The Soda Pop
Đọc truyện

Chị em khác mẹ - phần 2


Buổi trưa ông ngoại tôi về, tôi lại được thêm một màn “phỏngvấn” của ông tôi nữa. Ông hỏi tôi:

- Con định ở chơi lâu không ?

Tôi đáp:

- Dạ ba má cho con đi một tuần ngoại à.

Ông tôi gật gù:

- Ờ, có dịp bây xuống ở chơi với ông bà cho vui. Ông bà giàcả rồi, lụm cụm, đi đứng khó khăn lắm, không biết sống với con cháu được đếnbao giờ.

Bà ngoại tôi xen vô:

- Thôi ông, cháu nó lâu lâu mới về chơi một lần, ông than thởlàm nó buồn.

Tôi nhìn ông bà. Hình ảnh đầy thân yêu của những ngày tuổinhỏ trở về thật trọn vẹn. Chợt nhớ đến đứa bạn hồi còn học tiểu học, tôi hỏingoại:

- Ngoại nè, con Phước còn ở đây không hả ngoại ?

Bà tôi gật đầu:

- Còn con à. Tội nghiệp, độ rày nhà nó sa sút quá, phải nghỉhọc đi bán giúp mẹ nó.

Tôi kinh ngạc:

- Đến nỗi thế hả ngoại ? Lần trước con về nó còn đi học mà.

- Ừ, nhưng cha nó mới chết. Mẹ nó phải lo buôn bán nuôi đàncon dại. Nó là chị lớn nên phải nhường phần học lại cho các em.

Tôi hỏi tiếp:

- Nó bán ở chợ hả ngoại ?

- Ừ, ở chợ. Con có rảnh ra thăm nó một tí.

- Dạ !

Tôi mau mắn thay quần áo. Tôi lựa cái quần “din” đen và cáoáo polo trắng viền cổ màu xanh. Tôi mặc vào rồi đứng ngắm nghía. Trang đứngnhìn rồi suýt soa:

- Chị Thụy mặc đồ đẹp ghê. Thấy cái biết con nhà giàu ở Sàigòn xuống liền à.

Tôi vừa sửa cổ áo vừa mỉm cười với cô em nhỏ. Trang tiếp:

- Chị Phước mà thấy chị chắc chị ấy tủi thân lắm. Dạo này chịPhước nghèo, ăn mặc lam lũ lắm chị ạ.

Tôi giật mình, chợt nhận ra Trang nói có lý. Thời thơ ấu,tôi và Phước là hai đứa thân nhất. Cả đến lúc đi học, hai đứa cùng vào lớp Mẫugiáo. Không một thứ gì tôi có mà Phước không có. Chiếc áo đầm xanh, đôi dép“xăng đan” đỏ. Hai cái nơ thắt bím tóc màu hồng … Hai đứa quấn quýt bên nhautrong những trò chơi trẻ con. Tôi thương Phước vì tánh nó hiền và rất chiều bạn.Có lần tôi bắt gặp Phước trèo lên cây ổi sau nhà tôi, cây ổi có mấy trái đã đượctôi “nhắm” rồi. Sợ Phước hái mất, tôi nạt lớn:

- Ê Phước, xuống đi mày.

Đang ngồi vắt vẻo trên cây, Phước nhìn tôi cười:

- Ngồi chơi tí đã, mày lên không ?

Nó nhìn một trái ổi cành ngoài, vừa tay vói bảo tôi:

- Trái này ngon ác, tao hái nhe ?

- Không.

Tôi vừa trả lời cộc cằn vừa leo lên cây. Phước vẫn ra vẻ muốnhái, bàn tay nó đưa ra ngoài nhánh ổi. Tôi nóng mặt dằn lấy tay nó làm nó mấtthăng bằng rơi xuống gốc cây. Đà ngã quá mạnh làm đầu Phước va vào cục đá phunmáu. Tôi hốt hoảng tụt xuống chạy mất, vô ý thức đến nỗi không nghĩ đến việc đứnglại xem bạn ra sao.

Về nhà tôi nơm nớp lo sợ, chỉ nhìn chừng ra cửa xem thử mẹPhước có qua không. Vì nếu Phước mách lại với mẹ rằng bị tôi xô ngã, thế nào mẹnó cũng sang mách lại mẹ tôi. Nhưng tôi chờ mãi cũng chả thấy, tôi thở ra nhẹnhõm: như thế là Phước không mách mẹ về hành động độc ác của tôi. Tuy thế, tôivẫn len lét đề phòng và chờ đợi.

Sáng hôm sau, Phước sang rủ tôi đi học như thường lệ. Đầu nóquấn băng trắng. Mẹ tôi thảng thốt kêu lên:

- Cháu làm sao vậy ?

Tôi hồi hộp nhìn Phước chờ đợi sự kết án của nó, nhưng Phướcchỉ nhỏ nhẹ thưa:

- Thưa bác con bị vấp ngã.

Mẹ tôi thương hại xuýt xoa:

- Khổ thật, làm sao mà bất cẩn thế con ?

Phước không nói gì, nó mỉm cười giục tôi đi học như thường lệ.Riêng tôi, lúc ấy tôi chỉ muốn ôm lấy bạn để tạ tội với nó. Tôi thấy mình độcác và ích kỷ lạ. Phước dường như biết ý tôi nên nó nắm tay tôi kéo vội ra đường.Tôi nói với nó bằng giọng ngượng ngùng:

- Phước giận Thụy không ?

Nó lắc đầu hiền lành:

- Thụy có làm gì đâu mà giận.

- Có, Thụy xô Phước té chiều qua nè.

