Bức tranh hồ điệp
ĐI NGỰA HẾT BA NGÀY ĐƯỜNG. Họ dừng lại trước một cột nước cao hàng trăm mét. Nước trắng xóa như dội xuống từ mây trời.
-Thác! - người đàn ông già vuốt đám bụi nước đụng trên chòm râu xồm xoàm, nói.
- Sao chẳng thấy nước? - cậu thiếu niên trạc mười lăm dụi mắt như thể vừa bước ra khỏi mộng.
Người đàn ông lặng im.
Dòng thác buông tự do từ đỉnh trời bàng bạc mây. Ở độ cao hút tầm mắt, những cước khi đổ chạm xuống thảm đá rêu trơn bên dưới, đã kịp bốc thành hơi sương bay chờn vờn cuộn ngược lên cao theo những làn gió nhẹ. Hơi nước ấm áp và ẩm ướt tỏa lan, bủa vây mọi vật trong không gian khiến cho họ cảm giác như đang ngồi dưới đáy một vực thẳm.
Không thể nghe được tiếng thác xối ầm ào ở đây. Chỉ có thể nhắm mắt và cảm nhận tiếng va chạm của những hạt bụi nước giữa không trung mông lung như một khúc nhạc tấu lao xao, điệu thức tự do, thảng hoặc đến tùy tiện.
Người đàn ông lật bản đồ xem. Một bản đồ vẽ bằng màu nhặm than. Những đường nét cẩu thả, chỗ nhạt chỗ nhòe trên mặt giấy ố vàng, cũ nhàu, quăn góc, loang lổ những đường viền nước lưu cữu. Có lẽ nó đã được lật dở nhiều lần.
Sau khi buộc ngựa ở dưới một gốc cây dầu dẻ, cậu thiếu niên ngồi xếp bằng trên một thảm rêu và nhắm mắt. Khuôn mặt thư giãn, buông xả. Những đợt hơi nước phả lên, bủa vây chỗ ngồi của cậu. Ẩm ướt. Mát rượi. Cậu hít thở dồn. Lồng ngực tham lam và khỏe mạnh như muốn nuốt vào, chiếm lĩnh hết tất cả hơi ấm, trong lành mang đến từ vùng khí nơi đây. Nhưng rồi cậu bắt đầu có ý điều tiết hơi thở đều đặn và chế ngự cảm giác phấn khích trong từng nhịp tim.
Cậu chìm sâu trong vùng không - ý - nghĩ một lúc.
Bài tập cân bằng và kiểm soát hơi thở mà người đàn ông đã tập luyện cho cậu từ trước chuyến đi tỏ ra hiệu nghiệm. Thật lạ lùng. Trong giờ lặng yên tiết chế bản thân đó, cậu đã nhìn thấy hiện ra trong đầu mình một dòng thác khác. Một dòng thác có dải nước tuôn rõ hình hài. Cậu thấy được cái hình ảnh thực sự của dòng thác trước mặt. Cái vốn có dữ dội phía sau những mơ màng khói sóng huyễn hoặc kia. Đó là sức mạnh đổ xuống điên cuồng bất chấp, thốc tháo muốn bào mòn tất cả các phiến đá bên dưới chỉ trong một chốc lát. Những bụi nước bốc lên không hề mong manh hay dễ chịu, mà đang làm một cuộc bào mòn khác trên đường bay mơ hồ của chúng. Dòng nước có thể cuốn phăng đi mọi chướng ngại trên hành trình. Và bụi nước kiên trì thấm đẫm, làm lay chuyển, rúc mòn mọi sức rắn nào hiện hữu bên dưới lòng vực này. Sự rúc mòn diễn ra từ hàng triệu năm nay. Nó nuôi lấy một ước muốn hoang dại đó là làm biến mất, xóa dấu mọi thứ hiện hữu trên thế gian. Chỉ còn nước. Và khí. Hỗn mang. Cuồng nộ. Để rồi sẽ đi đến một kết cục nguyên thủy, thế lực nước sẽ ôm lấy cái lõi lửa vô tận sôi réo của địa cầu mà quấn siết, triệt tiêu lẫn nhau. Tất cả bốc hơi và trở về hỗn mang. Thứ hỗn mang của tự do tuyệt đối.
Một thị kiến lạ lùng! Cậu thiếu niên mở mắt trốn thoát viễn tượng ấy trong sợ hãi. Rồi dụi mắt trước bám lạnh trên mặt. Cậu trở về với đôi mắt trần đang ngập chìm trong lo sợ. Đôi mắt đấy bất an trước cái cột khói sóng buông tuồng mà êm dịu trắng xóa trước mặt.
- Thác? - cậu hỏi.
- Ừ, phải đi xuyên qua nó, đi vào trong nó! - người đàn ông nói và chỉ tay vào khoảng giữa cột sóng.
Cậu thiếu niên quan sát độ cao và định vị từ những tán cây cổ thụ, tiếp đến là mố đá xanh nối với một mép đất um tùm rêu, bờ lá đương xi xanh non như những răng cưa chỉ lên tua tủa.
- Phải leo qua từ đọt cây? - cậu hỏi.
- Không, để tao dồn đường xem có cách nào khác... - người đàn ông bước ra phía trước và dõi mắt nhìn, ước lượng, toan tính, phán đoán. Một đợt nắng rọi xuyên tàng lá chiếu thấu vào chỗ đứng của ông, bật lên màu sáng của mái tóc bạc cước và chỏm râu xòe quanh khuôn hàm vuông lấm tấm bạc bám đầy bụi nước.
Một lúc, ông ta trở lại chỗ cậu thiếu niên đang ngồi. Tay cầm chiếc vợt, một con dao quắm dắt vào chạc đai lưng bằng dây quạch rừng, đeo một túi vải lưới mềm, đan thưa, màu xanh da trời, ông sửa lại nếp mũ đội và chỉ lên tán cổ thụ:
Không còn đường nào khác! Phải từ đây... qua đây! - ông chỉ vào khoảng không chỗ nhánh cổ thụ chĩa ra và vẽ một đường ngang vách thác, chỗ bọt nước cuồn cuộn.
Cậu thiếu niên chạy đến chỗ buộc ngựa và nới dây cho ngựa mở rộng vùng ăn cỏ rồi cúi xuống siết chặt lại dây giày vải bện, lặng lẽ bước theo sau.
Bóng họ chậm chạp và bé nhỏ lần lên những chạc cây vạm vỡ ngàn nàm. Màu áo cũ của họ trùng với màu của vỏ cây. Họ như hai con ốc sên kiên nhẫn đang lần mò tìm một điểm đến đầy mơ tưởng và phiêu lưu. Người đàn ông bất giác dừng lại ở chạc nhánh lớn đầu tiên, bảo:
Ta đã thấy những đôi cánh nhiều màu chớp sáng phía bên trong vách nước!
Phải không? - cậu thiếu niên hỏi lại.
Đích thị!
Vậy bằng cách nào có thể sang đó?
Có cách! - người đàn ông quả quyết đầy từng trải.
Họ tiếp tục nhích lên từng chút, từng chút... chậm chạp trên những khối lồi lõm của thân cây già nua. Càng lên cao, gió từ dòng thác hắt ra càng lạnh buốt. Cậu thiếu niên nhìn thấy da mặt người đàn ông chuyển màu tái mét. Đám râu quắn dụng ra phía trước và đôi vành môi tím ngắt, đôi mày nhíu chặt, hai khóe mũi nhếch lên, vầng trán hẹp, phác ra những viền sóng và ánh mắt đỏ hực. Càng lên cao, diện mạo của ông càng toát ra nét dữ dằn. Trong lúc đó, trong mắt người đàn ông, cậu thiếu niên này vẫn là đứa oắt con, chẳng có gì đáng chú tâm nghĩ ngợi. Một kẻ cơ bắp, phục tùng đầy ngu xuẩn. Điều đáng nghĩ nhất của ông lúc này là mục tiêu phía trước, phải đạt được.
Hộ leo đến một nhành to có nhiều nhánh khô vươn ra phía vực đá. Đến đây, thì đã thấy sức mạnh khốc liệt của dòng nước đang thốc tháo tuôn xuống từ trên đỉnh vực cao. Có thể cảm nhận rõ ràng, đây là một dòng thác hung bạo chứ không hề mượt mà êm ả như những đợt sương bống bềnh lừa mị bên dưới. Đó là sự dữ dội hỗn mang từng hiện lên trong đầu cậu thiếu niên khi ngồi tĩnh lặng quán tưởng bên dưới trước đây vài giờ. Cho nên với cậu, trải nghiệm này không còn đem lại sự ngạc nhiên. Cậu đã có một sự chuẩn bị cảm giác và kinh nghiệm nào đó cho chuyến phiêu lưu, đeo đuổi mục tiêu đầy bất trắc này.
Người đàn ông thu cuộn dây và dò dẫm bước ra một chạc ba, lấy thăng bằng. Bỗng một đợt gió từ phía sau vách thác thổi thốc, đột ngột tóe lên vạt nước giữa không trung. Nước vung bắn làm ông chao đảo. Nhưng ông kịp trụ chân và ôm chầm lấy một cụm tầm gửi trước mặt, không bị sức mạnh của dải nước hất đi ra khoảng trống bên ngoài. Cậu thiếu niên hốt hoảng:
Chú cẩn thận!
