum catalog
Đọc truyện

Em sẽ đến cùng cơn mưa - Phần 11


Tôitỉnh lại khi đang trên đường đi cấp cứu. Chất hóa học kia, sau khi thấm vào máuđã chuyển thành một chất ôn hòa, hoàn toàn vô lại.

 Lâu lắmmới đi xe ô tô nhưng tôi không hề thấy lo. Xe cấp cứu là một trong những phươngtiện khiến tôi yên tâm nhất.

 “Anh đỡrồi.”

 Tôi nóivới Mio, lúc này vẫn nắm chặt tay tôi.

 “Thậtkhông?”

 “Thật.”

 Tôi mởbàn tay ra, sau đó nắm lại.

 “Emnhìn này!” tôi nói. “Tay anh cử động được rồi.”

 Lòngbàn tay tôi vẫn còn vết hằn của móng tay. Nếu lúc trước Mio không cắt móng taycho tôi, hẳn chỗ này đã có thương tích.

 “Chà!”Mio thở dài.

 “Tốtrồi…”

 “Xinlỗi em,” tôi nói.

 “Anhlàm em lo quá phải không.”

 Nànggật đầu, mỉm cười như trút được gánh nặng.

 “Cứ thếnày thì em tổn thọ lắm.”

 Sau nàytôi mới biết, đó là câu nói châm biếm của nàng.

 Hỏi hantình hình xong, bác sĩ lấy máu và kiểm tra xem tôi có bị dị ứng gì không. Kếtquả kiểm tra không thấy có vấn đề gì. Bác sĩ nhìn tôi như nhìn một kẻ giả vờốm. Tôi đã quen với kiểu nhìn này. Tuy nhiên, đúng là tôi bị sốt thật nên tôivẫn phải truyền nước Ringer[1] xongmới được phép về nhà.

 [1].Một loại nước muối được đặt tên theo nhà bác học người Anh S.Ringer (1835-1910)– người sáng chế ra loại nước muối này.

 Lúc về,chúng tôi đi bằng taxi nhưng chẳng vấn đề gì. Hình như chất hóa học đã cạn hếtnguồn hàng.

 Về đếnnhà, tôi phải chườm đá. Đây là chỉ định của bác sĩ.

 “Chồngcó lạnh không?” Mio hỏi.

 “Anhkhông,” tôi trả lời. “Rất dễ chịu. Giống như người băng trên núi Alps.”

 “Gì cơ?Người băng?”

 “Đó làtên được đặt cho người đàn ông ngủ suốt nghìn năm dưới sông băng.”

 “Chắcông ấy mơ thấy nhiều thứ lắm.”

 “Hẳnrồi.”

 Mio lấysữa chua trong tủ lạnh ra, rưới mật ong lên rồi đặt bên cạnh gối tôi.

 “Chồngăn nhé?”

 “Ừ. Anhsẽ thử.”

 Nàngđưa thìa sữa chua lên tận miệng tôi. Tôi nghiêng cổ, đưa miệng đón lấy thìasữa.

 Một cảmgiác mát lạnh rất dễ chịu. Mùi mật ong êm dịu phảng phất trước mũi.

 “Chồngbị thế này bao giờ chưa?” Mio hỏi.

 “Mấylần rồi,” tôi trả lời.

 “Đây làlần thứ ba phải viện đến xe cấp cứu.”

 “Hailần trước em cũng đi cùng chồng à?”

 “Ừ.Đúng vậy. Lần trước em cũng gọi xe cấp cứu cho anh. Hình như cả hai lần đều vàoban đêm.”

 Nàngđưa mắt nhìn ra ngoài cửa sổ, tay vẫn cầm thìa sữa chua. Từ góc nhìn này, thậtkhó có thể đọc được suy nghĩ của nàng. Tôi chỉ có thể cảm nhận được tâm trạngnàng đang rất xáo trộn qua chiếc thìa đang rung rung trên tay nàng.

 Nàng làmột người thực tế nên tôi đoán nỗi lo của nàng cũng thực tế.

 Nànghỏi tôi bằng thứ giọng cao, mỏng, khẽ rung ở cuối như mọi khi:

 “Nếu emkhông ở đây nữa, ai sẽ đưa chồng đến bệnh viện?”