- Đâu phải Thụy muốn vậy, đó là tại xui xẻo thôi hà. Thụy đừngnghĩ gì hết.

Từ đó chúng tôi thương nhau hơn bao giờ hết. Tôi bỏ dần nhữngthói bất công ích kỷ của trẻ con. Hai đứa tôi rất hay giận hờn nhau, nhưng rồilại huề ngay và quấn quýt nhau hơn. Khi tôi lên Saigon để tiếp tục học, thì Phướcvẫn ở lại vui sách đèn nơi tỉnh lẻ.

Hai đứa không thư từ gì cho nhau, nhưng mỗi khi tôi có dịp vềCần thơ là Phước và tôi lại quấn quýt trong bao nhiêu kỷ niệm êm đẹp xa xưa.

Bây giờ, Phước đã là đứa con mồ côi. Nó không còn sự vô tư củađứa con gái còn đầy đủ cha mẹ để lo lắng từng bữa ăn, giấc ngủ nữa. Nó đã trưởngthành dù nó chưa tới tuổi trưởng thành. Nó phải giúp mẹ nuôi nấng đàn em thơ dại,thay cha. Ý nghĩ đó làm tôi chua xót. Tôi đã quên mất Trang đang đứng chờ đểđưa tôi ra chợ thăm Phước. Tôi đắm mình trong vùng đăm chiêu tím thẫm khiếnTrang phải giục:

- Chị Thụy, mình đi chưa để em lấy xe ?

Tôi bàng hoàng nhìn Trang rồi gượng gạo:

- Ờ … ờ … Trang lấy xe đi. Chị thay cái áo chút xíu.

Trang ra khỏi phòng, tôi hấp tấp trút bỏ lớp y phục thờitrang Saigon để khoác vào chiếc áo bà ba nội hóa màu vàng và chiếc quần đen.Tôi đi ra trong sự thoải mái. Trang cười:

- Chị mặc gì trông cũng đẹp hết.

Tôi vừa ngồi lên xe vừa đấm nhẹ vào vai nó:

- Nịnh hoài, con bé khỉ !

Trang tìm chỗ gởi xe rồi cả hai chúng tôi vào chợ. Tìm chỗPhước bán không khó: hai gánh rau muống và cải kia rồi. Phước đang bán hàngkhông nhìn thấy tôi. Tôi đến sát bên nó, gọi khẽ:

- Phước !

Nó ngước lên nhìn, chợt nhận ra tôi, Phước không dấu nổi tiếngreo mừng:

- Kìa … Ô kìa Thụy.

Nó dợm đứng dậy ôm chầm lấy tôi như mọi lần. Nhưng chợt nghĩra điều gì, Phước nhìn tôi rồi cúi nhìn xuống thân thể mình: chiếc áo bà ba màunâu với chiếc quần đen đã bạc. Tôi hiểu sự ngại ngùng của đứa bạn xưa, vội nói:

- Phước cứ ngồi xuống đi, để mặc Thụy.

Phước cười. Tôi thấy nụ cười méo xệch và gượng gạo rõ ràng.Nó chầm chậm ngồi xuống chiếc đôn nhỏ. Tôi loay hoay bước vô phía trong với Phước:

Thấy chiếc đôn bỏ không ai ngồi, tôi hỏi:

- Thụy ngồi xuống đây được chớ ?

Phước gật:

- Được. Đôn của mẹ mình đó. Bả đi mua đồ ăn rồi.

Tôi ngồi nhìn Phước. Nếp sống lam lũ làm nó đổi thay nhiều lắm.Dường như những suy tư đã hằn lên vầng trán mà đôi mắt thơ ngây của cô gái 17.

Phước nhìn tôi:

- Dạo này Thụy xinh ghê.

- Phước cũng vậy.

Tôi nói, nhưng biết rằng mình nói dối. Tôi nhìn bạn bối rối.Phước hiểu, nó khẽ lắc đầu:

- Phước khổ nhiều, đẹp gì nổi.

Nó hỏi tiếp:

- Thụy về có một mình hả ? Sao được nghỉ đi chơi khan sướngvậy ?

- Lễ Quốc Khánh mà Phước.

Phước khẽ gật đầu:

- Ừ nhỉ. Lễ Quốc Khánh. Không đi học rồi mình quên đi mất.

- Phước bán có khá không ?

- Cũng tạm đủ nuôi gia đình Thụy ạ. Các em mình còn nhỏ quálại là con trai nên không nỡ để tụi nó thôi học.

Chợt nhớ đến mảnh bằng T.H.Đ.I.C. của bạn, tôi hỏi:

- Phước có Trung học sao không xin đi dạy có hơn không. Thụythấy người ta xin dạy Tiểu học được đó.

Phước lắc đầu:

- Cũng được. Nhưng Thụy nghĩ đi dạy thì được bao nhiêu ? Nhiềulắm là 4000 $ một tháng. Mình đi bán thế này kiếm khá hơn, lại có thì giờ sănsóc em út.

Nó cười:

- Làm cô giáo thì dĩ nhiên là hách hơn đi bán rau Thụy nhỉ,nhưng trót đã hy sinh cho gia đình, mình hy sinh luôn. Nghề nào cũng là một nghề.

Tôi sợ Phước tủi thân, an ủi:

- Nói là nói vậy thôi. Phước đi bán thế này cũng khỏe.

Một người khách hàng vừa đứng chọn những bó rau xanh non.Tôi cầm lên một bó phía dưới đưa cho bà ta:

- Bó này ngon nè “cô”.