Hãy ngồi yên ở đó, đừng lắm mồm! - người đàn ông nói, giọng cục cằn, cáu gắt trong lúc chưa kịp hoàn hồn.
Cậu bé lại lặng im quan sát ông ta tiếp tục đứng lên, lấy thăng bằng trên nhành cây run rẩy. Cậu không dám nhìn xuống cái bể hơi sương trắng xóa và cuộn trào sâu hút bên dưới. Chỉ cần một chút mất cân thằng thần kinh, cơ thể có thể chao đảo và bay theo những chiếc lá hút trong vùng bụi nước mù mịt.
Chỉ cần một chút sơ sẩy, hình hài có thể tan vào thành một giọt sương và tiếng kêu thất thanh sẽ trở thành một nốt vút lên trong bản hỗn tấu của dòng nước lạ lùng này.
Người đàn ông buộc một thỏi sắt vào đầu dây, ngửa người ra sau lấy đà rồi bật quăng vút sang vách nước ầm ào. Không một âm vọng nào. Nước bắt đầu gào xối với âm thanh khuếch đại. Thỏi sắt thòng xuống bên dưới, chạc dây đòng đưa, đòng đưa, đòng đưa. Người đàn ông lại kiên trì vén thỏi sắt và nới lỏng vài chạc dây, tung lên, xoay tít trên đầu, lấy đà rồi quăng thật mạnh vào bên mép dòng chảy. Cọng dây vút đi theo hình vòng cung như lưỡi con ếch độc buông ra túm lấy con mồi ảo giác. Cọng dây giật căng. Nhành cây rung lên dữ dội.
Được rồi! - người đàn ông ngoái cổ lại nói.
Có chắc không? Đầu kia đang néo vào đâu? - cậu thiếu niên lo âu hỏi.
Không cần biết. Một ngạch đá nào đó. Ổn rồi! - người đàn ông vừa nói, vừa rị rị người để thử độ chịu lực của đầu mối bên kia, nét mặt căng thẳng chợt giãn ra - MỘT ĐIỂM NEO CHẮC! - ông nói.
Đầu dây bên này được buộc vào cái chạc ba, chỗ có cụm tầm gửi xum xuê đang trổ đầy hoa trắng li ti. Mùi hương hăng hắc.
- Ở bên này nhé! - người đàn ông dặn dò.
- Dạ. Chú cẩn thận!
- Ừhm!
Tiếng “Ừhm” của người đàn ông chìm lẫn cùng âm điệu âm u của nốt lặng trên bản nhạc nước lúc vắng gió.
Ông đeo bao tay và quay lại nhìn cậu thiếu niên lần nữa. Cái nhìn chùng hơn. Khuôn mặt thư giãn, đôi mắt vừa lộ vẻ quyết tâm dấn thân vừa hắt hiu. Cậu thiếu niên nhận biết điều đó. Nhưng lại chú mục theo những động tác cẩn trọng của người bạn đường già cỗi, từng trải trận mạc.
Có tiếng quạ kêu vọng từ vòm cổ thụ phía cánh rừng bên kia. Người đàn ông vừa bước xuống để đu ra khoảng không chợt dừng tay. Ông vịn cành cây run rẩy ngước nhìn bầu trời xanh với từng bầy mây đang kéo vắt qua trên đỉnh chờn vòn. Từ đây ngước lên, vòm trời sâu hút như trông qua một thấu kính hội tụ dốc ngược. Ông cúi xuống, dậm dậm chân lên cành cây và đạp từng nhánh khô xuống vách thác đổ xuống bên dưới cuộn trắng xóa. Những nhánh cây mục gãy rơi răng rắc cùng nhau nhanh chóng lặn vào trong đám bụi nước sôi sục.
Mây vẫn bay vội vội. Đỉnh thác nước như tuôn ra từ một vòm mây cao hút tầm mắt. Trong đầu ông dội lên suy nghĩ hư vô: “Chẳng biết đâu là nguồn cơn!”
Cậu thiếu niên vẫn ngồi bất động. Toàn thân lạnh toát. Cái lạnh tỏa ra từ bên trong rồi níu chặt từng điểm chân lông. Bụi nước bắt đầu cuộn bay và đ trên cánh tay, tóc, chỗ râu lún phún và trước ngực áo đang trạc nút của cậu. Cái lạnh truyền lan theo từng nhịp đập. Cậu thẩy họng đái căng cứng. Cậu móc chim, đái xuống bên dưới. Tia nước yếu ớt, lả lơi. Hơi ấm cơ thể dường như cũng theo đó mà thoát ra ngoài. Đái xong, cậu lại ngồi xo ro trên cành cây, ôm chặt chạc ba. Và chăm chú nhìn ra chỗ người đàn ông đang loay hoay với sợi dây trước một vách thác trắng xóa.
Ông nhìn lại lần nữa. Và cương quyết quay đi. Tay nắm chặt sợi dây bảng lớn; sẽ là nhịp cầu mong manh đưa ông sang bên kia.
Một đợt khói sóng từ chân thác đụn lên. Cái lạnh càng thấm sâu. Có tiếng ngựa hí hốt hoảng và đơn độc bên dưới. “Hí chi mà thê thiết?”. Cậu thiếu niên chặc lưỡi nghĩ. Và âu lo dõi mắt nhìn người đàn ông vắt vẻo trên sợi dây căng run bần bật trong gió và hơi nước mịt mù giữa khoảng trống châng lâng. Từ bên này sang vách thác chừng mười thước. Chỉ cần năm phút cho một màn xiếc số phận. Cậu bé cảm nhận độ rung của sợi dây truyền qua nhành cây. Cậu cũng nắm chặt hai nhánh trước mặt, ghì sát người vào thân cây. Cả cây cổ thụ như thế nảy lên rần rật, muốn bật rễ. Nỗi lo sợ truyền đi khắp mọi cành nhánh. Nó đi xuyên qua và bủa chặt cậu bé. Người đàn ông thở đều. Lấy bình tĩnh. Và bắt đầu lần dò lướt nắm tay trên sợi dây bảng to đu đòng đưa giữa lòng vực.
Một lúc sau, người đàn ông đã đòng đưa người giữa không gian như một chiếc lá. Gió và sóng táp vào người ông, thấm đẫm như một chiếc giẻ rách ngâm sương bị vắt lên giữa trời. Lạnh buốt. Nhưng sức sống cơ thể đã truyền qua hai nắm tay giữ chặt lấy sợi dây căng trên đầu và di chuyển từng sải một. Những đường gân nổi lên cuồn cuộn như một bện thép cứng. Quai hàm nghiến chặt. Cơ mặt đanh lại. Chỉ còn vài sải tay nữa thì đến “bờ” bên kia. Bất giác. Có một đợt gió mạnh khiến nước từ dòng thác đang tuôn lại bắn tạt ra, làm cho kẻ đang leo dây chao đảo, một tay bung trượt khỏi điểm bám víu mong manh, tê cứng. Máu tóe ra, ràn rụa, nhức buốt. Nhưng, ở một khoảng tiệm cận nanh vuốt của thần tử, ông sớm tìm lại hình tĩnh và rướn hết sức lực trong từng cuộn cơ bắp, nhắm đôi mắt cay xè, hít một hơi thở nhẹ và tìm lại cảm giác thăng bằng, bám bàn tay đầy máu và sợi dây rồi tiếp tục những sải tay cuối cùng. Gió vẫn bạt thân thể của ông đòng đua giữa không trung. Chỉ có bàn tay neo lại số phận, sự sống.
Cậu thiếu niên ngồi lại, hồi hộp siết chặt nhánh cây và cảm nhận sự căng thẳng trong từng hơi thở. Cậu bật khóc khi người bạn đường cheo leo bám vào vách đá bên nách dòng thác. Họ nhìn nhau từ một khoảng cách hóa ra không xa. Họ nhận ra qua bóng dáng mù đục nhòa nhạt của nhau. Bên dưới là vực sâu. Cậu thiếu niên đưa tay lên miệng và hú một hơi dài, biểu lộ nỗi vui mừng. Nhưng không thấy đáp lại. Cậu chỉ thấy thấp thoáng bóng người đàn ỏng đứng trên một mỏm đá và huơ huơ hai tay lên trời ra dấu. Rồi lặn vào hang tối của vách thác.
Qua lớp bụi nước mù mịt, cậu thấy thấp thoáng những ánh chớp muôn sắc màu hắt ra từ hốc tối phía sau vách thác. Tiếng gằn gừ của người đàn ông vọng lên trên nền nhạc hỗn tấu của thác nước và tiếng la hét, kêu gào như một trận thảm sát đẫm máu.
*
“Chuyện kể rằng, khi họ trở về, tóc đã bạc trắng, tìm lại chốn xưa không còn người cũ. Vì một ngày trên tiên giới bằng ngàn năm trên mặt đất” - Cô gái nói đến đó thì im lặng. Khi người họa sĩ đang say mê phác thảo lên mảnh giấy trắng hình ảnh cổ điển được gợi hứng từ câu chuyện. Những nét vẽ mượt như phác thảo tranh lụa. Người thợ vẽ già có đôi mắt sụp, trầm lặng gò lưng tỉa tót những nét bút tinh tế như thể nắm bắt rất nhanh ý niệm của cô gái yêu cầu. Trên mặt bàn rộng của xưởng, là những khung gỗ đựng hàng triệu cánh bướm được xếp theo các gam màu sắc khác nhau.