 Âm điệutrong giọng của nàng nghe rất thờ ơ, đến nỗi chỉ cần lơ đãng một chút là sẽ bịnghe sót. Đó là âm điệu của mấy thứ đồ giặt đang lo không biết làm sao cho khô.

 “Gìcơ?” tôi nói.

 Hìnhnhư nàng vừa hỏi điều gì rất quan trọng. Nàng nhìn tôi rồi khẽ mỉm cười. Một nụcười vô cùng hiền hậu.

 “Em locho chồng.”

 Nàngtiếp tục đút sữa chua cho tôi. Tôi ngậm chiếc thìa trong miệng, cảm nhận hươngvị của sữa chua. Tôi hỏi nàng.

 “Em vừabảo nếu em không ở đây nữa?”

 Nàngnghiêng đầu trêu tôi. Nàng mở to mắt, như thể muốn hỏi: Anh nói gì cơ?

 “Em vừanói vậy đúng không?”

 “Vâng,”nàng trả lời. “Khi nào mùa mưa kết thúc.”

 Nghecâu này của nàng, tôi chột dạ.

 “Em nhớlại rồi à?”

 Nhưngnàng chỉ lắc đầu.

 “Em vẫnchưa nhớ được. Dù rất muốn.”

 “Vậythì.”

 “Em đọcrồi. Tiểu thuyết chồng viết.”

 Tình cờem tìm được, nàng nói.

 “Lúc emdọn tủ, hộp đựng giày bị rơi, em tìm thấy trong đó.”

 Tôi gậtđầu.

 Tôigiấu mọi thứ trong hộp đựng giày đó. Cuốn vở dùng để viết tiểu thuyết. Nhữnggiấy tờ phải giấu nàng. Giấy tờ có dính líu đến việc nàng không còn sống nhưhóa đơn viện phí, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong nghĩa trang.

 Lẽ ratôi phải cất mấy thứ đó vào chỗ kín đáo hơn, nhưng với căn hộ chật chội thế nàythì chẳng có chỗ nào gọi là tuyệt đối cả.

 “Em tìmthấy khi nào?” tôi hỏi.

 “Khoảngmột tuần trước.”

 “Anhxin lỗi vì không nhận ra.”

 “Không.Em cũng không định nói với chồng. Chồng cứ coi như không biết nhé.”

 “Ừ.”

 “Nhưngem thấy mình cần sắp xếp mọi việc chu đáo trước khi đi.”

 “Chuđáo?”

 “Để haibố con có thể yên tâm sống, với lại em cũng muốn chào tạm biệt hai bố con.”

 “Nếuanh bảo tiểu thuyết anh viết là hư cấu thì em có tin không?”

 Nàngcười buồn rồi khẽ lắc đầu.

 “Biếtnói thế nào nhỉ. Phải đến khi đọc xong tiểu thuyết đó em mới hiểu được mọichuyện. Hiểu được cảm giác lạ lẫm bấy lâu nay.”

 “Cảmgiác lạ lẫm?”

 “Cảmgiác hình như em không thuộc về thế giới này. Em đã cảm thấy như thế. Sau khibiết toàn bộ sự việc, em thấy yên tâm hơn một chút. Hóa ra em là người trêntinh cầu Lưu Trữ.”

 Ngoàira, nàng nói.

 “Tháiđộ của hai bố con cũng rất lạ. Thỉnh thoảng chồng kể chuyện của chúng mình nhưthể đang nói về chuyện trong quá khứ.”

 Tôikhông biết. Tôi không biết nhưng nàng lại biết. Tôi đã ngưng viết tiểu thuyếtkể từ lúc nàng về đây. Nhưng như thế cũng đủ. Nàng chỉ cần xem nốt mấy tờ giấykia nữa thôi.

 “Chồngim lặng là vì em phải không?”

 Tôi nínthinh, không nói gì.

 Chồngđừng làm mặt như thế, nàng nói.

 “Em ổnmà.”

 “Em lúcnào cũng nói thế,” tôi nói.

 “Vì emđang ở bên chồng.”

 Em thấybình yên khi ở bên chồng.

 “Anhmuốn được ở bên em suốt đời.”

 “Emcũng muốn. Nhưng, có lẽ…”

 “Vì emquyết vậy rồi?”