Bà khách khá lớn tuổi nghe tôi gọi bằng “cô” liền ngước nhìnmỉm cười. Bà ta đỡ bó rau trên tay tôi, hỏi:

- Bao nhiêu bó này em ?

Tôi bối rối nhìn Phước cầu cứu. Nó trả lời:

- Dạ 15 đồng ạ.

Bà khách quay sang bảo tôi:

- Em lựa cho hai bó nữa đi.

Tôi “dạ” một tiếng ngọt xớt rồi nhanh nhẹn nhấc hai bó rauđưa cho bà khách. Bà ta đếm tiền trao cho tôi rồi bỏ rau vào giỏ. Tôi cười vớibà ta:

- Dạ cám ơn “cô”.

Bà khách đi rồi, Phước nhìn tôi kinh ngạc:

- Bà đó già quá Thụy không thấy sao mà gọi bằng “cô” ?

Tôi nheo mắt nhìn bạn:

- Phước quên rằng những người đàn bà thường thích được khenlà đẹp hay sao ? Dù bất cử ở tuổi nào đi nữa, dĩ nhiên là phải trừ ra lứa tuổiđã thành “cụ” thì không nói, còn thì hầu hết các bà đều muốn mình trẻ, đẹp, màtiếng “cô” là điển hình. Tâm lý mà.

Phước cười ngặt nghẽo:

- Hèn chi mà “bả” thích chí, đáng lẽ chỉ mua một bó, bả lạimua tới ba bó.

Hai đứa nhìn nhau thông cảm. Phước nói:

- Người ở Sài gòn có khác, lanh mà lịch duyệt ghê đi. Chảtrách người ta bảo đi một ngày đàng học một sàng khôn là phải.

Trang từ nãy giờ lẻn đi đâu, trở lại bảo tôi:

- Chị về chưa ?

Tôi nhìn đồng hô gật đầu:

- Ừ, về để ngoại chờ cơm.

Tôi đứng lên nói với Phước:

- Thụy về nhá. Chiều Phước qua nhà chơi. Cho Thụy gởi lờikính thăm bác.

Tôi móc túi lấy tờ giấy 500$ trao cho Phước:

- Cho Thụy gởi mua bánh cho mấy em. Thụy đi có một mình nênxách quà sợ nặng.

Phước nhìn tôi cảm kích:

- Cám ơn Thụy nhiều. Tối rảnh Phước sẽ sang chơi.

Tôi vào phòng chị Liễu tìm cái lược, vì cái lược của tôi đểtrong cặp đã rơi đâu mất. Chị tôi đi chợ từ nãy. Tôi sục sạo trong hộc tủ củachị Liễu. Một xấp giấy nhỏ rơi ra, những tờ giấy pelure mỏng màu xanh dịu nhẹ.Tôi tò mò liếc mắt đọc hàng chữ đầu:

Liễu mến,

Anh vừa vào trường CTCT được hơn tuần nay vì mới nhập khóanên bận rộn nhiều, hôm nay hơi rảnh anh vội viết thư cho Liễu.

Hôm anh đi, nhìn Liễu khóc anh cũng ứa nước mắt. Anh biếtanh đi là em sẽ cô đơn lắm. Với em, chỉ có anh và bé Thụy là nguồn an ủi duy nhất.Giờ xa anh, bé Thụy nó lại cũng đang ở Cần Thơ, em sẽ buồn lắm.

Liễu mến,

Anh hiểu rõ những bất công gia đình dành cho em. Xã hội nàychưa xóa được thành kiến mẹ ghẻ con chồng, nên em phải hứng chịu những hậu quảđó.

Lần nào gặp em cũng nghe em nhắc đến bé Thụy với tất cả yêuthương làm anh cũng thấy quen thuộc với Thụy dù anh chưa gặp nó lần nào. ChắcThụy còn bé lắm em nhỉ ? Tâm hồn những đứa trẻ thơ thường bao dung em ạ. Anhkhông biết khuyên em gì hơn là cố gắng nhẫn nhục, ngoan ngoãn sống trong giađình với ba, với dì cho êm thấm. Anh tin rằng ba cũng rất khổ tâm khi thấy nhữngbất công mà dì Hai đối với em.

Anh mong Liễu sẽ cố gắng sống tròn bổn phận để chờ ngày anhra trường, ngày mà hạnh phúc đến với chúng ta.

Anh, PHONG

Nét chữ con trai cứng cỏi, lời lẽ dễ yêu chắc làm mềm lòngchị Liễu ? Tôi nghĩ vậy và chợt mỉm cười lẩm bẩm:

- A, chị Liễu có bồ ta. Vậy mà mình không biết.

Nhớ đến đoạn anh Phong viết về “bé Thụy” tức là tôi, tôikhông khỏi cười thầm. Chắc anh Phong tưởng tôi còn “bé tí ti” ấy … xí, người tađã 17 tuổi và học đệ tam rồi chứ bộ.

Tôi xếp nguyên lá thư vào chỗ cũ rồi ra nhà ngoài vừa lúc chịLiễu đi chợ về. Chị gọi tôi:

- Thụy xuống chị cho nè.

Tôi chạy xuống bên chị như một đứa trẻ con ngộ nghĩnh. ChịLiễu lấy trong giỏ ra một gói ni-lông trao cho tôi. Tôi reo lên:

- Eo ơi, chè khoai mì. Bộ chị đi chợ Trương Minh Giảng hả ?

Chị Liễu gật đầu cười:

- Đi mua chè cho cô đó.

Tôi ôm chị Liễu hôn thật kêu vào má chị:

- Chị cưng Thụy quá hà.