Cô gái bước qua những khung gỗ và đi lại giữa gian phòng, nơi có người khác đang đứng rụt rè chờ đợi.
Nâng những trang trong cuốn sổ vuông khổ rộng tràn mặt bàn và dùng kính hiển vỉ tỉ mỉ lướt trên từng cánh bướm như những thảm nhung đầy hoa văn sắc màu tự nhiên, cô gái nói phủ đầu với người khách vừa đến:
Anh là người mới vào nghề này?
Đúng vậy. Tôi chỉ đi bán lần đầu... - người đàn ông trẻ thật thà đáp.
Anh tìm đâu ra loại bướm này?
Mười năm trước, tôi đã đi săn chúng.
Ở đâu?
Thác.
Và anh đã cất giữ chúng từng ấy năm trong nhà?
Vâng. Chị cứ xem. Có cả cánh bướm tiên, loại cánh đổi màu theo tiết bốn mùa. Không hề bị rã nát sau hàng chục năm trời.
Tôi biết. Đây cũng chỉnh là loại cánh bướm mà tôi đang tìm kiếm...
Như vậy thì chị có mua được chúng hay không? Tôi đã ghé qua dăm bảy phòng tranh từ suốt buổi sáng nay, vẫn chưa có ai đặt để chuyện mán.
Cô gái nhìn sâu vào đôi mắt khắc khổ của người đàn ông trẻ và lại nhìn xuống những cánh bướm màu đen tuyền pha những lấm tấm màu đỏ rực hình hạt nước, những vân màu vàng mơ quyện với xanh ngọc lạ lùng. Một bảng sắc màu dường như đang chuyển động ở trên bàn. Sự dịch chuyển màu diễn ra từng giây từng phút, biến ảo và diệu kỳ. Cô gái nhòa người mở phơi sải cánh bướm rộng đang rung rinh run rẩy phủ kín cả mặt bàn. Chúng vẫn rung rinh, run rẩy như vừa mới bị ngắt ra từ một giống ngài non. Cô gái đứng lặng và toàn thân bắt đầu run theo nhịp run của cánh bướm. Đôi cánh tay giang sãi ra trước mặt chàng trai rồi rạp người trên mặt bàn, đo chiều ngang của dôi cánh.
Tôi sẽ lấy cho anh với điều kiện...
?
Anh phải giữ bí mật về nơi mua những cánh bướm này. Và nếu còn lưu giữ nó trong nhà, mong anh hãy đem tất thảy đến đây, tôi sẵn sàng mua tất cả. Tôi đã tìm chúng từ lâu.
Tôi chỉ còn mỗi một bộ sưu tập này thôi. Tôi sẽ bán cho người cần chúng và biết quý trọng giá trị của chúng.
Thôi như vầy, tôi sẽ nhận mua. Nhưng tôi muốn trả anh một số tiền xứng đáng. Hiện tại, tôi chưa có đủ số tiền đó. Chỉ giao một nửa. Hôm sau, anh hãy quay lại, và nhận đủ. Tôi sẽ nhận lấy hàng trước. Có được không? Tôi đảm bảo với anh sẽ giữ đúng lời.
Vừa nói, cô gái vừa mở ngăn kéo và lấy sẵn một xấp tiền đặt sẵn trong phong bì, đặt vào tay người đàn ông trẻ một cọc tiền. Người đàn ông trẻ rụt rè nhận. Và bước về phía người nghệ nhân giá, theo chân cô gái. Đôi cánh bướm được cho vào hai chiếc hộc lớn bằng khung gỗ rồi khóa chặt lại. Họ bước cùng nhau về phía sảnh của xưởng tranh. Trong thoáng chốc, anh toát mồ hôi lạnh khi nhìn sâu vào đôi mắt cô gái ở khoảng cách gần. Một đôi mắt, phần tròng đen chiếm ngự tối đa. Đôi mày ngài cong vút, bí ẩn và làn da ở phần cổ bạc màu phấn hoa trắng đang ẩn sau nếp ảo móng. Cộ gái nhìn anh. Cái nhìn chợt trở nên ve vuốt. Đôi mắt như hai hố sâu vô tận trên khuôn mặt u buồn và gợi cảm. Vồng ngực căng rộng mở sau lần áo mềm mại tỏa ra một sức nóng như muốn hút chặt anh, níu kéo và mời gọi. Hơi nóng thiên đốt và cuồng nhiệt. Khi tay anh vẫn mân mê xấp tiền tạm ứng, mồ hôi trán đã tuôn ra nhễ nhại, Anh quay đi với sức mạnh kháng cự của ý chí, Nhưng nỗ lực đó vẫn không làm cho anh có thể dứt ra khỏi cái nhìn mãnh liệt liêu trai từ đôi mắt sâu u huyền và hơi lạnh cơ thể đầy ma mị ấy.
Ngày mai anh trở lại nhé! - cô gái nói như gió thoảng.
Tôi… Vâng. Tôi sẽ quay lại.
Tôi sẽ đợi anh ở đây.
Tiếng cô gái vọng theo sau nửa như dặn dỏ, nửa như biểu hiện một uy lực đủ sức ra lệnh và trói buộc.
Anh lặng lẽ gật đầu. Và bước đi vướng víu.
*
Người đàn ông trẻ sải bước đến một quán nước cạnh gốc cây ven đường, gọi một ấm chè xanh, ngồi định thần trước khi vượt chặng đường dài trở về.
Người bán nước chè - một ông cụ có khuôn mặt đầy những vết rỗ nhưng đôi mắt tinh anh, sáng tỏ dưới hai hàng lông mày trắng được bện bằng những sợi dài xoắn vào nhau.
Quán vắng. Một chủ và một khách. Ông bước đến và nhẹ nhàng ngồi cạnh.
Anh là khách vãng lai?
Dạ. Con lần đầu đến đây liên hệ chút công việc.
Anh đi bán cánh bướm cho xưởng tranh?
Dạ. Sao bác biết?
Thường thì có ai dám đi lạc vào vùng này ngoài những người đi bán nhộng tằm và cánh bướm cho mấy chỗ làm tranh?
Quang cảnh đây cũng thật vắng lặng - anh chiêu một ngụm trà, nói bâng quơ - Cũng may có mấy xưởng tranh còn có người vào ra mua bán, lưu chuyển...
Ừ. Nhưng sẽ ít tà khí hơn.
Tà khí?
Anh là người đi bán cánh bướm, anh không cảm nhận được điều đó ư? Anh không đùa tôi đó chứ? - nói rồi ông lão nhìn ra ngoài con đường thốc bụi sau một con gió xoáy nhỏ.
Bác nói gì con không hiểu? Việc bán cánh bướm với cái tà khí kia thì có gì là liên hệ nhau?
Anh lại làm bộ làm tịch? Có phải anh vừa ở xưởng tranh chỗ có cô gái mắt huyền đi ra hay không?
Dạ. Đúng vậy...
Nhìn sắc diện của cậu, tôi biết ngay. Anh không cảm nhận được gì sau khi tiếp cận với cô gái kia?
Con chỉ hơi toát mồ hôi lạnh, thấy trong người hơi bất ổn. Cô ấy có một sức hút đặc biệt.
Đó. Đó là cảm nhận đầu tiên. Rồi sẽ đến lúc mọi thứ cứ thế mà lịm đi… Nhưng... rồi cô ta có hẹn anh trở lại chứ?
Dạ. Ngày mai con sẽ trở lại nhận thêm số tiền.
Anh bán cánh bướm quý?
Dạ.
Tôi nghe sát khí toát ra từ anh. Những chuyện thế này sao cứ lặp đi lặp lại trong đời sống của tôi? - ông lão ngửa mặt lên trời như nói với vòm lá đang đứng gió. Nó khiến tôi nghĩ rằng mình cứ được đọc đi đọc lại năm này qua năm khác chỉ mỗi một cuốn sách đã nhàu cũ. Đọc đi đọc lại không phải vì niềm vui mà vì những hung tin nó mô tả.
Cụ thể là chuyện gì vậy?
Người đàn ông ấy đã bị chết như thế nào? - lão bán nước ghé sát đôi mắt như nhìn sâu vào sâu kín những cõi ẩn mật trong tâm trí đang xáo trộn nơi người đàn ông trẻ, như một sự trấn áp tinh thần, ra lệnh anh phải trả lời.
Người đàn ông nào?
Người đàn ông đã cùng cậu đi lấy cánh bướm?
Bác biết?
Chuyện này chẳng lạ gì. Nó chỉ là một vùng luẩn quẩn quen thuộc hiện diện trong những mẩu chuyện truy tìm kho báu mà tôi được biết. Tôi còn lạ gì người đàn ông ấy đã chết như thế nào? Làm sao mà anh có thể chiếm hữu được những cánh bướm quý?
Ông ấy đã cưỡi bướm bay vút lên đỉnh thác! - anh giấu sau giọng nói bình thản một sự xáo động dữ dội khi đối diện với một con người lạ lùng có thể nắm được bí mật của mình - Ông ấy đã bay lên và để lại một chiếc túi những cánh bướm giết dở...
Haha - người bán nước ngửa mặt cười hoang dại, rồi nói trong sặc sụa - Ít ra đây cũng là một câu chuyện có màu sắc huyễn hoặc khác những gì tôi được biết bấy lâu trong cái mẫu hình quen thuộc về những kẻ săn tìm kho báu, những cuộc thanh toán đẫm máu. Anh thật khéo thêu dệt... Thôi, nhưng mà anh sẽ trở lại vào sáng mai để nhận số tiền ấy chứ?