 “Emkhông biết. Em không biết gì cả. Nhưng em đã nói với chồng. Rằng em sẽ về khimùa mưa đến.”

 Vì vậy,có lẽ…

 “Em sẽđi khi mùa mưa kết thúc.”

 “Hãy ởlại đây.”

 “Emphải làm thế nào?”

 Nànghỏi rất nghiêm túc. Hơn ai hết, nàng mong có được câu trả lời.

 “Nóicho em biết đi.”

 Tôikhông thể trả lời được. Chắc chắn không ai có thể trả lời được câu hỏi nàng.Hoặc có người biết nhưng họ sẽ không chịu mở miệng.

 “Cóchuyện này anh định nói với em từ lâu,” tôi nói.

 “Chuyệngì ạ?”

 “Anhnghĩ em nên đi gặp bố mẹ một lần.”

 “Gặpthế nào? Em sẽ nói là Chào bố mẹ, con đã về đây ư?”

 “Tấtnhiên là không rồi.”

 “Nhưngvới thầy Nombre thì không vấn đề gì đúng không?”

 “Ừ,đúng vậy.”

 Nàngnói là không nên đi gặp bố mẹ.

 “Có lẽviệc em mất trí nhớ là để tránh cho em có những lưu luyến không cần thiết.”

 “Vậysao?”

 Nànggật đầu.

 “Emkhông thể nhớ được gương mặt của bố mẹ. Có gặp em cũng chẳng biết nói gì. Sẽchỉ thấy đau khổ mà thôi.”

 “Có lẽvậy chăng?”

 “Chắcchắn rồi.”

 Nhưchợt nhớ ra điều gì, nàng vội vào buồng trong lấy ra chiếc hộp bánh bằng thiếc.

 “Ồ,chiếc hộp đó.”

 “Em tìmthấy hộp này cùng với cuốn tiểu thuyết.”

 “Anhquên mất. Hóa ra anh cất trong đó.”

 Đó làchiếc hộp cất những bức ảnh.

 “Bứcnày.”

 Nànglấy một bức ảnh ra, giơ lên ngang tầm mắt tôi.

 “Trôngem cứ như người khác.”

 Bức ảnhchụp hồi đám cưới. Nàng mặc chiếc váy cưới màu trắng, còn tôi mặc bộ vestTuxedo. Nàng cười chúm chím, còn mặt tôi trắng nhợt như tờ giấy do căng thẳng.

 “Đẹpquá.”

 “Emđẹp?”

 “Đươngnhiên rồi.”

 Cám ơnchồng, nàng nói.

 “Trôngchồng có vẻ không được khỏe.”

 “Đấy làlúc anh sắp bị ngất. Suốt lễ cưới, em luôn hỏi anh có không?”

 “Vất vảđến thế sao?”

 “Lúcnào chả thế. Nhưng anh đã hoàn thành xuất sắc.”

 “Cám ơnchồng.”

 “Khôngkhông.”

 Bức ảnhthứ hai là ảnh tập thể chụp trước cửa nhà thờ.

 “Đây làbố em, mẹ em, đây là em gái và em trai em.”

 Tôi chỉcho nàng từng người.

 “Trôngai cũng hiền lành.”

 “Ừ.”

 “Nhưngđám cưới có vẻ nhỏ nhỉ. Chỉ có từng này người?”

 “Ừ, tấtcả đấy. Toàn người trong gia đình thôi. Người cao lớn đứng ngay phía sau là chacố.”

 “Ông làngười nước ngoài à?”

 “Ừ. Tênông ấy là Hardman. Ông rất giỏi tiếng Nhật.”

 “Chúngmình đã thề nguyện trước mặt người này?”

 “Ừ,chúng mình đã thề nguyện trước mặt ông ấy.”

 “Chúngmình có giữ được lời thề không?”

 “Cóchứ. Chúng mình luôn yêu nhau trong bất kỳ hoàn cảnh nào còn gì?”

 “Vâng.”

 “Lúcnào cũng thế.”

 Sau đó,những bức ảnh tái hiện cuộc sống của chúng tôi tại căn nhà này lần lượt đượclấy ra.

 “Bứcnày trông bụng em to quá.”

 “Yujiđang nằm trong đó mà.”

 “Mặt emsưng hết cả lên.”

