Ring ring
Đọc truyện

Chạy theo ánh mặt trời - Phần 1


Gì nữa trời

Đó là câu nói đầu tiên của Tô KimUyên khi cô nhìn thấy tên mình cùng điểm số của môn học Kiểm toán trên tờ giấyA4 nhàu nhĩ do đám sinh viên tranh giành nhau nằm sót lại ở trên bàn học. Côkhông tưởng tượng nổi, môn học kỳ này lại chỉ đạt điểm D.

Nhưng vẫn thật may, cô lẩm bẩm, được rồi, đượcrồi, chỉ cần không phải đóng tiền học lại là ổn rồi.

Lững thững rời khỏi lớp, vừa đặt bước chân đầu tiêntới dãy hành lang, tai cô như ù đi ngay lập tức. Cô nín thở và lùi lại phía sauvài bước. Cánh cửa sổ của phòng học trên lầu tám có thể che khuất dáng ngườicô.

“Thầy. Em thật sự yêu thầy.”

Kim Uyên không biết nữ sinh viên đó là ai, cô ấy có học chung lớp khôngthì cô càng không rõ. Tóc cô gái vàng cháy và buộc chỏng ra phía sau. Cô càngkhông cảm nhận được cô gái này có biểu hiện run rẩy hoặc e dè với màn tỏ tìnhthực sự đang làm người chứng kiến phải mắt tròn mắt dẹt.

Trong lớp chỉ còn lại mình cô gái tóc vàng và thầygiáo cũng chuẩn bị rời khỏi lớp học. Thầy giáo đó là ai, dạy môn gì? Kim Uyênkhông hề biết. Anh ta chừng gần bốn mươi tuổi, hơi ngẩng đầu lên và nhìn khắpxung quanh lớp. Nét mặt anh ta cũng không tỏ ra bất ngờ, thậm chí còn bình thảntrên cả mức bình thường.

Một cách ngắn gọn, anh ta nói, “Em cần điểm loạigì?”

Cô gái tóc vàng khịt khịt mũi, sau đó cười tươi, “Vậy em sẽ đợi thầy ởngoài được không ạ?”

“Ừm”, anh ta hắng giọng rồi gật đầu.

Vừa ra khỏi lớp, thay vì rón rén từng bước chânchậm rãi như ban nãy, cô gái chạy nước kiệu tiến về phía đám bạn. Một cách hồhởi, cô hét lên, “Đoán đi, Thị trường Tài chính của tôi sẽ đạt điểm loại gì vàotối nay?”

Kim Uyên đứng dựa lưng vào tường, thở gấp, hóa racô gái đó là sinh viên khoa tàichính ngân hàng, cô nghĩ.

Nhiều ngày về sau đó, trong một buổi tối đimua đồ ăn khuya, Kim Uyên vô tình gặp lại cô gái tóc vàng. Không giống như hoàncảnh nghèo khó, không phải bận bịu kiếm tiền để trang trải cuộc sống hay nộphọc, cô gái tóc vàng đi xe ga và gào thét cùng một đám bạn lộ rõ vẻ ăn chơi tráctáng lê quẹt những bánh xe xuống mặt đường rồi cười khanh khách. Cô hiểu ra, đổi tình lấyđiểm trong hoàn cảnh của cô gái tócvàng mới ấu trĩ làm sao?

***

“Sao cậu không lên trường? Sắp thi rồi đó. Họckhông lo học, suốt ngày...” Kiều Trang định nói nốt vài từ cuối nhưng miệng côđã kịp mím chặt lại khi bắt gặp đôi mắt trống rỗng của Kim Uyên đang nhìn mình.

“Ừ”, không muốn nói điều gì thêm, Kim Uyên mỉm cườisau câu trả lời hờ hững và cộc lốc. Cô cảm thấy mệt mỏi nếu tiếp tục im lặng,và sau đó là lắng nghe một tràng đả kích thúc giục, bạn phải học đi, phần này này, chương đó đó… tớ sẽ hướng dẫn bạn làm bàitập mà…

Cô quay trở lại với những mũi đan cùng vài cuộn lenmàu óng ánh. Cô biết tỏng, Kiều Trang đang nhìn chằm chằm mình đầy dò xét.Nhưng cô chẳng thể ngẩng đầu lên, Kiều Trang sớm muộn gì cũng sẽ mắc bệnh timmất thôi nếu như cô cứ thích chơi trò “dọa nạt” người khác theo cái kiểu hênhhếch mặt lên với đời.