Chị Liễu nhìn quanh hỏi tôi:

- Má đâu em ?

- Dạ má nói qua nhà cô Anh chơi rồi. Chắc trưa má mới về lận.

Nhớ đến bức thư của anh Phong, tôi ranh mãnh hỏi chị Liễu:

- Thí dụ chị có “bồ”, chị có cho Thụy biết không ?

Đôi mắt chị thoáng nghi ngờ:

- Em hỏi gì kỳ vậy ?

- Thì … em thí dụ mà. Tỷ như em có quen ai, em cũng sẽ nóicho chị biết vậy đó.

Tôi biết chị Liễu không muốn dấu tôi, chị dấu, hoặc vì chưamuốn tôi sớm có những tư tưởng đậm nét về luyến ái, sợ sẽ làm mất đi trong tôituổi thơ ngây học trò mà thôi.

Tôi tiếp:

- Tự nhiên nhìn chị, thấy chị đẹp ghê nên Thụy hỏi vậy thôi.Với lại …

Tôi bỏ lửng câu nói. Chị Liễu hỏi:

- Với lại … sao ? Thụy nói chị nghe đi.

Tôi phụng phịu:

- Thụy sợ chị có quen ai rồi chị thương luôn người ta, chị bỏquên Thụy, không thương Thụy nữa.

Chị Liễu bật cười. Bàn tay chị nhẹ vuốt tóc tôi:

- Em của chị khéo lo. Chưa chi mà đã nghĩ như thế rồi.

Tôi nũng nịu:

- Tại em thương chị mà.

- Chị biết Thụy thương chị lắm. Và Thụy chính là nguồn an ủicủa chị hiện giờ …

Tôi nghĩ trong câu nói của chị Liễu: chị ấy nói ý như anhPhong viết trong thư. Chắc “chỉ” nói về mình nhiều lắm.

Tôi nghĩ tiếp: đâu phải chỉ có em là nguồn an ủi duy nhất củachị. Phần nào thôi. Còn anh Phong nữa chi. Và chính anh ấy mới là sự an ủi lâudài của chị đó.

Chị Liễu thấy tôi có vẻ đăm chiêu nên hỏi:

- Thụy nghĩ gì vậy ?

- Dạ … nghĩ đến chuyện chị em mình đang nói đây nè. Em biếtchị Liễu cưng em lắm, nhưng … còn thua một người.

- Ai vậy ?

Chị ngạc nhiên hỏi.

- Thì … người nào chị thương đó. Một người con trai cơ, chứkhông phải con gái như Thụy đâu.

Tay chị Liễu kéo tôi ngồi xuống cạnh chị. Giọng chị mơ màng,nhưng thoáng buồn:

- Em nghĩ đúng, ở tuổi chị thì phải có người yêu rồi.

- Ai vậy ? Tôi bắt chước chị Liễu làm bộ ngạc nhiên hỏi lại.

Hai gò má chị hơi ửng hồng:

- Một người bạn trai. Anh ấy hơn chị 5 tuổi.

Tôi đập nhẹ vào tay chị Liễu:

- Vậy mà chị dấu em hoài há ? Chắc ảnh thương chị lắm.

- Thương hay không thì chị không chắc được, vì lòng ngườihay đổi thay bất chợt lắm em ạ. Hôm nay còn nhìn nhau, biết đâu mai kia lạikhông ngoảnh mặt xa lạ.

Ý tưởng bi quan của chị Liễu khiến tôi thương chị hơn bao giờhết. Tôi nói:

- Sao chị nghĩ gì mà buồn quá vậy. Em tưởng người ta thươngmình là sẽ thương hoài chứ. Với lại chị đã trưởng thành rồi, chắc khi chọn ngườiđể yêu, chị cũng phải kỹ lắm chứ đâu có nông nổi như ở tuổi tụi em mà lo.

Chị Liễu nhìn tôi nói nhỏ:

- Ở đời khó lắm em ạ. Đành rằng khi đã chọn là chọn ngườimình thấy là đàng hoàng thành thật yêu mình. Nhưng biết đâu, một giây, một phútnào đó họ đổi thay. Họ gặp người vừa ý hơn mình thì … có thể lắm. Nhất là ởhoàn cảnh chị !

- Hoàn cảnh chị … là sao ?

Chị Liễu hơi cúi xuống:

- Em cũng biết, chị chỉ còn có ba, sống nhờ vào tình thươngcủa dì. Chị ít học, lại không được sự dạy dỗ của một người mẹ, làm sao chị bằngnhững người con gái khác ? Nếu người ta “so sánh” lẽ dĩ nhiên họ sẽ thấy sựthua kém của mình.

Tôi nghe xót xa trước tâm sự của người chị khác mẹ. Phải, chịLiễu có lý khi nghi ngờ cuộc đời. Chị đã chịu quá nhiều bất công, sự bất cônglàm tắt lụn niềm tin tưởng, yêu đời tiềm tàng trong tuổi nhỏ. Không có hìnhbóng người mẹ hiền bên cạnh, người ta mất nơi nương tựa, mất cả sự tin tưởngcho dù mình có đủ điều kiện để tin tưởng. Hình bóng người mẹ như một chở chetuyệt đối, như một bóng mát để núp giữa sa mạc. Hình bóng người mẹ là lời ru ngọtngào nhất, êm dịu nhất mà đứa con đã nhận biết, đã thèm thuồng từ lúc còn nằmnôi. Những con người bất hạnh, bị mất mẹ từ lúc mới lọt lòng, không được hiểuthế nào là tình mẹ nên thèm thuồng mà không so sánh được. Còn chị Liễu, chị đãsống qua những năm thơ ấu trong dòng sữa mẹ, trong vòng tay ấm áp trìu mến củangười mẹ hiền, hẳn chị tủi buồn trong hoàn cảnh cút côi bất hạnh hơn ai hết.Làm sao chị có thể quên được những ngày tháng ấu thơ, ấp ủ trong tình thươngbao la của mẹ. Làm sao chị quên được những âu yếm chăm sóc của mẹ hiền ? Càngnáu nương trong tình mẹ thắm thiết, người con càng thấy bơ vơ vô cùng khi thiếuvắng mẹ yêu.