Dạ, con sẽ trở lại.
Tôi có lời khuyên anh hãy thôi ý định ấy.
Vì sao?
Đó là chốn bất trắc. Anh đến để bị cầm tù trong đó?
Cầm tù? Con không tin. Con sẽ đến nhận chỗ tiền còn lại. Đó là một người biết quý trọng thực sự cái thứ mà con đã cất giữ từ mười năm nay. Đó cũng là người rước đi của con những ám ảnh không đáng có. Con nghĩ đó là người mang lại tự do cho con.
Anh nghĩ mình đủ sức mạnh để tự do chứ?
Con đã hứa với cô gái.
Ông lão khẽ gật đầu. Và chàng trai rời chân đi.
Mắt lão nhìn những dáng đi vội vàng của người đàn ông trẻ cho đến khi khuất sau rặng cây.
*
Gã băng qua con đường mòn loanh quanh đầy bụi. Hai bên là đôi bờ cây đổ xiên tạc bóng đen vào nền trời vàng úa của buổi chiêu rúng lạnh. Đám cỏ khô sau một ngày hè nắng rát xộc lên một mùi xáo xác. Con đường mòn dẫn từ ngôi làng đi ra bên ngoài hiu quạnh như bị yểm một thứ bùa ngây ngất, tê liệt. Con đường tiệp màu xám của chiều và như thể chìm vào cái đời sống bí ẩn của mình. Một quang cảnh âm u liêu trai.
Gã bước vội vàng. Người đổ về phía trước. Ngược chiều gió. Và ngược hướng nghiêng của những bóng cây phi lao vi vút. Câu chuyện với ông chủ quán nước, ánh mắt cô gái vẫn còn day đút tri não của gã. Gã bước vội vàng ra xa lộ. Đứng xo ro ở trạm xe bus như một bóng ma đơn độc.
Con đường thi thoảng ầm ào những bóng xe qua, Những bóng xe vút qua khu đồng vắng này như thể tẩu thoát một cơn rượt đuổi vô hình nào đó.
Không để lại một dư ảnh cụ thể nào.
Những khối đen ù ù lướt đi.
Đến nhá nhem tối thì có một chiếc xe bus cũ, khèn khẹt phun ra những đám khói đùng đục cuộn trong màu đèn úa, kéo phanh từ một quãng xa và dừng xịch lại đúng trạm đón gã. Trên xe. Những mặt người bơ phờ từ thành phố. Những ánh mắt câm lặng ngần ngại nhìn nhau vật vờ như những bóng ma trong một ngày thứ sáu chay tịnh. Mỗi bóng ma ôm mang một bí mật riêng mình. Gã ngồi ở băng ghế cuối và đốt thuốc liên tục. Gã rít sâu hơi thuốc và nhắm mắt, cố gạt khỏi trí nhớ hình ảnh đôi mắt u huyền của cô gái mua tranh và câu chuyện với người bán quán nước lạ lùng. Mãi đắm chìm trong những suy nghĩ miên man, hơi thuốc đã làm gã sặc sụa liên hồi. Gã thò đầu ra bên ngoài, ho khằng khặc. Những vệt đèn đường hai bên chuyển từ màu vàng vọt sang xám lạnh, nối dài bất tận. Thi thoảng, bên đường xuất hiện một bóng trắng, khuôn mặt lướt qua xóa đen, không nhân diện. Dường như họ đều mang đôi mắt buồn tối của cô gái ở xưởng tranh.
br />
Đầu óc gã đã bị đóng đinh và giãy chết bởi đôi mắt ma mị đó cho đến khi bước về nhà, đẩy cửa và quẳng chiếc túi vải lên chiếc giường ẩm mốc, việc đầu tiên gã có thể làm đó là quần vợ mình ra nền nhà và giao phối. Gã muốn dốc hết nguồn tinh lực uể oải và u buồn, những dự cảm tối tăm mang đến trong một ngày đầy hoang mang. Vợ gã trườn về phía chân tủ sau những cú thúc dốc kiệt lực bất ngờ của chồng. Đôi mắt thị trắng giã. Miệng sùi bọt gào thét trong tư thế khuỵu gối bi thảm như một con thú yếu lọt vào móng vuốt một con hổ dữ khát máu. Giãy giụa tuyệt vọng. Đầu thị bung xõa tóc và rướn lên phía trước gào thét. Con hổ dữ, tức gã, liên tục lao tới thúc dội thỏa mãn cơn điên loạn. Mắt gã long tròng, đỏ rực. Miệng gặm chặt. Cổ nghểnh lên trần nhà, lắc lư, rên hú man dại. Những tiếng la đau đớn hòa trong hoan lạc ứa tắc ở thành cổ, làm những búi gân căng giãn, dồn lên từng khúc rồi tuồn ra kẽ nứt trên khe miệng nghiến chặt. Mặt gã đỏ như một quả gấc lớn. Mũi, tai và môi bẹt ra như sắp biến mất nhân dạng. Dương vật gã đâm tới tấp vào chiếc lỗ thủng tấy máu của vợ.
Cũng may, trước nguy cơ thực sự biến thành một con thú về tính cách lẫn hình hài ở gã, trước biên độ co giãn cuối cùng, khả năng chịu đựng giao phối bất thường của một con người giống cái ở vợ gã, thì sự phún xuất diễn ra. Nó rút kiệt gã chỉ trong vài giây. Và đưa gã về tình trạng kiệt quệ nhanh chóng. Gã buông con mồi cái ra và từ từ ngã xuống, mông và dương vật dính đầy nhầy và máu, bốn bàn tay tiếp tục vần nhau, co giật rồi buông xuôi giữa vũng nước bẩn tưởi bốc mùi cơm canh thừa lưu cữu trộn với mùi nước đái chó. Như một con thú bất trị vừa chuốc một liều thuốc, mê lú, gã nhắm mắt và thấy mình là một chiếc bong bóng tròn căng lơ lửng bay giữa vùng tối vây bủa, toàn thân nương theo những trận gió dạt dật dờ.
Nhưng rồi cái cảm giác trống vắng nhẹ hẫng ấy dần dần bị lấp đầy bởi những ám ảnh sôi réo tìm về, tiêm nhiễm từ bên trong làm cho chiếc bong bóng ấy xỉ hơi, bay loạng choạng và đáp dần xuống mặt đất.
Khi lả đi trên vùn bẩn bên cạnh người vợ hổn hển quằn quại sau cơn hứng tình bất đắc dĩ, gã nghe ngoài hiên có tiếng đập cánh của loài bướm trên mái nhà.
Sau bữa ăn, lúc cô vợ đang đứng lau chùi chén bát ở phía sau giếng, gã lại trật quần vợ từ phía sau và giao hoan lần nữa. Dương vật gã cứng như một chiếc dùi sắt, đâm phầm phập xiên vào người vợ như một kẻ hung hãn tàn sát đối phương bằng những nhát dao bạo lực nhất. Máu kinh phụt ra lai láng. Vợ gã thở hồng hộc và thét giãy nảy như con cá bị xiên trước khi nướng khô. Không có một khoái câm nào còn có thể cợn lên. Không có một hứng thú hoan lạc nào được vực dậy. Đơn giản, người gã muốn rút kiệt mình để xóa khỏi đầu óc những suy nghĩ lởn vởn không dứt mà ngày hôm nay mình trải qua. Còn cô vợ. Sự phục tùng cơn bệnh hoạn của chồng mà có lẽ trong lịch sử giao phối ngắn ngủi, cô chưa từng trải qua một cảm giác nào kinh hoàng và tởm lợm trong ái ân như thế.
Đêm ấy, người đàn ông trẻ chìm vào giấc ngủ mê mệt bên cạnh cô vợ nằm cong quắp, hai tay chụm trước âm hộ vấy máu, rên hự hự, buốt rát chỗ kín.
Chiếc hộp đâu rồi? - vợ hỏi.
Bán. - chồng cộc lốc.
Sao anh lại bán nó đi?
Phải bán. Nó làm cho trí nhớ anh mệt mỏi và hất an.
Không thể như vậy. Cứ để yên ở đó. Nó có can dự gì vào đời sống của chúng ta đâu?
Không. Nó làm xáo trộn mọi thứ. Em không thể hiểu được nó đã hành hạ anh như thế nào đâu...
Đêm qua, em đã mất giấc mơ quen thuộc.
Giấc mơ?
Đúng vậy. Em đã đánh mất nó. Em không còn gì để nghĩ. Em trống rỗng như một xác ve chết trên cây.
Nhưng điều đó và những cánh bướm đâu có sự can hệ nào?
Vấn đề là ở chỗ anh tự làm khổ mình. Hãy để nó ở trong nhà và quên sự hiện diện của nó đi. Chúng ta chỉ nên thấy nó hiện hữu trong những giấc mơ... Và bằng giấc mơ, chúng sẽ đưa chúng ta bay thoát khỏi thực tại u buồn này.
Vợ gã lại rúc đầu vào trong chăn máng. Nằm quay lưng ra ngoài trời. Tiếng gà bên ngoài gáy the thé. Như tiếng bầy lợn cắt tiết. Trên màn sáng. Khoảng mù sương nhập nhoạng hiện lên trên cửa sổ, mông lung.
