CHƯƠNG 12: MẢNH GHÉP
Cảm xúc là những mảnh vỡ muôn hình được ráp lại, có to có nhỏ, ngọt ngào và chua xót, vậy nên dù chỉ lạc mất một mảnh, con người ta cũng không bao giờ biến mình trở nên hoàn thiện.
Ôm cái đầu nặng trịch hậu quả buổi tối qua nhậu nhẹt cùng lũ Thằng Béo .
Vừa xuống nhà đã ngửi được mùi thức ăn bay ra, bước chân tôi gấp gáp đi vào phòng bếp.
Trên bàn ăn đặt một bát mì màu sắc phong phú, hơi nóng bốc lên trắng xoá, mùi thơm vây lấy căn bếp.
Nhà vắng lặng chắc mọi người đã đi làm hết cả. Kể từ khi vú Vân bỏ đi, lâu lắm rồi tôi mới nhấm nháp, tưởng quên béng đi cái vị mì trường thọ trong trí nhớ... Cầm đây đũa lên, chậm rãi đưa một miếng vào miệng, còn chưa kịp thưởng thụ hương vị truyền đến đầu lưỡi, một cơn buồn nôn từ dạ dày trào dâng, tôi quẳng bát mì lao vào bồn rửa, chỗ thức ăn tức khắc tống hết khỏi miệng. Một tay ôm tay ôm bụng, một tay chống vào thành bồn, cơn bỏng rát từ thượng vị trào dâng, cơn đau chiếm trọn đầu óc, phá huỷ tâm trí tôi. Trong làn sóng bồng bềnh quay cuồn, bên tai vang vọng tiếng gọi hoảng hốt. Người đỡ lấy tôi cơ hồ chịu không được sức nặng nên cả hai cùng ngã xuống, trước khi ngất đi trên môi tôi còn đọng lại vị mằn mặn của nước mắt.
Tỉnh dậy đập vào mắt tôi là trần nhà sơn trắng, tràn ngập cái không gian trống vắng bởi một mùi thuốc khử trùng nhàn nhạt.
Sau khi được y tá trần thuật lại tôi mới biết mình vừa trải qua ca phẫu thuật về dạ dày, tạm thời vết khâu khá tốt chỉ có điều vượt sức tưởng tượng: người tiến hành phẫu thuật không ai khác lại chính là bố tôi.
Như một con cá sống bị đáp vào chảo dầu sôi sùng sục, vừa bật dậy hay thay vùng bụng bị tác động mạnh quặn lên đau tức. Nằm bẹp dí lưng vào giường, từ chối sự giúp đỡ của cô ý tá.
“Ông ta… chị không nhầm chứ?”
“Đường nhiên là…”
“Tôi là người phụ trách!”
Người đàn ông tiến vào, vẻ đĩnh đạc trên người ông ta làm tôi muốn cười một trận, mà tôi đúng đang cười.
“Bệnh viện thiếc bác sĩ rồi nên mới phiền đến phó khoa ngài ra tay?”
Bố tôi chả phản ứng, giống kiểu nghe những thứ vô bổ, chỉ phẩy tay ra hiệu cô y tá ra ngoài, còn một mình ông ta đối diện với tôi. Điều chỉnh lại chiếc gối vào vị trí thoải mái nhất, tôi mỉa mai.
“Lại còn sợ người khác nghe được chuyện xấu của ông chắc!”
“Mày!” Ông ta nhắm mắt kìm nén cơn giận.
“Yên phận chút đi!”
“Từ khi sinh ra ông đã ghét tôi, kém nước hận mình không thể giết chết tôi sao?”
“Mày tạm thời chưa thể chết được!”
“Sinh diệt là do tôi lựa chọn, ông không có quyền gì quyết định!”
“Tao là người đem sự sống đến cho mày! Có chết cũng phải chết trong tay tao!”
Rầm! Kết thúc cuộc cãi vã giữa tôi và bố luôn luôn bởi tiếng cánh cửa gỗ mạnh mẽ va chạm.
“Chả lẽ ngay cả cơ hội được chết tôi cũng không có sao?”