Tôi nhìn người chị khác mẹ bằng ánh mắt xót xa, chị Liễucũng hiểu rằng tôi đang chia sẻ nỗi buồn với chị. Chị vuốt tóc tôi:

- Thôi em đừng nói chuyện đó nữa, buồn thêm. Chị còn được sốngtrong gia đình với ba, với dì và các em là sung sướng lắm rồi. Chuyện mai sau đểrồi sẽ tính.

- Nhưng chị lớn rồi cơ, nếu chị thương ai chị phải nói choba má biết để lo cho chị chứ. Chị không nói, thì Thụy … nói à.

Chị Liễu gượng cười:

- Nói chứ, khi nào thấy cần chị sẽ thưa lại với ba và dì.Bây giờ chị còn trong vòng “dò xét” người ta mà, em quên sao ?

Tôi thôi không hỏi nữa, nhưng tôi biết chị Liễu nói dối tôi,chị không bao giờ dám “mạnh dạn” thưa thật với ba má tôi cả. Chị mang mặc cảmvì sự bất công của má tôi. Nếu má chị còn sống, hẳn giờ nầy chị đang thoải máitrong vấn đề tình cảm.

Tự dưng tôi bâng khuâng, tôi thấy diễm phúc may mắn của mìnhbị mờ đi phần nào trước nỗi khổ tâm của chị Liễu. Giá tôi là một cô gái khôkhan, tôi đã có thể sung sướng trên nỗi đau khổ của chị. Đàng này tôi không nhưthế. Tôi cảm thấy thật sự đau xót. Tôi lâng lâng trong cảm giác rằng mình là mộtđứa con gái có lòng, nghĩa là không đến nỗi tệ. Tôi nhớ tới bức thư anh Phongviết cho chị Liễu “anh ấy hẳn yêu chị mình lắm”. Tôi nói đến tiếng “yêu” trongnghĩa thật đơn thuần của nó, yêu có nghĩa là thương, là mến, là nghĩ về v.v…Tôi đã mong manh thấy có nhiều phức tạp trong tình yêu, những phức tạp mà tôichưa cần tìm hiểu. Tôi thường đọc thấy trong tiểu thuyết, trong phim ảnh, nhữngngang trái và mâu thuẫn làm khổ đau, tan vỡ nhiều con tim đang ngập tràn tin tưởng.Tôi chợt nghĩ nếu tôi có người yêu như chị Liễu, không biết rồi tôi sẽ ra sao ?Đọc thư tình chắc là phải vui lắm ? Không, có lẽ xúc động mới đúng. Thật khó màđịnh nghĩa được.

Lớp học im lìm không một tiếng động. Trên bảng, anh Trần, mộthọc sinh giỏi toán nhất lớp đang giải một bài đại số. Bài toán khó đến nỗichúng tôi bó tay chịu, dù thầy giáo đã cho hẳn một giờ để thảo luận, làm bài.Cuối cùng đám học trò, nhất là bọn con gái chúng tôi cũng đành buông tay … cabài “liều”.

Bao nhiêu cặp mắt theo dõi những hàng chữ, những con số, anhTrần viết trên bảng. Bài toán vẫn mờ mịt. Chúng láy mắt cho nhau. Châu rỉ taitôi:

- Bài khó thấy bà, anh Trần còn “tịt” nữa là tụi mình … chogì mà cho kỳ vậy.

Sâm chen vô:

- Chắc là bài thi phần một đó, ổng thử sức tụi mình mà … bữanay ổng ngứa tay muốn “ban” nhiều hột vịt đó.

Tôi nói:

- Bất quá thì cho zéro cả lớp chứ gì. Đứa nào cũng một cặpthì khi chia điểm tính ra cũng huề. Mà tao chắc thấy tình trạng cả lớp “bi đát”như vậy ổng không nỡ “xuống tay” đâu.

Nhung khúc khích cười, vừa làm bộ ho cho thầy khỏi để ý. Tôicúi xuống tờ giấy chỉ mới có cái “đề” và mấy con số ngoằn ngoèo, Sâm rỉ taitôi:

- Ê Thụy, mày lén dòm lên coi cặp mắt ổng kìa, như tóe lửa vậyđó, ghê thấy mồ.

Tôi hất tóc một bên, len lén ngó lên. Đúng như Sâm nói, đôimắt thầy ngó chằm chằm xuống đám học trò một cách giận dữ. Tôi vừa quay đi, bấtchợt giật nẩy mình vì tiếng quát của thầy:

- Trò làm không xong à ?

Mặt anh Trần tái xanh, anh ấp úng:

- Thưa thầy …

Giáo sư đập tay xuống bàn:

- Vô tích sự ! Học với hành. Thế này thì làm sao mà thi cử.Bài toán đến đứa bé đệ thất cũng làm được mà các anh chị ngồi im như phỗng đáthế à ?