Những buổi sớm của bất hòa, căn phòng bí bách. Cô luôn vắt tay nằm nhìn trời và xoa dịu mình bằng cách để tâm trí khai quật những giấc mơ đêm qua. Nhưng hôm nay thì khác. Tâm trí cô trống rỗng. Chẳng còn gì để nghĩ ngợi. Tất cả chỉ là một sự hoang trống não nề bao la vây phủ. Khung cửa như một chiếc giếng vuông duy nhất của cuộc sống ngột ngạt này để ánh mắt có thể tắm mình trong đó, giải thoát trong đó bằng những nghĩ suy mông lung.
Gã cũng nằm vắt tay lên trán. Gã nghĩ tới hành trình trở lại gặp cô gái mắt đầy tròng đen để lấy chỗ tiền còn lại. Gã nghĩ đến con đường rất dài với biết bao rủi ro mơ hồ chờ đón. Gã nghĩ tới quán nước, tới những câu chuyện đã xảy ra trong làng tranh như những dự cảm run rủi.
Gã nằm ôm vợ từ phía sau. Và rùng mình khi thấy cơ thể vợ lạnh ngắt co ro như một con ngài đang thu, rút mình chờ hóa bướm. Gã ôm chặt vợ như cãi lại một chu trình biến thái lạnh lùng đang diễn ra trong tưởng tượng. Vợ gã vẫn thở nhưng bất động trong vòng tay siết chặt. Thở như sắp bung mình và thoát xác.
Miền tự do của nàng là khung cửa sổ vuông mở ra buổi sáng mù sương. Và gió lạnh. Và nắng. Và tiếng những bước chân. Tiếng vỗ cánh của loài bướm bé xíu trên những chùm hoa cúc ngoài cửa sổ. Những tiếng vỗ cánh vừa thoát ra khỏi giấc mơ để lại một vùng hương thơm và sắc màu lạ lùng bí ẩn.
Em không còn thấy chúng đưa mình bay lên những tầng thác mù sương. Em đã mất giấc mơ. Chúng đã mang đi giấc mơ của em.
Em đừng nghĩ ngợi nhiều về chúng. Rồi sẽ quen thôi.
Không. Em không thể.
Anh vừa giải thoát cho chúng. Không thể để những vật vô tri ấy đã ám ảnh đời sống chúng ta. Rồi sẽ quen. Bằng không, chúng sẽ vắt kiệt tất cả. Giết chết tất cả những gì hiện hữu. Chúng ta không thể đánh đổi thực tế này bằng cảm giác kỳ thú huyễn hoặc của giấc mơ.
Em không còn nhìn thấy những con bướm mặt người. Họ bay giữa chúng ta. Họ là những người bay bằng cánh bướm. Họ chao lượn và rên xiết. Họ đau đớn và khóc than, Họ yếu đuối và hoảng sợ. Họ bay chờn vờn trên nóc nhà chúng ta và hát những bài hát buồn. Một vài người trong số họ mang theo cả vỏ kén. Họ đưa chúng ta bay ra khỏi thực tại bằng những đôi cánh đầy phấn hoa... Họ là những đám hung tin mang đến thế giới nàCó lẽ chúng ta đã nghĩ đến chiếc hộp cánh bướm nhiều quá. Thực ra, đó chỉ là những thứ vô tri vô giác.
Không. Em tin là chúng có linh hồn. Chúng canh giữ thế giới hạnh phúc của chúng ta. Anh hãy mang chúng trở về! Xin đừng bán chúng đi!
*
Lão nói, mỗi cánh bướm là kết tinh từ hàng triệu phấn hoa và mật ngọt. Chúng uống hết thứ mật đắm say đó và thu muôn vàn sắc màu trần gian lên trên đôi cánh của mình. Đó là những đôi cánh kết tinh từ phong trần, giông bão và muôn vàn sắc thái chuyển động, bay bổng của trần gian. Chúng mang vào màu sắc và nhịp điệu mê đắm của vũ trụ. Sự chuyển động hòa trộn mang trong nó tín hiệu của thời tiết, trạng thái vạn vật chuyển biến vần xoay.
Khi ấy, họ đang ngồi trên một nhành cây. Gã vẫn nhớ như thế. Họ thòng hai chân xuống dưới và chuyện trò. Bên dưới là thác nước đổ gầm ào. Tiếng của lão gào trên tiếng nước đổ.
Cậu thiếu niên mân mê những cánh bướm lớn đầy phấn. Bàn tay non nớt miết lên những đường gân mong manh trên những bảng sắc màu uyển chuyển, u buồn.
Chắc lần đầu cháu nhìn thấy...
Người đàn ông dùng một miếng khăn bẩn lau bàn tay dính đầy nước dịch đỏ. Không hẳn phấn, không hẳn máu, nói: “Rồi sẽ chẳng còn nhìn thấy!”
Sao vậy chú?
Đây có lẽ là động bướm tiên cuối cùng của cánh rừng này. Những cánh rừng lấm máu người và máu của loài bướm.
Và mắt lão nhìn vào ngọn thác đang miệt mài tung bọt trắng xóa, ghé sát tai cậu: “Chúng ta sẽ giết nốt đám ngài non và mang về để ngâm trong những bình rượu lớn. Thứ rượu uống vào có thể hóa kiếp bướm dạo chơi khắp trời!”
“Đã có ai hóa bướm nhờ thứ rượu ấy chưa?”
“Người xưa đã bay về cõi tiên bằng cách thế đó. Chỉ nghe nói như vậy. Còn thì chỉ thấy những người ra đi không trở lại trên hành trình tìm chất rượu ấy. Những kẻ săn bướm khốn nạn như ta! À không, như chúng ta!”
Người đàn ông cúi đầu. Và kể một câu chuyện dài. Câu chuyện ấy được tóm gọn thế này.
Ngày trước, đây là khu rừng có loài bướm quý người ta vẫn gọi là bướm tiên. Loài bướm có cánh lớn, sống hàng trăm năm trước khi đẻ những quả trứng khổng lổ để rồi nở ra lũ sâu non. Không ai bước vào rừng vì lũ sâu non khổng lồ hung hãn sẵn sàng quật ngã và phun vào da thứ chất độc chết người. Thứ chất độc có thể làm cho cơ thể lở lói và biến thành sâu bọ. Người ta nghe tiếng cây rừng đổ rào rạt.
Dạo đó, cả một khu rừng xao xác sau một mùa sâu ăn cây lá. Màu xanh bị phạt trụi. Những lùm cây trong khu rừng phô bày một màu xanh nhợt nhạt nhúm nhó của những chùm vỏ ngài lớn. Loại sâu biến mất vào trong những kén trắng treo lửng lơ trên các vòm cổ thụ trơ xương.
Và một trận mưa đi qua.
Người ta bắt đầu thấy cây cối lên xanh trở lại.
Những cơn mưa vẫn tiếp tục tắm tưới và trổ ra những thảm lá non.
Chim chóc muông thú trong khu rừng tìm nơi di trú trước sự lớn mạnh của những đàn bướm khổng lồ. Người ta vẫn gọi là bướm tiên. Loài bướm cánh rộng, có mặt người, cơ thể có dòng máu đỏ và lớp cánh đỏ huyết hình giọt nước đan xen trên phông viền vân sóng màu đen. Cổ chúng có cườm phấn kết tinh hương thơm từ hàng vạn bông hoa trong cánh rừng.
Người ta đi săn bướm tiên vì tin rằng những lớp cánh của chúng cất giữ trong nhà có thể đưa giấc mơ của con người bay xa, chìm vào cõi đê mê cực lạc. Và nơi đây bắt đầu xuất hiện nghề săn bướm tiên. Nó là hình dung khác về một cuộc tàn sát. Những kẻ săn bướm trong khu rừng này đều mang vẻ mặt ghê rợn của những tên sát nhân. Bởi giết một con bướm là trải nghiệm cảm giác giết chết một mạng người. Những nhóm săn bướm sau những trận đột nhập vào những hang động, thu về những cánh bướm tuyệt mỹ vấy máu thì quay sang giết chóc lẫn nhau để giành quyền sở hữu chúng. Máu đã thấm cả cánh rừng tươi xanh cây cối.
Không thể đếm xuể: Không thể đếm xuể. Hàng ngàn bức tranh cánh bướm được tạo nên là hàng triệu triệu cái chết của loài hồ điệp. Ha ha, đã đến lúc tao không còn cảm nhận màu của máu. Mày hiểu không?
Người đàn ông phá cười điên dại. Cậu thiếu niên hoảng sợ, tay vịn chặt cành cây. Đôi chân run đạp vào nhánh cây khô, xo ro, thúc thủ như một con thú yếu đang dối diện sự sống mong manh của mình. Sự sống mong manh đang tùy thuộc vào một kẻ thất thường, một tên sát nhân vừa ra tay hành sự.
Đôi mắt lưng tròng nở tròn hoang dại. Người đàn ông ghì sát vào cậu bé. Bàn tay tanh máu và phấn hoa xộc lên mũi cậu một phương ghê tởm. “Đừng bao giờ đặt những câu hỏi ấy với tao. Hãy làm theo những gì ta sai khiến! Kẻ săn bướm nào cũng bắt đầu với những câu hỏi sáng sủa và kết thúc với những việc làm tối tăm. Mày hiểu không?”. Cậu bé nghe những ngón tay quắn siết ở cổ. Chỉ một cử động nhỏ, cả hai sẽ mất thế cân bằng và rơi xuống chân thác đầy bọt sóng. “Dạ... Dạ... cháu hiểu...”