Gào lên như một thằng lên cơn dại, tôi với lấy lọ hoa đặt trên bàn quăng thẳng vào cánh cửa đã đóng chặt. Âm thanh vỡ vụn xen lẫn tiếng người hô nhỏ hoà tan vào nhau, tim tôi đập chậm một nhịp, lật nhanh người lại.
Cái người mà tôi cứ tưởng là ông bố tôi kia lại đang chết trân tại chỗ, trên má rỉ ra một dòng máu đỏ tươi, dưới đôi hài trắng tinh là ngàn vạn những mảnh thuỷ tinh vụn vỡ.
Bánh Bột Gạo dường như không cảm giác rằng mình bị thương, nó cúi đầu nhặt nhạnh từng mảnh nhỏ trong suốt, dáng ngồi phảng phất nét cam chịu của mẹ tôi.
Tay nắm chặt ga giường, gằn giọng đến không thể thấp hơn.
“Để đấy!”
Nó vẫn làm như điếc, tiếp tục công việc thu lượm.
“Dừng lại ngay!”
“Tao nói mày dừng…”
Một chân vừa chạm đất liền vô lực ngã khuỵu, chưa bao giờ tôi thấy mình vô dụng và bất lực đến mức này.
“Anh ơi!”
“Anh có sao không?” Cảm giác hụt hẫng y hệt tôi không phải vừa ngã từ chiếc giường xuống mà là đứng từ trên cầu thang mục nát, vừa chạm vào đã bước hụt ngã ngửa. Đau đớn từ trong cốt tuỷ cùng lúc nhân lên khiến buồng phổi bị hút cạn không khí. Hệt như bị người ta cầm con rựa rỉ sét từ từ đâm vào bụng, từng chút một xuyên vào đến ngập cán, máu chảy đầm đìa, chẳng chết luôn mà đợi máu cạn khô đến chết!
“Anh ơi!” Nước mắt rơi đầm đìa, tôi muốn hỏi nó “từ lúc nào mày đã không còn ngọng nữa rồi, sao tao lại không biết vậy?”
Môi cắn chặt, chặt đến đau buốt, còn đau hơn cả cơn đau dạ dày ngự trị bao năm qua, đau hơn cả mảnh vỡ đang đâm chọc trên da thịt tôi. Bánh Bột Gạo đâu còn là con bé nói ngọng mà tôi quen, nó là đứa con gái mà bố tôi còn coi trong hơn cả con đẻ của mình.
“Tao không phải anh mày!”
Nó ngẩn người, cúi thấp đầu, giọng nói nhỏ như muỗi kêu.
“Em biết… em không xứng… từ nay sẽ… Không gọi nữa!”
“Biết. Thế là tốt!”
Tôi muốn đứng dậy, một bàn tay nhỏ bé vẫn nắm chặt khuỷu tay tôi, tôi muốn hất nó ra, chẳng hiểu sao lại lau đi vệt máu loang nổ trên mặt, nó khẽ nhíu mày, tôi nổi quạu lên.
“Lần sau trước khi vào phòng người khác phải biết gõ cửa!”
“Em gõ rồi…”
“Lại còn cãi!”
Tôi buồn bực thở hắt.
“Biết đau chưa? Đau thì phải kêu ra chứ!”
Nó lắc đầu, đảm bảo định chối cãi, tôi chặn luôn.
“Không đau thì khóc làm gì!”
Bánh Bột Gạo ngẩng đầu, dùng ánh mắt không nên sở hữu ở một đứa trẻ nhìn tôi, môi mấp máy.
“Em sợ lắm… an..h ngã ở bếp… mặt trắng bệch… em tưởng…a… chết…”
“Mày điên rồi.”
Chỉ cách một giây trước khi tay tôi kịp chạm vào mái tóc nó, cánh cửa phòng đột ngột mở ra, một đôi guốc cao gót và túi đồ chen vào.
“Chú em bệnh…”
“Khoẻ chưa Đại ca, mụ Chằn Tinh, còn đứng chắn lối hả? Mau lui ra nào!”
Mái đầu màu vàng và khuôn mặt bự phấn, tôi thu tay lại, chật vật đứng dậy.
“Rất khoẻ!”
“Sắp chết còn sĩ diện!” Tường Vi kéo tôi nằm trở lại giường, động tác rất thô lỗ, tin chắc chị ta lấy lý do để trả thù.