Kim Uyên không đổ lỗi cho những gì đã xảy đến, cũngkhông định than thở hay kể lể gì với ai để họ có thể cảm thông được. Cô sợnhững ai làm bạn với mình, nói đúng hơn thì đó là do sự mặc cảm mà cô luôn cảmthấy mình có khoảng cách với người khác khi cô chỉ là đứa sinh viên học lực kémvà lười biếng. Kể cả Kiều Trang, người gần gũi với cô nhất, sống cùng với côtrong căn phòng trọ này, chia sẻ với cô đủ những khó khăn của cuộc sống sinhviên, nhưng vẫn có một khoảng cách mà không thể nào gần lại được.

“Thôi thôi. Đừng có nhìn người khác chăm chăm như vậy chứ?”, cô ngừngtay đan và ngẩng đầu lên. Việc cứ phải giả vờ như thể chẳng biết chuyện gì đangxảy ra khiến cô mệt mỏi. Kiều Trang cũng vội nở một nụ cười gượng khiến KimUyên cảm thấy bối rối. Cô hỏi nhỏ, “Sao thế? Chẳng lẽ tớ lại nấu cơm dở như hômqua à?”.

Kiều Trang chỉ lắc đầu. Kim Uyên cũng im lặng ngay sau đó. Bản thân côcũng chẳng thích thú gì với kiểu đối thoại dấm dẳng, không đầu không cuối nhưthế này.

Kiều Trang dọn dẹp sạch sẽ mâm bát rồi leo ngay lêngiường. Cô lôi hết sách vở ở trong cặp ra cùng một chồng sách tham khảo caongất mượn từ thư viện về và xếp ngay ngắn ở cuối giường. Kiều Trang cầm mộtcuốn sách khá dày, và xem chúng cũng khá qua loa. Đôi mắt cô lờ đờ như muốnnhắm chặt lại sau những căng thẳng từ năm tiết học buổi sáng. Nhưng chỉ đượcchừng mươi phút, cô đã im lìm trong giấc ngủ trưa.

Kim Uyên vẫn đã ngồi yên vị trên chiếc giường đơn ở tầng hai. Cô saysưa cùng những mũi đan nhanh thoăn thoắt và không để bỏ lỡ nhịp. Cô phải hoànthành chiếc áo này vào trước trưa mai để còn kịp giao hàng cho bà Sáu.

Lúc ngó đầu xuống giường dưới, Kim Uyên nhìn thấycuốn sách đang che gần hết khuôn mặt của Kiều Trang.

Lại là thuế, saolúc nào cũng ôm cuốn thuế như thế được vậy nhỉ?

Cô ngẫm bụng rồi nhẹ nhàng leo xuống giường ở tầng dưới. Nhưng khi côchưa kịp bỏ cuốn sách ra ngoài thì Kiều Trang đã tỉnh giấc. Kiều Trang hất mạnhbàn tay cô đang để gần sát khuôn mặt mình sang bên, “Cậu định làm gì thế hả?”,Kiều Trang gay gắt hỏi.

“Hừm”, Kim Uyên cũng cau mày, “Tớ chẳng làm gì cả. Tớ chỉ định bỏ cuốnsách dày cộm này ra để cậu dễ ngủ hơn thôi. Mà nói thật, tớ chưa thấy ai nhưcậu đấy. Khi ăn cũng nghĩ đến thuế. Giờ đi ngủ cũng không dám rũ bỏ thuế rakhỏi đầu”.

Rồi cô chẹp chẹp miệng than tiết trời Sài Gòn hôm nay nóng nực quá vàlững thững đi rửa mặt.

“Thì tại tớ học kém môn thuế chứ sao. Vả lại, cũng tới ngày kia là thimôn thuế rồi chứ bộ”. Kiều Trang bình tĩnh giải thích lý do để Kim Uyên hiểu.Cùng lúc đó, bàn tay cô miết lấy miết để sao cho những trang sách được phẳngphiu lại.