Nước mất cậu tuôn dài. Đôi chân đạp vào khoảng không. Không một cành cây để bấu víu. Cậu như kẻ nhoài người ra vực sâu đang tuyệt vọng tìm chỗ bám víu, giằng co với tử thần. Những cành nhánh trên vòm cổ thụ này đang chối từ cậu. Nó khép lại những bàn tay nâng đỡ. Nó trơ trọi lạnh lùng.
Nhưng không. Mày cũng là kẻ đồng lõa. Mày sẽ phải giữ những cánh bướm này trước khi trời tối. Hãy ngồi đây chờ tao trở lại.
Lão dắt con dao nhọn vào vỏ, buộc chặt chạc dây rừng vào hông rồi bò trở lại chỗ sợi dây căng. Lão bắt đầu đu mình ra giữa khoảng không với những cú rướn người kinh nghiệm và không còn rón rén dò dẫm như lúc đầu. Cậu thiếu niên nằm ép sát mình vào thân cây, ghì siết. Cứ như thể những ngón tay của lào già còn in chặt ở cơ. Những ngón tay lạnh lùng tử khí như một quái thú khát máu. Những vệt máu tanh tưởi vẫn bám rít nhặm trên cổ. Cậu nhắm mắt thở và cố lấy bình tĩnh để tiếp tục làm một kẻ đồng lõa.
Lúc bấy giờ người đàn ông leo đến vách thác lần nữa. Khuôn mặt lão biến dạng, méo xệch và đầy những hốc xương. Như thể những suy nghĩ điên rồ kia đang giết chết trí não tỉnh táo của lão. Cái chết đã biểu lộ trên một thần sắc biến dạng.
Thác tung những cuộn xoáy. Dòng chảy mỗi lúc một mạnh mẽ thốc tháo muốn cuốn phăng, dẹp bỏ mọi chướng vật trên đường nó đổ xuống.
Gió phả hơi lạnh ngấm vào làm cho cậu thiếu niên. Cảm giác những bụi nước bắn lên đang đi xuyên qua cậu như vạn mũi tên bay qua một khoảng trống.
Và nắng bắt đầu hiu hắt trên ngọn cổ thụ già. Tiếng con quạ đơn độc vẫn kêu dáo dác bên kia cánh rừng. Để rồi lát nữa, màu đen cánh quạ của đêm sẽ phủ trùm tất cả.
Mọi con đường, mọi sự sống trong cánh rừng đều tan chảy trong màu đen bất tận.
Cậu mân mê cánh bướm đỏ trên tay. Máu từ cột gân lớn của chiếc cánh đó bầm, đặc kẹo lại. Và cậu cảm nhận sự run rẩy chuyển dộng của sắc đen trên một bảng màu tê liệt. Dải màu như báo trước sự giết chóc và mưu toan hiểm họa.
Có cơn bão nào đang đi lạc trong vũ trụ khi một cánh bướm không còn đập trong rừng sâu nữa? Có sự mất kiểm soát nào đang diễn ra khi mọi lay động nhạy cảm bị truất hữu?
Cậu thiếu niên nằm ôm nhành cây và nhìn về phía hang động. Bên trong, thi thoảng có một cánh bướm bay dạt ra và sa xuống theo dòng nước dữ. Kéo theo sau là tiếng gào thét tuyệt vọng của con người. Rồi cũng từ mép hang động, cậu thiếu niên nhận ra những con người không mắt mũi, chỉ độc cái miệng lớn, há to gào thét, mình mẩy đầy máu me, mất phần cánh tay và chân đang quằn quại lê mình rơi theo nhau xuống dòng nước.
Những vệt màu đỏ loang trong không trung cùng tiếng thét gào âm vang thê thiết.
*
- Tôi đã cản ngăn một kẻ giết người hàng loạt!
- Bằng cách nào? Giết chết Kẻ sát nhân?
- Không. Cho kẻ ấy sống chung với những hình hài bị sát thương giữa thế giới của những nạn nhân mà hắn gây ra. Còn cách nào hay hơn thế?
- Vậy thì có điều gì khiến anh phải dằn vặt?
- Vì tội ác mà cuộc đời ông ta gây ra đã truyền tất cả lại cho tôi. Sự bạo liệt và lạnh lùng của ông ta đã truyền sang tôi. Tôi là một kẻ chiếm đoạt thành quả tội ác từ ông ta. Chiếm đoạt trọn vẹn.
- Sao anh không nghĩ rằng mình may mắn là người ngăn chặn những cuộc tàn sát đẫm máu khác?
- Không. Tôi không phải là kẻ hoang tưởng. Ông ta đã nuốt vào mình quá nhiều sát khí. Và tôi là kẻ được nuôi dưỡng, thỏa thê hít hà bởi những sát khí ấy để rồi tiếp tục cơ nghiệp mà ông ta đã bỏ cả cuộc đời ra để mạo hiểm tạo dựng nó. Số phận của ông ta đã truyền sang tôi. Tôi đã cắt sợi dây, cây cầu duy nhất mà ông ta có thể trở về với ngọn cây. Ông ta đã ở lại với hang bướm phía sau dòng thác, ông ta sẽ hóa bướm, như bao nhiêu kẻ khác, sẽ trú ngụ và bay về trời.
- Anh tin thật như thế à?
- Chẳng lẽ tôi tin vào cái chết? Không, chỉ còn niềm tin ngây thơ đó giúp tôi thoát khỏi nỗi ám ảnh đã giết chết người ruột thịt của mình để chiếm đoạt chỗ cánh bướm này. Chuyện mười năm rồi. Và tôi không sao yên ổn trong lòng. Tôi muốn bán nó đi để gột rửa những gì đang làm cho tôi trì nặng. Những cánh bướm sau mười năm vẫn run rẩy. Chúng sống cùng hơi thở day dứt của tôi. Chúng đánh thức tôi và đày đọa tôi. Nhưng chúng lại mang về cho vợ tôi những giấc mơ lạ kỳ.
Đôi mắt đen của cô gái nhìn sâu vào gã như soi thấu những ngõ ngách u uẩn của gã phàm nhân đang lộ ra một dòng sáng đục chưa tìm thấy ngưỡng cửa giải thoát.
Vậy, anh đang bán những cánh bướm này để thuyên chuyển nỗi buồn sang cho kẻ khác?
Không. Tôi chỉ muốn qua tay cô, nó trở thành những bức tranh đẹp. Nó trở thành giấc mơ chung cho con người. Và hình hài chính mỗi cánh bướm đã là mỗi bức tranh đẹp. Những cánh bướm cuối cùng của rừng già, những dấu vết cuối cùng của các trận tàn sát loài bướm tiên. Trong nhiều năm qua, những cánh bướm tiếp tục đổi sắc và lớn lên, thay màu nhiều lần như chưa từng bị cắt lìa với những hình nhân. Có điều gì đó thật diệu kỳ, nó khiến tôi vừa ngất ngây mê đắm, vừa khiến tôi không sao dứt được cảm giác mặc cảm về tội lỗi.
Nhưng nguyên tắc để hình thành những bức tranh bướm là nghệ nhân phải cắt hàng vạn cánh bướm theo những hình mẫu riêng và ghép ráp chúng lại theo một cách phối màu đậm dấu ấn cá nhân sáng tạo. Vì thế, mỗi bức tranh là hàng vạn cánh bướm chết. Và mỗi cánh bướm là hàng vạn phấn hoa từ nhiều miền, nhiều mùa trên mặt đất này. Giá trị của chúng là ở sự chết. Anh hiểu không?
Tôi hiểu. Nhưng tôi muốn thoát ra khỏi cái duyên nghiệp vây bủa này. Tôi chỉ có một thỉnh cầu là cô có thể để nguyên từng cánh bướm vào khung tranh đã trở thành một bức tranh đẹp. Bản thân cái chết hiện hữu trên những sắc màu kia đã thể hiện đầy đủ sắc thái của tự nhiên và cuộc đời. Nó đã gởi gắm biểu đạt biết bao nhiêu nghiệp chướng của con người.
Nói đến đó, gã thấy toàn thân mình chếnh choáng như thể đã trút hết những ý nghĩ nặng nề cất giấu bấy lâu. Gã trút bỏ cái trọng lượng cộng thêm vô hình và trở lại với xác thân nhẹ hẫng của một con người. Gã thử nhón gót bước đi vòng quanh chiếc hộp đựng cánh bướm trên bàn. Càng tới gần,
---Nguồn: 15giay.xtgem.com
Phiên bản khác về người đàn ông ăn rau răm
TÔI XỎ MỘT CHÂN VÀO CÁI ỐNG BÊN TRÁI, có cảm giác hơi chật, chân phải đứng hơi co trên nệm, ở tư thế không thăng bằng lắm, nói: “Anh thấy nó bó!”. “Không chật đâu. Đúng size anh vẫn bận mà!” - nàng vừa nói vừa ngồi lột vỏ mấy c hành tây để làm món hành xào thịt bò. Tôi kéo lên. Cảm thấy hơi bóp ở phần lung và hơi ép ở phần đáy. “Anh thấy nó làm sao đó, không được thư giãn lắm!”. “Hầy dà, anh mặc nhanh lên rồi xuống phụ em xắt thịt bò, đừng có ngồi đó mà cứ chật với rộng. Quần nào chả vậy. Cứ mặc đi vài hôm giặt nó giãn ra là vừa. Đừng có cầu toàn với cả cái quần sịp như vậy. Anh ngày càng khó tính như một ông giẩm cẩm!”. Tôi còn biết làm gì ngoài việc tròng thêm cái quần lửng vào và cầm miếng thịt bò đặt lên thớt, xắt tùng lát mỏng, lưỡi dao bén ngọt lướt đi chia từng miếng thịt mỏng tang còn rướm máu.