“Chị cố ý?”
“Biết rồi còn hỏi.”
Tường Vi cười nhăn nhở liền bị Thằng Béo từ phía sau đẩy ra, giơ tay muốn đấm.
“Ai cho chị đánh anh ấy!”
Tường Vi bóp chặt mũi Thằng Béo khiến mặt nó nhúm lại một chỗ, miệng la oai oái như lợn bị hoạn.
“Chị buông ngay…!”
“Cho mày chết! Còn dám gọi chị là Chằn Tinh không? Dám không?”
"Never!"
...
“Dạ... em xin lỗi chị…”
…
Tiếp đó cả lũ đàn em bâu vào hỏi chuyện, mỗi thằng một câu nhốn nháo cả phòng bệnh. Lúc liếc mắt ra đã không thấy bóng trắng đứng cạnh cửa đâu, chắc là thu dọn xong nó liền đi rồi…
“Đại ca ới!”
“Gì?”
“Hồn anh treo đâu vậy?”
Tôi khó chịu đáp một quả cam vào đầu nó, nó chậm tay chậm chân bắt hụt, bốp một tiếng ôm cái mũi xoa xoa.
“Sao anh không nói cho em biết bệnh tình, nếu cô chủ nhiệm không báo thì…”
“…vĩnh biệt lần cuối!”
Thằng Béo hung tợn quát Tường Vi. “Chị im mõm!”
“Á, hôm nay mày ăn gan hùm mật báo hả?”
Lại một cuộc hỗn chiến quen thuộc, đến khi cả bọn ngồi yên xuống giường, Thằng Béo ra vẻ ăn năn.
“Biết bênh tình của anh… em bằng giá nào cũng ngăn cản anh uống rượu.”
“Thằng này hâm, sinh nhật không uống rượu thì uống gì? Chẳng lẽ uống nước đ*i!”
“Đã bảo im mà, cút ngay!”
“Kệ xác mày, trưa rồi chị đi ăn đây, mày cứ ở đây mà tâm sự với Đại ca mày!”
Chị hất tóc, liếc xéo mấy thằng thủ hạ vây quanh.
“Chúng mày đi không?”
Cả lũ đưa mắt nhìn tôi lại nhìn xuống bụng mình, cuối cùng bị vẻ hung dữ của Thằng Béo dọa nạt đành ngoan ngoãn ngồi cả lại. Tường Vi hừ lạnh, gót giày nện mạnh xuống nền đánh chan chát, vung vẩy bỏ đi.
“Tí nữa chết đói tao mới cười!”
Bọn lau nhau cúi thấp đầu, vẫn ôm cái bụng kêu òng ọc cố trụ, phải nói thật là tôi rất thích cảnh bọn đàn em của mình bất hoà với nhau.
“Anh bây giờ cảm thấy thế nào?”
“Tốt!”
“Lát nữa em phải hậu ta bác sĩ phụ trách phẫu thuật cho anh” Đổi lại sự trêu đùa của nó là sự bực bội ở tôi, tôi rít lên.
“Vậy thì đến mà cảm ơn bố tao!”
Thằng Béo sững người, nó thường xuyên sang nhà chơi đâu phải không biết về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình tôi, đặc biệt giữa tôi và bố. Thằng Béo nhiều lần thắc mắc, nó chả cách nào lý giải được tôi tại sao luôn hận ông ta.
“Anh mở lòng cho bác một cơ hội, cũng là cho anh...”
“Không phải tao chưa thử, mà kết quả đã rõ rồi!” Tôi ngừng lại.
“Một việc mày đã biết trước kết quả thì dù có cố gắng thế nào, dùng mọi cách có thay đổi được nữa không?”
Thằng Béo im lặng, có vẻ đang cặn kẽ suy nghĩ vấn đề này.
“Em không hiểu... Như em và bà già em. Bố em công tác suốt, trong nhà chỉ có hai mẹ con, nếu một ngày không thấy tiếng chửi bới điếc tai của bà ấy lại nhớ nhớ thế nào ấy...”