Nhưng Kim Uyên có vẻ chẳng bận tâm. Cho dù là người thường xuyên nghỉhọc thì cô cũng biết được vài thông tin ngắn gọn như là, giáo viên môn thuếchính là giáo viên chủ nhiệm lớp, là người từng dạy môn Kế toán Sản xuất Thươngmại và Dịch vụ năm thứ ba và đánh rớt cô môn học đó, là thầy giáo trẻ và mới ratrường...

Cô trở lại công việc của mình sau ít phút đi vã nước lạnh vào mặt đểtỉnh táo. Cô đắn đo suy nghĩ về ý tưởng móc len thành các họa tiết hoa lên phầnthân áo vừa mới xuất hiện trong đầu cùng lượng thời gian ngắn ngủi còn lại. Côkhông thể không thực hiện ý tưởng này. Nó sẽ khiến cô bứt rứt và vô cùng khóchịu. Nhưng thời gian lại chẳng còn nhiều, cô càng không muốn tiền công trongtháng này bị giảm sút chỉ vì cái lý do “làm thỏa mãn ý thích” của bản thân thayvì hoàn thành theo mẫu đơn thuần, không cần sáng tạo hay phá cách ấy.

Cô vừa bặm môi nghĩ ngợi vừa cố hết sức để mũi đan vừa nhanh lại vừakhông bị mắc lỗi. “Mình không thể để mất ý tưởng đó, nhưng mình càngkhông muốn mất tiền... Mình không muốn... không muốn”. Cô duỗi thẳng chân và đập bôm bốp xuốnggiường. Bây giờ thì cô đã hiểu vì sao Anne Frank viết trong cuốn nhật kí củamình rằng,Điều tuyệt vời nhất là tôi có thể viết ra tất cả những gì cảm nghĩ, bằng khôngsẽ chết ngạt mất...

Kiều Trang nhăn nhó lên tiếng, “Tớ nghĩ là cậu vẫn bình thường?”

“Ủa?”, Tô Kim Uyên cũng tròn mắt vì ngạc nhiên, “Chứ không phải cậu lênthư viện và học Thuế rồi à?”

“Làm gì có chuyện đó”. Kiều Trang bỗng tỏ ra dịu dàng và giọng điệu kháe thẹn. Cô thôi ngó đầu ra ngoài và nằm ngay ngắn vào vị trí cũ. Nhưng được vàigiây, Kiều Trang lại bật người ngồi dậy và tìm kiếm cuốn sách Thuế.

Hóa ra, Kiều Trang đã dùng nó để gối đầu.

***

Tô Kim Uyên buồn chán bước ra khỏi vănphòng khoa. Cô có cảm giác như đời sinh viên của mình đã đến ngày phải kếtthúc. Cô không thể trả nợ các môn học với số lượng ngày nghỉ vượt quá mức chophép và bị đình chỉ thi. Cô càng không còn tâm trạng nào nữa cho việc mỗi ngàyphải dậy thật sớm, đeo ba lô và đạp xe tung tăng tới trường như những năm thángtrước.

Và cô nghĩ tới việc mình sẽ nghỉ họchoặc lên phòng quản sinh nài nỉ xin làm đơn trình bày lý do và ký tên vào tờcam kết sẽ hoàn thành học phí ngay trong thời gian ngắn nhất.

“Lại trốn tiết nữa phải không? Sinhviên tụi bây bây giờ sướng thật đấy. Thích học thì học, thích chơi thì chơi”,bà chủ căng tin vừa bưng khay nước ra bàn đám sinh viên nam nhuộm đầu tóc vàngđỏ đang bắt chân chữ ngũ và ăn nói oang oang, vừa càm ràm.

Tự dưng, Kim Uyêncảm thấy nóng ran khắp mặt. Cô khoác ba lô trên vai và chạy vội về phía thangmáy.

“Kính coong...” Một tiếng chuông nhỏvang lên, cửa thang máy mở ra và từ từ khép lại ngay sau khi đã có một ngườiđàn ông bước vào.