Cơn giận của thầy giáo lên đến cực điểm. Tôi nhìn Sâm, khôngdám nhích môi. Cả lớp biết rằng thầy đã nói oan, vì bài toán khó thật. Khôngkhí nặng nề bao trùm lớp học, một tiếng thạch sùng chắt lưỡi cũng nghe rõ. Bỗngtiếng chuông reo … thì ra đến giờ chơi mà vì không khí “gay go” quá nên chúngtôi không buồn để ý nhìn đồng hồ nữa. Những tiếng thở hắt ra nhẹ nhõm. Thầy ômcặp ra khỏi lớp. Có tiếng bên nam sinh nói vói theo:

- Thưa thầy … em giải toán được rồi ạ !

Tiếng cười rộ tiếp theo. Châu ở bàn dưới gọi Sâm:

- Sâm ơi ! Xuống đây nói nghe nè …

Sâm lắc đầu:

- Mệt ! “Nhà ngói” ta không thèm xuống “nhà tranh” đâu. Nhàngươi muốn “thưa” gì thì lên đây hà.

Châu nguýt dài:

- Mặt làm tàng há. Được rồi, thôi tao không nói nữa đâu.

Tò mò làm Sâm vội kéo tay tôi:

- Đi Thụy, xuống “nhà lá” chơi.

Chúng tôi vẫn có lệ phân chia giai cấp như thế ở lớp, đứanào ngồi bàn trên là ở “nhà ngói”, ngồi bàn dưới là “nhà tranh”. Tôi gật đầu:

- Mày ra trước đi.

Hai đứa đứng bật dậy … bỗng tôi bị giật ngược người về phíasau: thì ra vạt áo dài phía sau của tôi đã bị … bàn tay nào cột chặt vào bànsau rồi. Tôi nhìn Sâm … Nó cũng bị y như tôi. Nó lẩm bẩm:

- Con Nguyệt chứ còn ai nữa.

Tôi quay ra phía sau … có tiếng cười khúc khích. Tôi gắt:

- Bà nào chơi trò ma giáo vậy ? Lỡ rách áo người ta sao.

Nguyệt chỉ Lan:

- Con Lan nó ngứa tay đó. Tao hỏng có à.

Lan trợn mắt cãi:

- Xạo. Mày chớ tao hả ? Hồi thầy kêu anh Trần lên là mày cộtáo tụi nó chớ bộ.

Những chuyện “ma giáo” như thế vẫn thường xảy ra giữa chúngtôi luôn. Nguyệt cười làm lành:

- Thôi tao xin lỗi. Bị thấy mặt thầy đằng đằng sát khí,thành tao … hoạt động cho tay đỡ tê máu.

Chúng tôi bỏ xuống bàn Châu. Gương mặt nó có vẻ quan trọngra phết. Nó bảo Sâm:

- Hồi chiều qua tao gặp “kép” của mày.

Sâm cười:

- Rồi sao ? Mày “mết” lúy à ?

Châu đập vào vai bạn:

- Nói bậy. Tao gặp nó cặp với một con bé nào vào Pole Nord ấy.

Tôi nhìn Sâm, mặt nó thoáng cau lại:

- Cái gì ? Mày gặp Tân đi với “ai” hả ? Chắc mày nhìn lầm …

Châu cả quyết:

- Khỏi đi. Chính tao thấy rõ ràng mà. Thằng Tân mặc quầnjeans màu ngà, áo montagut đỏ, còn con bé đi với nó mặc cái mini hồng mà. Nó liếcthấy tao nên cúi xuống … lơ đi như không thấy vậy đó.

Mặt Sâm làm ra vẻ lạnh lùng, nhưng giọng nó hơi run:

- Để tao hỏi lại coi, có khi là em nó.

Châu nhún vai:

- Em gì mà cặp tay nhau đi kỳ vậy. Mầy tin nó, có ngày “hố”à em. Bọn con trai choai choai bây giờ khó tin nổi.

Tôi theo dõi câu chuyện của hai đứa nó và bỗng thấy buồn cười.Lần trước, chính Sâm “tố cáo” bồ của Châu có mèo. Giờ lại đến lượt Châu tố cáolại. Cũng may, tôi không ở trong cái vòng lẩn quẩn như chúng nó. Mệt trí quá.

Một dáng người bỗng thập thò ở ngưỡng cửa. Màu áo hoa rừng vớidáng cao dong dỏng của anh ta thật hợp với làn da rám nắng. Anh ta tiến vào lớpvà hỏi con Thủy ở bàn đầu câu gì đó, nó bỗng quay xuống gọi tíu tít:

- Thụy ơi, ai tìm mày kìa.

Tôi ngỡ ngàng, ơ hay, sao anh ta lại đi tìm tôi nhỉ ? Tôi cóquen ai Biệt Động Quân đâu cơ chứ ? Trong thoáng, tôi chợt nhớ đến anh Phong,thôi chắc anh ấy rồi. Có lẽ anh ấy về thăm, rồi chị Liễu chỉ đến đây tìm tôicho biết mặt. Tôi ra khỏi ghế và tiếng Sâm đuổi theo:

- Le ác ta, có bồ Trung úy Biệt Động Quân mà dấu kỹ.

Tôi ra khỏi lớp trong tiếng xầm xì của các bạn. Người línhtrẻ nghiêng người nói nhỏ:

- Liễu bảo anh tới đây.

Sự ước đoán của mình đúng quá, tôi nghĩ thầm mỉm cười:

- Anh ạ.

Hai anh em ra đứng ngoài lan can. Anh Phong nhìn tôi:

- Thụy có ngạc nhiên không ?

Tôi nghịch ngợm hỏi lại:

- Thế anh có ngạc nhiên không ?