Dầu sôi lèo xèo trên bếp. Nàng nói, bây giờ mỗi tuần chỉ nên dùng một bữa thịt bò. Ăn uống dư đạm, tích mỡ trong người, sinh ra lắm trò bệnh tật!”. Tôi “ừ”, rồi kể: “Đợt khám sức khỏe định kỳ vừa rồi, hai phần ba đàn ông trong cơ quan mắc bệnh dư mỡ trong máu, có thằng mỡ tụ trắng cả gan, còn các bà thì phần lớn là có dấu hiệu huyết áp. Thời buổi gì bệnh tật tràn lan. Đụng vào đâu cũng thấy bệnh. Chán thiệt!”. Nàng cũng hưởng ứng: “ừ, chán thiệt...”
Tôi đã xắt xong thịt. Việc xắt thịt làm cho tôi quên đi cái cảm giác chật chội bên trong. Nhưng lúc nàng đã đổ nguyên đĩa thịt lên chảo xào xáo, khói cùng mùi thơm kích thích vị giác bốc lên, thì tôi lại cảm thấy bên trong mình hơi chật. Tôi định phát biểu cảm giác một lần nữa nhưng ngại nàng sẽ bảo là lẩn thẩn. Nên thôi. Tôi bước lại ngồi vào bàn ăn. Cố ý hơi giạng chân ra một chút cho cái phần đáy đỡ cảm giác bí bức. Nhưng thường thì tôi cũng biết rằng mình không ngồi một chỗ được yên trong quá năm phút, nhất là khi có nàng ở nhà. Những việc không tên trong cái gian nhà chật hẹp này sẽ khiến chúng tôi luẩn quẩn lục đục hết ngày nọ qua ngày kia, chẳng bao giờ ổn. Dịch khay để ấm chén sang bên này một chút, dời lọ tương ớt qua bên kia một chút, dắt mấy con dao vào kệ này, rồi lại đặt cái nồí cơm điện vào chỗ kia... Cứ vậy. Chúng tôi hoạt động liên lục trong một gian nhà nhỏ, đầy những mối bận tâm nho nhỏ, với những đổ vật nho nhỏ.
Và với thói quen đó, chúng tôi chẳng bao giờ có được cảm giác thư giãn khi ở bên nhau. Thật tệ. Cuộc sống toàn là những chuỗi chuẩn bị và chuẩn bị mà chẳng để làm gì. Cứ như thể lúc nào cũng bị cái áp lực vô hình nào đó xui khiến, cứ chúi mũi với những việc không tên, còn mục tiêu tận hưởng đời sống chỉ là một thứ ảo giác xa vời phi thực. Rồi một lúc, thay vì hưởng tới niềm vui trong tận hưởng thì chúng tôi lại tự thỏa mãn vì đã ra sức chuẩn bị đâu vào đó mọi thứ, hay nói cách khác, sự thỏa mãn đó gần với tự ve vuốt.
Như lúc này, tôi chẳng thể ngồi yên. Tôi giạng chân như thế tới phút thứ ba, nàng nói với tôi rằng, bây giờ đi đâu cũng lo xa. Chuyện kẹt xe, ngập nước, sụp hố, giật điện... Báo chí đưa tin hằng ngày. Hiểm họa ẩn tàng mọi nơi trên thành phố. Nguy cơ đầy rẫy. Bất an đầy rẫy. Anh thử xem, nơi này nơi kia trong thành phố, toàn xảy ra những cái chết không được báo trước. Tôi nói, dù báo trước hay không thì tính chất cái chết cũng không thay đổi. Nàng bảo tôi là thằng đàn ông hư vô. Chữ nhiều đôi khi sanh ra cái tật lẩm cẩm thụ động coi mọi thứ chẳng có gì là quan trọng, sống trượt sống trụa chẳng ra con giáp nào. Trong khi đó, đến một cái quần sịp cũng vợ, một viên thuốc ốm cũng vợ.
Tôi lại chủ động kéo câu chuyện về thực tế của cái quần sịp đang bỏ chật bên trong. Tôi nói: “Mà đúng là nó chật. Anh nghĩ do khác hiệu hay sao đó, dù cho cùng một hiệu đi nữa thì cũng có cái lỗi cái ngay, làm sao đúng cỡ tăm tắp được!”. “Em đã nói rồi. Nó sẽ giãn ra sau vài nước giặt, áo ngực em cũng vậy mà. Mới đầu vải còn cứng, phải chấp nhận nó hơi bí một chút. Có gì đâu mà anh cứ than vãn hoài. Người ta đi mua tặng, còn không biết nói cảm ơn lại bày đặt yêu sách, đòi hỏi.”
Tôi lặng im và đứng dậy chắp tay sau đít đi lòng vòng. Chảo thịt vừa được xào xong. Rắc tiêu, ớt bột, xắt hành ngò vào. Thơm và kích thích dịch vị. Nhưng còn lâu mới đến bữa cơm trưa. Nàng sẽ còn nấu một vài món khác. Một bữa cơm bao giờ cũng đầy đủ thịt cá, canh rau. Đôi khi cũng chẳng ăn hết. Nhưng cứ phải như vậy để còn ăn bữa khác. Người phụ nữ biết lo toan luôn là nhân tố quan trọng góp phần kéo dài tuổi thọ của đàn ông qua các bữa ăn và đem niềm khoái lạc thổi tràn qua những giấc ngủ. Hay ít ra là không bao giờ để cho đàn ông sống chung trong một mái nhà cùng nguy cư phải dùng thuốc tráng lại men dạ dày hoặc phải ngấp ngó trước cửa phòng khám nam khoa trong tương lai.
Nàng nói: “ Nhưng ăn những món như vầy dễ sung!”. Tôi cười: “Sung cũng không thay đổi được gì!”. Nàng lại baro: “Anh nhớ là thời gian cả tháng nay anh rất mê ngủ đó nghe!”. “Vậy à... ừ... thì anh có thấy em động tĩnh gì đâu. Cứ tưởng em thích được yên thân. Vậy hóa ra hôm nay em mua quần sịp và xào thịt bò với hành tây như một lời cảnh cáo đó sao?”. “Không cảnh cáo mà nhắc nhở. Biết rồi còn hỏi.”. Nàng dọn cặp chén, cặp đôi đũa lên bàn, khéo léo rót ra đĩa cạn một ít nước mắm rồi xắn một trái ớt xanh vào, mùi ớt hiểm xông lên khiến tôi hắt xì. Tôi thích ăn mặn, luôn phải nêm thêm ít nước mắm. Từ ngày lấy nhau, những bữa ăn, nàng luôn ý tứ làm một chén nước mắm xắn ớt tươi thật ngon đặt trên mâm com ở góc gần tôi nhất.
Mâm bát sạch sẽ. Chén đũa tinh tươm đến độ tưởng chúng có thể soi mặt vào đó mà chải tóc. Cơm gạo mới thơm dịu. Đĩa thịt bò xào hành tây hấp dẫn cạnh đĩa rau luộc tận dụng lấy nước rau vắt chanh vào làm canh. Bữa cơm nhẹ nhàng và thanh cảnh. Nhưng có ai biết đấy là một tác phẩm có tính ẩn dụ của nàng. “Lâu rồi vợ chồng mình cũng không nói chuyện đó một các thoải mái” - tôi nói và cho mấy cọng rau vào chén. “Ừ. Đôi khi phải nói nhiều để tạo cảm hứng. Mình càng ít nói thì càng lơ là trách nhiệm”. “Không phải là lơ là. Thời gian này chẳng hiểu sao anh chỉ nghĩ tới chuyện lên giường là ngủ cho xong một đêm”. “Vậy thì anh phải chữa bệnh điên đi. Hay là có triệu chứng gì, có cần đến phòng mạch nam khoa không?”. “Không mà. Chỉ là vấn đề tâm lý có gì đó bất ổn!” - tôi nói và cho miếng thịt bò vào miệng, nhai chậm rãi. “Em nghe mấy bà ở cơ quan nói, nếu để máy tính xách tay lên đùi làm nhiều quá cũng bị ảnh hưởng đến hiệu quả trên giường. Sóng điện thoại cũng có tác dụng xấu với tinh hoàn. Rồi ăn rau răm nhiều quá cũng bị mất ham muốn...”. “Vậy là nguy hiểm trùng trùng. Hèn chi ở công ty anh có một tay dạo này giận vợ, đi nhậu chỉ toàn ăn rau răm, hết đĩa này đến đĩa khác”. “Có thật chuyện đó à?”. “Có chứ. Lần đầu tiên anh thấy một thằng đàn ông buồn vợ, giải tỏa hằng cách nhậu bia với rau răm”. “Đàn ông bây giờ thật khó lường. Nhưng như vậy còn đỡ hơn mấy ông giận vợ là nghĩ ngay đến mấy em khác”. “Cũng tùy!”