“Ấy ấy... Chờ đã...” Kim Uyên hấp tấpchạy lao tới, tay phải quơ về phía trước mặt vẫy vẫy, tay trái vẫn phải giữchặt lấy chiếc ba lô.

“Phù!” Cô thởmạnh. Cửa thang máy lại kêu lên một tiếng “kính koong” nhỏ rồi đóng chặt lại ngaysau đó.

Cô dựa hẳn ngườivào thanh inox chèn theo hướng nằm ngang. Cô liếc nhìn những con số màu đỏ đangnhấp nháy và chờ lên lầu số tám. Đúng lúc nhìn vào tấm gương trong thang máy,cô phát hiện ra đang có một ánh mắt cũng đang nhìn mình. Theo phản xạ, Kim Uyênquay người lại ngay lập tức. Cô cần một phép chứng minh rằng, mình không hề bịhoa mắt.

“Thầy...” Tô KimUyên vừa ấp úng, vừa cười gượng.

“Chào em!” Người đàn ông trong bộ đồngphục quần tây đen và áo sơ mi trắng cũng mỉm cười đáp lại.

Kim Uyên lập tức quay lưng lại vàkhông nói gì nữa. Bây giờ thì cô đã hiểu vì sao nụ cười kia lại có khả năng mêhoặc người khác phái nhiều đến như vậy. Nhưng Kim Uyên vốn rất thích “dửngdưng” với người khác, cô cố tỏ ra thờ ơ như mọi lần vẫn gặp anh với khoảng cáchtrên mười mét ở trong lớp học.

Người đàn ông nàychẳng phải ai khác, chính là Tuấn - giáo viên chủ nhiệm 06CKT02. Anh hơn cô sáutuổi. Lớp học của cô cũng là lớp đầu tiên anh được giao làm chủ nhiệm sau khinhận công tác ở trường. Những cô sinh viên năm cuối đang ở độ tuổi đẹp nhất củathời con gái đôi khi cũng khiến trái tim anh xao xuyến. Trong đám sinh viên ấy,anh đặc biệt có tình cảm với Kim Uyên - một sự trùng lặp gì đó ở quá khứ hoặcvì ngẫu nhiên mà trái tim anh lỡ mất một nhịp đập ngay kể từ lần đầu gặp cô, vìthế điều này anh vốn vẫn phân vân và chưa thoát khỏi kí ức cũ.

“Em đã nghỉ học vào ca một?”, Tuấn vẫngiữ nét mặt điềm đạm và ngắm nhìn hình ảnh của cô đang hiển hiện ở ngay tấmgương trước mặt.

Kim Uyên hơi ngẩng đầu lên. Cô bặm bôivà thừa nhận, “Vâng”.

“Vậy em sẽ thamgia môn học này vào ca hai chứ?”

“Em không chắc về điều này. Bởi mộtlúc nữa em có việc phải rời khỏi buổi học”, Kim Uyên trả lời thành thật vàgương mặt cũng không hề bị biến sắc.

Tuấn không có phản ứng gì thêm. Anhkhông thể nổi điên lên như đang dạy dỗ một đứa bé gái đang học cấp một, anhcàng không thể hù dọa tôi sẽ đánh rớt emmôn học này..., khi trước mặt anh đã là một cô gái lớn khôn, biết nghĩ, vàphải chịu hậu quả sau những gì mình làm.

“Em có lẽ là một sinh viên cá biệt ởtrong lớp mà giờ tôi mới ‘khám phá’ ra.”

Ôi, thầy giáođáng kính. Có nhất thiết thầy phải dùng hai từ ‘khám phá’ để nói về một sinhviên chẳng có điểm gì nổi trội như em không? Tô Kim Uyên lầm bầm. Cô hỏi,“Như vậy là sớm hay muộn ạ?”.

Tuấnkhông trả lời ngay vào câu hỏi. Chính xác là anh định nói một vài điều gì đóvới Kim Uyên nhưng cánh cửa thang máy vừa lúc đó đã mở ra. Anh nắm chặt tay lạivà cố giữ một thái độ nghiêm trang. Trong khi đó, Kim Uyên đã bước ra khỏithang máy. Cú vấp vào đường viền chắn ở cửa thang máy khiến cô gần ngã nhào vềphía trước. Anh cau mày lo lắng và đưa tay định kéo cô lại phía sau. Nhưng côđã kịp vịn tay vào cửa thang máy, “Xin phép thầy. Em vô lớp”.