 “Ừ, hồinày, sức khỏe em bắt đầu xấu đi.”

 “À, ravậy.”

 “Đây làảnh Yuji lúc mới sinh xong ạ?”

 “Mặtthằng bé rõ là buồn cười.”

 “Đâucó. Đáng yêu thế này cơ mà?”

 “Anhthấy hơi buồn cười.”

 “Ừnhỉ,” nàng nói. “Công nhận.”

 “Đượcnửa năm là cu cậu bắt đầu thay đổi. Tóc mọc nhiều hơn, mắt nhìn cũng lanh lợihơn.”

 “Cònbức này?”

 “Đó, từhồi cu cậu được nửa năm đó.”

 “Côngnhận là giống hoàng tử Anh quốc.”

 “Ừ,chính xác.”

 “Chà,bức này con cầm bao nhiêu bu-lông trên tay.”

 “Thằngbé có sở thích này từ lâu rồi. Cu cậu đã đeo đuổi suốt cả cuộc đời còn gì.”

 “Trôngcon chẳng khác mấy so với bây giờ.”

 “Conthuộc dạng lớn chậm. Giống anh.”

 “Vậysao?”

 “Đếngiờ anh vẫn còn răng sữa, răng khôn thì chưa có cái nào.”

 “Đúnglà chậm dậy thì.”

 “Ừ, anhcòn chưa lên sởi lần nào cơ.”

 Látsau, tôi ngủ thiếp đi vì mệt.

 Lúctỉnh lại, tôi không thấy Mio ở trong phòng.

 “Mioơi?” tôi thấy lo nên gọi thử.

 “Chồngtỉnh rồi à?”

 Nàngbước vào phòng.

 “Em thửđo nhiệt độ cho chồng nhé?”

 Thânnhiệt của tôi đã giảm xuống còn 38.1 độ

 “Mayquá, chồng hạ sốt rồi.”

 “Ừ, anhcũng thấy đỡ hơn.”

 Chồngnày, nàng nói.

 “Saunày, nhỡ chồng lại bị giống hôm nay thì sao? Em không còn ở đây nữa đâu.”

 “Khôngsao. Chưa đến mức đe dọa đến tính mạng. Lần nào cũng tưởng như chết đến nơirồi, thế mà đã chết lần nào đâu.”

 “Nhưngchỉ có mỗi mình chồng.”

 “CóYuji nữa,” tôi nói.

 “Hômnay tình cờ thế nào lại vào ban ngày đấy, mọi khi anh toàn bị ban đêm. Lúc Yujicó nhà.”

 Thằngbé trông vậy nhưng rất đáng tin cậy. Nghe tôi nói, nàng ngẫm nghĩ một lát rồigật đầu.

 “Nếuvậy thì tốt.”

 “Anh sẽkhông uống giảm sốt nữa. Anh bị lần này là vì uống giảm sốt. Chỉ cần không uốngthì sẽ không sao.”

 “Vậy làlại có thêm việc chồng không được làm.”

 “Ừ,nhưng biết việc gì không được làm quan trọng lắm. Không biết mà vẫn làm thì sẽnguy to.”

 “Giốngnhư hôm nay?”

 “Ừ.”

 Em vẫncứ lo, nàng nói.

 “Em rấtlo khi để chồng thế này.”

 “Em lúcnào cũng thế.”

 “Lúcnào cũng thế?”

 “Em chỉtoàn lo cho anh mà chẳng để ý gì đến sức khỏe của em.”

 “Emsinh ra đã thế mà.”

 “Nhưngmà…”

 “Saocơ?”

 “Khôngsao,” tôi lắc đầu. “Không có gì.”

 Látsau, tôi gần như hết sốt hẳn. Cơn đau qua đi, nỗi buồn kéo đến thế chỗ.

 “Mioơi,” tôi gọi.

 Nàngngồi xuống cạnh tôi, tay tước đậu xanh.

 “Gì ạ?”

 “Em lạiđây,” tôi nói. “Lại đây.”

 Nàngnhìn tôi rồi nhìn quả đậu đang cầm trên tay. Đôi mắt nàng khiến tôi nhớ lại lúcnàng đứng trên sân ga, hà hơi vào đôi tay lạnh cóng. Sau vài giây lưỡng lự,nàng nói.