Anh Phong lắc đầu:

- Anh là lính … Không có gì làm ngạc nhiên nữa cả. Hơn nữa,với Thụy, anh đã nghe chị Liễu nói nhiều rồi.

Tôi chu môi:

- Chắc chị Liễu nói … Thụy là con nhỏ nghịch ngợm và dễ ghétlắm phải không ?

- Không. Liễu nói Thụy ngoan và xinh lắm.

- Bây giờ gặp Thụy anh còn thấy chị Liễu nói đúng nữa không?

Anh Phong khẽ gật:

- Liễu nói rất đúng.

- Nghĩa là Thụy ngoan và xinh nữa.

- Ừ, chị Liễu nói Thụy thương chị lắm. Anh mến ai thương chịLiễu.

Anh Phong nói với tôi bằng giọng giải thích y như nói với mộtđứa bé lên 10. Tôi nói:

- Anh thấy Thụy lớn chưa ?

- Chưa. Thụy bé lắm. Bé bỏng y như con búp bế của Liễu vậy.

- Thụy lại thấy Thụy lớn rồi chứ.

- Lớn gì cô bé, 17 tuổi đã biết gì đâu. Mà lớn khổ lắm Thụy ạ,em mong lớn làm gì.

Lại cái giọng người lớn. Làm như tôi bé lắm vậy. Nhớ đến thưanh Phong viết cho chị Liễu, gọi tôi là “bé Thụy” tôi bỗng tưng tức. Tôi bướngbỉnh:

- Em lại muốn lớn cơ. Con nít thiệt thòi lắm.

Anh Phong nhìn thẳng tôi như vừa nghe một câu nói lạ:

- Sao em nói lạ vậy ?

Tôi bối rối. Tôi biết mình vừa đi vào một câu hỏi không giảiđáp. Thật ra, chính tôi cũng không hiểu mình “thiệt thòi” gì khi bị coi là bécon. Tôi lảng đi:

- Anh về bao giờ thế ?

- Anh về chiều qua. Sáng nay gặp Liễu. Liễu chỉ trường Thụyvà bảo anh đến thăm em.

Tôi hỏi đột ngột:

- Anh thương chị em lắm hả ?

Giọng anh Phong thản nhiên như người anh cả:

- Ừ, Thụy biết rồi. Anh thương Liễu. Chị ấy đáng thương …

Anh hơi ngập ngừng:

- Và đáng yêu nữa.

Rõ ràng là anh Phong coi tôi như đứa con nít không biết gì mớithản nhiên nói về tình yêu của anh như thế. Nếu coi tôi là người lớn hẳn anh phảicó một chút ngại ngùng nào chứ … Dù sao, tôi là một đứa con gái … và không phảilà em của anh ấy.

Tự ái bỗng dưng bị va chạm. Tôi muốn mọi người biết tôi đã lớn,công nhận tôi là người lớn, kể cả anh Phong. Nhưng tôi chưa biết mình phải chứngtỏ bằng cách nào. Anh Phong tiếp:

- Anh có quà cho Thụy.

Anh đưa cho tôi một gói giấy. Sự hồn nhiên trở lại, tôi mở vộivàng gói giấy và sửng sốt.

- Búp bê !!!

- Búp bê. Anh Phong tiếp lời. Anh chắc em thích.

Mắt tôi trĩu xuống nhìn con búp bê nhồi bông và vải vụn, làmthật khéo nhưng đồng thời nó cũng nhắc cho tôi biết rằng “Thụy ới, người ta coithường mày, vì mày chỉ là đứa con nít”.

Bình thường bản tính tôi vốn hiền lành, không hiểu sao hômnay trở nên căng thẳng dữ dội. Tự ái bị tổn thương làm ngực tôi nghèn nghẹn.Tôi muốn khóc, nhưng cố dằn. Thật là đột ngột, những phản ứng quá mạnh đột khởitự nhiên làm tôi trở nên xa lạ với chính mình. Tôi dằn lại, cố nói bằng giọngreo vui:

- Đẹp ghê, Thụy cám ơn anh.

Sợ những câu nói tiếp theo của anh Phong sẽ làm tôi thêm bựctức, tôi tìm câu hỏi:

- Sao Thụy nghe nói anh ở quân trường, Thụy tưởng anh mới vôlính.

- Anh đi lính hơn ba năm rồi chứ. Mấy tháng trước anh đi họcthêm khóa huấn luyện cấp chỉ huy.

- Hèn chi, chứ mới ra trường đâu đã lên trung úy liền anh nhỉ? Chị Liễu hách ghê.

Anh Phong nhìn tôi:

- Liễu “hách” là sao hả Thụy ?

Biết anh hiểu lầm câu tôi nói, tôi giải thích:

- Dạ, em nói “hách” là chỉ có bồ trung úy oai đó chớ. Emnghe nói Biệt Động Quân dữ lắm. Thế anh có dữ không ?

Anh Phong cười sau câu nói. Thấy tôi im lặng anh tiếp:

- Khi Thụy lớn, Thụy cũng sẽ có người yêu. Muốn chọn mũ nâuthì anh giới thiệu cho.

Tôi bướng bỉnh:

- Khỏi chờ anh giới thiệu, Thụy có người yêu rồi.

Anh Phong cười lớn:

- Ai mà yêu Thụy chắc sẽ phải sắm nhiều khăn tay lắm.

Tôi tròn mắt ngạc nhiên:

- Chi vậy anh ?

- Thì … để lau nước mắt khi cô khóc chứ còn làm gì nữa. Cáccô bé … mệt lắm.