Tôi nói và dốc chén lên húp liền bảy ngụm nước rau luộc có vị chanh, chua chua. Nói thêm: “Thì đó cũng là cơ chế phản xạ bình thường của tâm lý, để giảm bớt ức chế nội tâm thôi! Em không coi trong phim Hàn Quốc, hình như là Kim Ki-Duk, có cô gái chán tình nhét nguyên chùm lưỡi câu vào trong chỗ ấy rồi kéo siết cho đến khi máu ra đến kiệt sức à? Còn cái cảnh ngoại tình khổ tâm vì bị chồng ngược đãi thì đầy rẫy.,.”. “Thôi. Những chuyện đó thật ghê rợn. Em chỉ xem phim dài tập trên ti vi. Em thấy tình yêu trong mấy phim này thật kín đáo”.
Chúng tôi không tiếp tục tranh luận về phim truyền hình hay phim nhựa Hàn Quốc nữa mà chuyến sang chủ đề quan trọng, trở thành mối bức xúc của tôi lúc này: “Anh không thể mặc nổi nó nữa! Càng lúc có cầm giác nó càng bóp chặt lại. Anh căng thẳng hết chịu nổi rồi!”. Tôi bắt đầu gay gắt. “Nhưng em phải làm sao? Có thể câu chuyện mà chúng tụ vừa nói với nhau có nhiều yếu tố kích thích nên “thằng nhỏ” nó bầy trò, làm gia tăng thèm sự chật chội?” - nàng đưa ra giả thiết. “Không phải - lúc này thì tôi gào lên thật lớn - Không phải. Anh biết mà. Anh chẳng liên can gì với câu chuyện đó cả. Anh chẳng hề hấn gì. Rau răm, lưỡi câu, bia bợt, cả phim khiêu dâm... toàn là những thứ ngu ngốc khốn nạn. Trong khi anh đang bị nó bóp chặt, giết chết từ bên trong. Anh nói nghiêm túc đó”. “Vậy sao anh không cởi nó ra và quăng đi?”. “Đây là món quà của em. Hừm. Em luôn luôn là người có lý. Em luôn luôn là người tỏ ra chăm sóc nó và muốn nó phải trong sự bảo vệ điên khùng của em. Đây, nó được bảo vệ thế này đây. Càng lúc nó càng siết chặt khiến cho anh tiêu tan hết mọi hứng thú nhưng em lại không cho anh bỏ nó. Em bảo rằng nó sẽ giãn ra. Giãn đâu chứ? Nó, khởi nguồn của mọi ham muốn mà anh đang bị bóp chặt và triệt tiêu. Em hiểu không?”. “Anh là người biết rõ sự chật chội vô lý. Sao anh không tự tìm cách thay thế? Em đâu có mang cái của nợ của anh trên mình mà biết được cảm giác nó chật chội hay ngột ngạt cỡ nào. Em cũng đâu biết được mức độ giãn nở hay co rút ở loại vải của mấy cái quần sịp đàn ông?”. “Vậy thì em thật hồ đồ - tôi nói và dằn chén xuống mặt bàn. Đàn bà các em thật là hồ đồ, phi lý hết biết. Em có biết không, anh đã chấp nhận những cái quần sịp cỡ nhỏ này từ cả tháng trời nay mà không nỡ bỏ hay chê bai chúng. Vì đơn giản, chúng là món quà sinh nhật mà em tặng cho anh. Một người vợ đảm đang. Một người vợ yêu chồng. Hứ. Anh không thể nào xúc phạm lòng tự trọng của em bằng cách la lên rằng cái món quà quái quý ấy đang giết chết dần dần mọi ham muốn của anh. Anh chịu đựng cho đến ngày hôm nay. Cái ngày mà em nấu những món ăn và bày lên bàn như một tác phẩm ẩn dụ để gửi đến anh cái thông điệp anh là thằng chồng khốn nạn, một thằng bất lực...”. Tôi nói và đập bàn. Có tiếng gì đó rơi vỡ. Nhưng đầu óc tôi đang bị cơn điên loạn giày xéo, điều khiển và đày ải. Tôi cứ lồng lên theo một quán tính gia tăng cường độ tâm lý, Rồi như đạt đến đỉnh cao của nỗi dày vò, của sự phóng xuất ức chế, tôi ngồi chùng xuống, ở tư thế chồ hỗ dưới nền nhà. Và khóc trù trù. Tôi vẫn chưa cởi chiếc quần sịp ra. Còn nàng. Nàng nhìn tôi như một thần tượng sụp đổ. Một thần tượng vỡ nát không phải bởi bản thân nó có vấn đề trong các chất liệu cấu tạo nên nó hay thời gian, mà bởi, thần tượng ấy vừa mặc khải cho nàng biết rằng, nguyên do mọi sụp đổ, có thể là do kẻ ngưỡng mộ sâu xa bên dưới đang khoét rỗng nó bằng ánh mất đoái hoài quá đáng của mình. Nàng đứng lặng như thế. Trên tay cầm một con dao Thái Lan rất bén. Loại mà lúc nãy tôi vừa thái thịt. Nàng sẽ làm gì tiếp theo đây? Nàng sẽ tấn công và giải phóng sự chật chội bằng thứ vũ khí duy nhất ấy - một con dao? Và kết quả thật khó lường nhưng đoán chắc là sẽ gây ra ít nhiều sát thương. Trong trường hợp nhẹ nhất có thể là một vài vết xước tự lành lặn sau một thời gian ngắn. Lúc đó, tôi sẽ phải coi chuyện đi bác sĩ là một thứ gì đó gần với chứng phô dâm. Trong trường hợp khác, tệ hại hơn, có thể là sẽ gây một đứt gãy nào đó, có thể lắm, một cú đứt gãy ngọt ngào. Tôi đã đọc về những trường hợp vợ đánh ghen chồng đã dùng dao bén để cắt phăng của nợ và cho vào tủ lạnh trước khi hoảng loạn gợi xe cứu thương đến nhà chở ông chồng và xô đá chạy vào phòng phẫu thuật. Những thảm kịch đó rất có thể xảy ra. Hãy xem mắt nàng vằn đỏ như một con bọ ngựa đang từ chối cuộc ve vuốt giao hoan định mệnh với tình nhân nó mà chỉ quan tâm tới việc làm sao cho mau mau xong cái công việc truyền giống rầy rà để tiến hành biến gã tình nhân thành một bữa ngon miệng.
Tôi lùi dần vào phòng và đóng chốt lại. Tôi cởi nhanh chiếc quần sọt quăng lên trên giường. Rồi sau đó cởi chiếc quần sịp bên trong ra. Hãy tự cứu mình trước khi chờ trời cứu. Một chính trị gia đã nói như thế. Tôi quằn mình trên nệm và chổng hai chân lên trời. Hai tay tôi nắm chặt vào lưng dây thun của chiếc quần sịp và cố kéo trật nó xuống.Nhưng khốn nạn thay, nó đã thít chặt vào da tôi. Tôi cố gắng hết sức để đẩy trễ nó xuống nhưng không tàí nào làm được. Sau đó, tôi đổi tư thế, đứng dậy và lại tuột nó theo cách bình thường vẫn làm. Nhưng lạ thay. Nó xệch xuống vùng mông của tôi và dừng ở đó. Nhất định, nó đùm kỹ phần trước, như thể từ mảnh vải của chiếc quán đã dính bẹp sát vào da tôi bằng một thứ keo dán chặt không cách gì có thể tiêu hủy.
Tôi lao vào phòng tắm và giãy giụa trong đó một lúc, tìm mọi cách để cởi cái quần sịp điên khùng ấy ra khỏi người. Nhưng vô hiệu. Người tôi ướt sũng mồ hôi mồ kê. Tâm trí tôi bắt đầu hoảng loạn lo sợ. Càng như thế, chiếc quần sịp càng siết vào cơ thể tôi như một bàn tay sắt không lồ thò từ bên dưới háng lên và bóp nát nhừ cái ngã ba của cơ thể. Bên ngoài, nàng đập cửa ầm ầm ầm và gào thét: “Anh làm gì trong đố. Mở cửa mau! Mở cửa mau!”. Ầm ầm ầm... Nhưng tôi đã đóng thêm một cánh cửa nữa, là cửa phòng tắm. Tôi đúng dưới vòi sen và bật nước. Nước văng ra từng chùm li ti trộn lên dám mồ hôi trên da thịt nóng bừng của tôi. Bây giờ, tôi đứng ngước mắt lên hướng chảy của nước và gào thét như một con vượn đầu đàn bị thiến rồi thả vào rừng già. Tôi bất lực với cái quần quái đản. Tôi nhìn xuống và thấy phần hông của mình đang bị siết chặt lại bởi nó. Cơ thể của tôi mất cân đối như một lực sĩ. Trên to, dưới tóp. Hai đùi tôi nở to ra so với phần mông. Phần mông và bẹn bị cái bàn tay sắt vô hình kia siết chặt lại, đau điếng. Tôi chết lặng và cảm nhận từ phía trước, con giống đang bị trấn áp, bóp nghẹt và vờ nát. Một nỗi chết đường truyền lan từ chỗ ấy sang phía trái tim. Tôi thoi thóp. Mồm miệng đầy nước dãi và máu. Tôi nằm sóng soài. Co giật.