 “Cho emmượn nhé.”

 “Ôilạnh quá.”

 “À,phải rồi.”

 Tôi bỏmấy bịch nước đá đang chườm quanh người ra khỏi chăn.

 “Đượcrồi.”

 “Ngườichồng cũng lạnh”

 “Anh làngười băng mà.”

 “À,vâng.”

 Tôivòng tay ôm lấy bờ eo thon của nàng. Nàng hơi co người lại nhưng rồi thả lỏngcơ thể ngay tức thì. Nàng rúc đầu vào cằm tôi.

 “Đúngrồi,” tôi nói.

 “Hả, gìcơ?”

 “Tư thếthích hợp nhất.”

 “Nhưthế này?”

 “Ừ.”

 “Emkhông cố tình đâu.”

 “Chúngmình là vợ chồng mà.”

 Ra làthế, nàng đùa. Hình như nàng hơi ngượng.

 “Giá màlàm thế này sớm hơn.”

 Nàngnói và hôn vào cổ tôi.

 “Tìnhyêu gì mà chỉ có sáu tuần.”

 “Emmuốn thế nào?” tôi hỏi nàng.

 Làm thếnày, nàng nói.

 “Chỉcần thế này thôi.”

 Conchào bố mẹ, tiếng Yuji chào.

 “Mẹơi?”

 Chúngtôi chưa kịp buông nhau ra thì Yuji đã vào phòng. Trông thấy cảnh bố mẹ luốngcuống ở trong chăn, thằng bé nói:

 “Ái chàchà.”

Mio bắt đầu chuẩn bị, từng chút một, cho việc rời khỏithế giới này. Sao cho tôi và Yuji có thể yên tâm sống khi chỉ còn lại hai bốcon. Mio nói khi nào phải đi, nàng sẽ nói với Yuji, vì vậy nàng tiếp tục giả vờchưa biết gì hết. Nàng đọc sách để nghiên cứu những vấn đề của tôi. Nàng mấthai tiếng đồng hồ đi tàu để mang về cho tôi ba lọ thủy tinh nhỏ.

 “Đây làtinh dầu thảo dược,” nàng nói. “Dầu oải hương, bạch đàn và đàn hương.”

 “Dùngtinh dầu này thế nào?”

 “Chồngchỉ cần ngửi thôi.”

 “Chỉthế thôi?”

 Nànggật đầu.

 “Đây làmột trong những chất hóa học chồng vẫn hay nói tới. Chúng sẽ vào trong cơ thểchồng, nhắc chồng phải thật bình tĩnh.”

 “Nếulàm thế vẫn không có tác dụng thì sao?”

 “Chuyệnđó thì…” nàng suy nghĩ một chút rồi nói. “Vậy thì chồng hãy hát.”

 “Hát?”

 “Vâng,chồng hãy hát bài này”

 Mộtchú voi con

 Chơiđùa trên mạng nhện

 Vuiquá bèn

 Gọithêm chú nữa đến

 “A!”tôi nói.

 “Anhbiết bài đấy. Yuji dạy anh.”

 “Yuji?”

 “Connói chính em đã dạy cho con.”

 “Vậychắc em đã dạy con nhỉ.”

 “Em họcbài đó ở đâu?”

 “Emkhông nhớ nữa,” nàng nói. “Em chợt nảy ra ý này thôi. Rằng chồng nên hát bàinày nếu thấy đau.”

 “Chắctại hồi xưa em vẫn thường hát bài này.”

 “Vâng,những lúc cảm thấy đau.”

 Mio nhỏgiọt tinh dầu oải hương vào tờ giấy ăn. Tôi cầm tờ giấy đưa lên mũi ngửi.

 “Chồngthấy thế nào?”

 “Ừ,thơm lắm. Lần đầu tiên anh ngửi mùi này,” tôi nói. “Ừm. Chẳng hiểu sao anh thấyrất quen.”

 “Quenthế nào?”

 “Khôngbiết nữa, hình như hồi nhỏ…”

 “Hồinhỏ?”

 “À,đúng rồi.” Tôi đưa tờ giấy lên ngửi lần nữa. “Đúng rồi, hồi nhỏ, mỗi lần thổikèn harmonica, anh lại ngửi thấy mùi này.”