Anh chợt nhìn đồng hồ:

- Thôi anh ghé thăm Thụy một lát, bây giờ anh phải đi trìnhdiện. Chiều anh ghé nhà chơi nhé !

Tôi hỏi:

- Chị Liễu có dặn anh ghé không ?

Hỏi câu đó là vì tôi nghĩ đến sự khe khắt của mẹ tôi. Tôi chắcchị Liễu không muốn anh Phong tới đó. Anh như hiểu ý tôi:

- Có. Liễu nói chiều nay dì bận đi thu hụi đâu đó, chắc anhghé qua một tí cũng không sao.

Tôi hơi ngượng khi thấy anh Phong cũng quá rõ sự khe khắt củamẹ. Tôi nói vớt:

- Anh ghé chơi nghe. Có mẹ Thụy cũng đâu có sao.

Chúng tôi chia tay nhau. Tôi trở vào lớp. Tụi bạn nhao lên:

- Bà Trung úy oai ghê há tụi bây.

Biết tụi nó hiểu lầm, tôi lên tiếng:

- Đừng nói bậy tụi mầy. Anh tao đó.

Có tiếng cười rộ, rồi tiếng con Nhung riễu cợt:

- Anh, đúng rồi. Anh … họ từ đời Adong cơ mà. Thảo nào mà hỏicó bồ không nó cứ cười mím chi hoài. Chắc nếu anh chàng không tới tìm, họa là đếnngày cưới mình mới biết.

Sâm phụ họa:

- Đã chắc nó mời mình. Mình nghèo, mang mặt lại nó mắc cỡ.Dù gì cũng là ông Trung úy chứ.

- Mà Trung úy Biệt Động Quân nữa mới chì, Châu tiếp lời. Coianh chàng được quá chớ, cao cao, đen đen nè. Thêm hai bông mai trên áo nữa nè …Con nhỏ Thụy coi vậy mà lấn hết bọn mình à ta.

Sâm gật lia lịa:

- Là cái chắc. Tao còn sợ mai mốt ra đường gặp mình nó hổngthèm nhìn nữa chứ.

Tôi gân cổ lên cãi:

- Tao đã nói là không phải bồ tao mà. Tụi mày sao ác quá vậy.

Nước mắt gần ứa ra, tôi cố gắng dằn lại. Sự nghịch ngợm vàđùa dai của đám bạn cùng lớp làm tôi không sao cải chính được. Sâm vuốt tóc tôinhư nó là một “bà chị” chính hiệu con nai:

- Thôi mà cưng, đùa tí mà. Thấy cưng có người yêu thì tụinày mừng dùm chứ sao.

- Nhưng mà có người buồn đấy nhé.

Tôi biết Nhung muốn ám chỉ ai khi nói câu đó. Nó đang nói đếnNhật, anh học sinh lớp đệ nhất vẫn thường nhìn tôi và kiếm cớ trò chuyện vớitôi mỗi khi trường tổ chức văn nghệ, vì chúng tôi cùng ở trong ban văn nghệ nhàtrường.

Tôi rất mến Nhật, anh hiền và học giỏi, anh không hay theo“tán” các cô khác một cách suồng sã. Tôi đã được thấy nhiều anh nam sinh như thếnên tôi mến Nhật, nhưng chỉ “mến” thôi.

Biết không nói lại những con bạn “quỷ sứ” tôi đành im lặng.Sự im lặng của tôi như một sự công nhận “luận điệu” của chúng nó nãy giờ. Nghĩalà đúng 100 phần trăm tôi là bồ của anh Phong.

Tự dưng, trong sự thán phục của các bạn tôi cũng thấy hayhay. Tôi bỗng dưng thấy mình không còn là “con bé Thụy ngu ngơ” như ý nghĩ củaanh Phong và chị Liễu nữa. Tôi là một thiếu nữ, tôi đã đàng hoàng có một ngườiyêu rất “hách” dưới mắt của các bạn.

Tôi mỉm cười trong ý nghĩ ngộ nghĩnh đó. Ừ, thì ta có ngườiyêu đấy, cho tụi mày biết tay, khỏi chê ta “cù lần”. Ta không thèm bắt bồ với bạntrai cùng trường đâu. Ta quen “mí” chiến sĩ miền xa cơ.

Tôi cười thầm chính mình. Tôi cảm thấy thích thú hơn là bực tức.Thì có sao. Đâu có đứa nào biết mà lo … Tụi nó đã “lỡ” phục mình rồi, cho nó“ngán” luôn càng tốt.

Thấy mặt tồi đã “tươi” lại chứ không còn ủ rũ, cau có nữa,Châu lên tiếng:

- Rồi, thấm ý cô nàng cười rồi đó. Đang lan man nhớ đếnchàng chứ gì ?

Tôi nói ỡm ờ:

- Nhớ … thì sao ?

Có tiếng vỗ tay, và Sâm nói như reo:

- Hết chối nghe. Vậy mà làm bộ hoài. Từ nay tao xin chừa,không dám chê mày “ngây thơ” nữa đâu.

Có tiếng chuông reo vào lớp học. Chúng tôi tạm ngưng câuchuyện, đứa nào vào bàn nấy. Tôi lấy tập Việt văn ra ghi bài mà vẫn còn nghethích thú với ý nghĩ mình đã nghiễm nhiên “oai” hẳn trước mặt các bạn.


Đọc tiếp: Chị em khác mẹ - Phần 3

Trang Chủ » Truyện » Tiểu thuyết » Chị em khác mẹ
Powered by XtGem
Copyright © 2018 15Giay.Xtgem.Com