“Có một đợt em đi chơi tới khuya mới về, nhà tối om, thậm chí món ‘cám lợn’ ghê tởm cũng không có, em tức quá ra ngoài ăn. Đến tối về mới phát hiện bà ấy bị bệnh nằm bẹp một chỗ, không rên rỉ, không quát mắng... bà ấy cứ nằm im thế thôi. Em hoảng quá đưa bà ấy đi bênh viện, đến khi về nhà thấy cửa hàng đóng chặt bà ấy lại rút roi đánh em, chửi: ‘Mấy ngày nay hàng à? Ế trương ế thối lấy gì ăn!’ Em bảo: ‘Trông bà thì lấy thời gian đâu!’ Bà ấy không biết điều cầm chổi đánh em, mịa mụ già chết tiệt ấy!”
Sâu trong cổ họng tôi đắng chát, lưỡi cứng đờ, một câu cũng không bật nổi. Sao gia đình tôi không như nhà nó, có thể mắng chửi lại quay ra cười đùa. Như mẹ từng nói tôi và bố tính cách quái dị cố chấp hệt nhau. Có thể hình dung tương tự việc hai con dê đi trên một chiếc cầu, dù cả hai có cùng rơi xuống ngước cũng không chịu nhượng bộ đối phương. Năm đó tôi nói mình sẽ không rơi xuống, vì trước đó tôi đã kịp húc chết ông ta rồi!
Bọn nó ngồi chơi một lúc lồi lũ lượt kéo nhau về, chuẩn bị tiết học cho buổi chiều.
Cửa vừa đóng chốc lát lại mở ra, Tường Vi đem ga-men đầy cháo đặt lên bàn, tôi nói không đói, chị cũng không ép. Bỏ táo ra gọt, gọt đến nỗi táo chuyển thâm mà chưa xong.
Tường Vi bực bội đáp quả táo nham nhở vỏ vào sọt rác, chán chê quay ra vuốt ve lưỡi dao loang loáng ánh thép, tôi nhíu mày, thấy hơi khói chịu.
“Sợ chị cắt vào tay à?”
“Không, tôi ghét những vật sáng loá!”
Mặt chị ta sa sầm, có vẻ cáu.
“Nói phét tí thì chết ai!”
“Ai nói là không chết!”
Chị ta im lặng không nói chuyện một hồi lâu, mãi sau mới mở lời.
“Cậu biết bệnh trạng mình lâu chưa?”
Tôi không đáp.
“Biết rõ mà không chịu khám lại còn nốc rượu như trâu, đúng là muốn chết sớm!”
Câu này làm tôi nhớ lại cuộc đối thoại vào lúc sáng với bố, đáp nhạt thếch.
“Muốn chết cũng khó!”
Tường Vi là người biết áp chế cơn tò mò, đây là lý do chính tôi không kiêng nể gì nói chuyện với chị.
“Con bé có vẻ hiền nhỉ?”
“Ai?” Bất ngờ chuyển đề tài làm tôi giật mình, phản ứng cũng chậm gấp đôi bình thường.
“Lolita, em gái cậu đấy!”
“Chị đừng nghĩ ai cũng đĩ thoã giống mình, nó cũng không phải là em gái tôi!”
Bị câu nói của tôi đập trúng, trên mặt chị ta hiện lên một chút tổn thương nhưng rất nhanh lại bình phục tan biến chưa từng xuất hiện. Tường Vi nhe răng cười nhăn nhở.
“Cám ơn về lời khen của cậu, nhưng tôi nói này, dù cậu có trăm lần phủ định thì nó vẫn là em gái trên giấy tờ với cậu!”
“Chuyện của tôi không cần người ngoài là chị tham gia!”
Ngày hôm nay cánh cửa phòng bệnh đặc biệt không biết bị đập mạnh bao nhiêu lần.
Tôi giơ bàn tay bị mình nắm chặt đến mức trắng bệch, bỗng thấy cuộc đời thật nực cười.
Cuối thu tiết trời lạnh lẽo thổi bay tấm rèm mỏng, qua khung cửa kính trong suốt được dán lên bởi một khoảng trời cao xanh ngắt. Cây cối thi nhau chuyển thành một màu từ đỏ rực tới vàng úa, dưới khuôn viên trường một cái bóng nhỏ xíu chậm rãi bước đi, cỏ mượt như nhung, gió khẽ thổi làm lay động tà váy. Trắng đến loá mắt...