 “Kènharmonica? Kèn đó có mùi này sao?”

 “Đó làcái kèn rất to, làm bằng sắt, loại kèn có hai hàng lỗ, anh được một người anhhọ cho. Mỗi khi chạm môi vào miếng sắt đó là mùi hương này lại xộc thẳng vàomũi.”

 Tuykhông hiểu lắm điều tôi nói nhưng nàng vẫn đưa tiếp cho tôi tờ giấy ăn có nhỏtinh dầu đàm hương.

 “A, mùinày anh nhận ra ngay.”

 “Vậysao?”

 “Mùiquạt giấy của bà.”

 “Gìcơ?”

 “Không,anh không nhầm đâu. Đây là mùi quạt giấy của bà. Mùi này đặc trưng lắm.”

 Nàngnghiêng đầu một lát rồi vỗ tay reo lên.

 “Có lẽlà thế này”

 “Thếnào?”

 “Vâng.Đàn hương nghĩa là gỗ đàn hương.”

 “Ừ, thìsao?”

 “Khungquạt giấy thường được làm bằng gỗ đàn hương.”

 “À,thảo nào.”

 Tiếptheo, Mio nói và đưa cho tôi thử mùi dầu bạch đàn.

 “Đây làmùi dầu Mentholatum rồi. Không thể là mùi khác được.”

 Mio đưatờ giấy lại gần mũi và gật đầu.

 “Đúngrồi. Em cũng nghĩ thế.”

 Vìchồng rất hay bị cảm, nàng nói.

 “Chồngcó thể nhỏ một giọt dầu bạch đàn vào nước súc miệng. Hoặc pha loãng với dầu nềnrồi bôi vào cổ họng.”

 “Anhhiểu rồi. Anh sẽ làm thế.”

 “Chồngkhông được uống thuốc nên phải cẩn thận dễ không bị cảm.”

 “Ừ.”

 “Bệnhcủa chồng cũng làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể đấy.”

 “Thếhả.”

 “Vâng.Vì thế chồng phải cẩn thận gấp đôi người khác. Chồng cũng không được ăn đồ ănsẵn mà phải tự nấu.”

 “Ừ.”

 “Phảiăn đủ rau nữa. Bắt cả Yuji ăn, dù con không thích.”

 “Khôngsao đâu. Em cứ để anh.”

 Mionhìn tôi đăm chiêu. Trong mắt nàng không có hình ảnh của tôi. Ít nhất là khôngphải tôi bây giờ. Đó là hình ảnh của tôi trong sáu tháng tới hoặc sau đó nữa.

 Nàngnói.

 “Phảirồi.”

 “Phảirồi?”

 “Có lẽem nên dặn dò Yuji hơn là dặn dò chồng.”

 “Saocơ?” tôi nói.

 “Nghĩalà Yuji đáng tin cậy hơn anh?”

 “Mộtphần nào đó thì đúng là như vậy,” Mio khẽ gật đầu.

 “Chồngchẳng nói thế là gì. Rằng Yuji thừa hưởng một nửa từ em. Em có cảm giác một nửađó của con rất chững chạc.”

 “Thếcòn phần còn lại?”

 À, nàngnghĩ ngợi.

 “À, cólẽ là phần hiền lành chăng?”

 “À, rathế.”

 Sau đó,Mio bắt đầu hướng dẫn Yuji cách làm việc nhà. Từ cách cầm dao, chọn thực phẩmngon cho tới việc phải giũ quần áo thật phẳng trước khi phơi.

 Yujinhư muốn chọc tức tôi khi tỏ ra có tố chất của một người quản gia xuất sắc.

 Tôi cócảm giác mình là cầu thủ bị loại ra khỏi đội hình chính thức. Một lão già ngồitrên ghế băng nhìn tay lính mới toe đang nhận sự chỉ đạo tận tình của huấnluyện viên. Lão suýt cắn nát cả đầu khăn bông vì ghen tị.

 Cái gìcũng dành cho tay đó!

 Đây làmột điều tôi không ngờ tới. Tôi vẫn bắt thằng bé phụ giúp việc nhà nhưng vìđược học từ một ông thầy hậu đậu nên cu cậu tỏ ra rất vụng về. Ấy thế nhưng,chỉ cần được một cô giáo xuất sắc chỉ bảo, ngay lập tức nó đã phát huy được hếttài năng vốn có.

 Dù gìthì thằng bé cũng thừa hưởng một nửa từ Mio. Còn cái kiểu ngơ ngác hỏi “thếhả?” thì chức chắn là thừa hưởng từ tôi.

 Cũngchẳng sao.

 Buổitối, trong lúc Yuji xem hoạt hình trên tivi thì tôi luyện chữ.

 “Tạihồi trước em chê nên anh mới luyện đấy.”

 “Thếhả?”

 “Emđịnh nói là “Thế mà chữ chồng vẫn xấu” phải không?”

 “Cũnghơi hơi ạ.”

 “Anhbiết ngay.”

 Mio rấtmong tôi hoàn thành cuốn tiểu thuyết. Khi tôi bảo sẽ cho Yuji đọc, nàng vuilắm.

 “Contrai em mới có sáu tuổi thôi. Sau này con sẽ quên nhiều chuyện.”

 Vì vậy,nàng nói.

 “Emthấy cần thiết phải ghi lại. Từ chuyện chúng mình gặp nhau cho đến chuyện bâygiờ.”

 Tức làphải viết sao cho Yuji có thể đọc được. Trước hết là như vậy.

 “Chữanh viết trong vở khó đọc lắm à?”

 “Vâng.Không đến mức khó đọc như chữ khắc trên tấm bia Rosetta Stone[1] nhưngcũng gần như vậy.”

 [1].Tấmbia đá được một người lính Pháp tìm thấy ở thị trấn Rosetta (Ai Cập) khi quânPháp xâm lược Ai Cập năm 1799. Trên tấm bia có khắc các văn bản cổ bằng ba thứtiếng: Hy Lạp, chữ tượng hình và Ai Cập cổ. Các văn bản ghi trên hòn đá giúpcác nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về nền văn minh Ai Cập cổ đại.

 “À,thế à.”

 “Anhluyện chữ từ hồi Yuji còn bé xíu.”

 “Thếcũng khá lâu rồi. Nếu chăm chỉ thì giờ chữ chồng phải đẹp lắm.”

 “Anhluyện được ba tháng. Nhưng khi Yuji biết bò thì anh thôi.”

 “Tạicon đến phá đám chồng à?”

 “Ừ,thằng bé tò mò lắm. Nó lại gần chỗ anh, làm bộ mặt kiểu như hỏi ‘bố làm gìthế?’ rồi còn định giật cả bút của anh nữa.”

 “Đángyêu ghê.”

 “Đángyêu đấy nhưng chưa đến lần thứ một triệu thì anh phát cáu. Sao bọn trẻ con cóthể lặp đi lặp lại mỗi một việc như vậy nhỉ?”

 “Tạibọn chúng quên ngay việc vừa làm xong chăng?”

 “Cóthể. Anh bực quá, dùng chăn chất lên làm tường chắn nhưng Yuji vẫn trèo quađược, cười hì hì với anh.”

 “Conkhỏe thế cơ à.”

 “Khỏelắm. Vì con uống không biết bao nhiêu gallon[2] sữa củaem. Khỏe ngang với Roger Bannister[3] thờihoàng kim ấy chứ.”

 [2].Đơnvị đo chất lỏng phổ biến của Mỹ, tương đương 3,7 lít.

 [3].Vậnđộng viên điền kinh nổi tiếng người Anh.

 “Aivậy?”

 “Ngườianh biết rất rõ.”

 “Vậyư?”

 “Nhưng,ông ấy không biết anh.”

 “Emcũng nghĩ thế.”

 Tôicũng xin giới thiệu luôn, Roger Bennister là người đầu tiên trên thế giới chạyhết một dặm trong vòng chưa đầy bốn phút. Một tạp chí đã bầu chọn ông vào danhsách một trăm nhân vật đại diện cho thế kỷ 20. Tôi đã so sánh Yuji vơi người vĩđại như thế đấy.


Đọc tiếp: Em sẽ đến cùng cơn mưa - Phần 12

Trang Chủ » Truyện » Truyện hay » Em sẽ đến cùng cơn mưa
Powered by XtGem
Copyright © 2018 15Giay.Xtgem.Com