“Thật đáng khen vì điều này”, anh nhìnvào mắt cô và nói. Trong một giây trôi qua, anh đã chắc chắn rằng, một móng tayđã cắm vào lòng bàn tay do bị ép quá chặt.

Kim Uyên quay người đi, anh cũng từ từnới lỏng các ngón tay của mình.

Khi cô sải bước rất dài về phía hànhlang trước mặt, anh lại cau mày nghĩ, cô đã nói dối anh và trốn tiết học bằngcách chạy bộ tám lầu ở khu A để thoát ra bằng lối cổng sau.

Nhưng khi cô mất hút ở lối quẹo vàonhà vệ sinh nữ, thì anh cũng tự lấy tay đập vào trán mình, “Thật ngớ ngẩn”.


"Đã trễ mười phút rồi”, Kiều Trang nhìn đồng hồ và tỏ ra sốtruột, “Chẳng lẽ thầy đã quên bài kiểm tra chín mươi phút ngày hôm nay?”

“Sao cơ?”, Kim Uyên ngồi chưa nóng ghế đã đứng bật dậy, “KiềuTrang. Đừng đùa kiểu này với tớ”.

“Tại sao tớ phải đùa một chuyện như thế? Bài kiểm tra chín mươiphút chứ không phải điểm chuyên cần cho những buổi đi học đầy đủ”. Vừa giảithích, Kiều Trang cũng đứng dậy và định rời khỏi chỗ ngồi.

Kim Uyên với tay nhanh để giữ lấy cánh tay Kiều Trang, “Vậy vì saocậu không thông báo trước với tớ về điều này?”

“Tớ xin cậu. Tớ đã nói vào buổi trưa cách đây hai ngày. Tại saocậu không tự hỏi, lúc đó cậu đang bận bịu làm gì?”

“Hai người có thôi đi không hả?”, Thảo Nhi đã chịu hết nổi cuộctrò chuyện của hai nữ sinh nhưng không khác gì hai khẩu súng liên thanh. Cô gắtlên. Mặt đỏ bừng bừng.

Kiều Trang bỏ đi ngay sau đó. Kim Uyên ngồi thừ xuống ghế và nghĩngợi về môn Thuế với lượng kiến thức ít ỏi gần như là trống rỗng trong đầu. Nếucô nhớ chính xác, thì môn học Thuế gồm mười năm buổi, và hiện tại đã trải quahai phần ba giáo trình. Nhưng hôm nay lại là buổi thứ ba cô lên lớp, và nhữnggì cô biết chỉ là, giáo viên dạy môn thuế chính là người đàn ông cô vừa gặp bannãy trong thang máy, giáo viên bộ môn này thường điểm danh sinh viên vào ca haicủa buổi học... Tô Kim Uyên chậc lưỡi và quay lại nhìn Thảo Nhi. Cô ấy vẫn đangquay vòng vòng với các khoản thuế.

“Cậu không định xem qua một chút gì đó trước khi giờ làm bài bắtđầu?”, Thảo Nhi ngẩng đầu và rời mắt khỏi trang giấy khi cô cảm thấy tắc nghẽnvới phần bài giải trong sách giáo khoa rằng, loại rượu này nhập khẩu thì tínhthuế bao nhiêu và phải trừ đi bao nhiêu khi nguyên vật liệu, bao bì, nắpchai... được sản xuất từ trong nước.

“Không phải”, Kim Uyên nói, “Cậu biết đấy, tớ đâu phải sinh viênchăm lên lớp và chịu khó giải bài tập”. Tuy vậy nhưng cô vẫn đang cố gắng lậtgiở cuốn sách về những số liệu cơ bản có thể nhớ ngay trong khoảng thời giancỏn con còn lại.

“Nghĩa là cậu đã có Kiều Trang làm lá chắn chứ gì?”, Phong Vũchẳng hiểu từ bàn nào vội chạy xô tới. Cậu ta cười toe toét, “Giá mà tớ cũngchơi thân và ở cùng phòng trọ với lớp trưởng thì hay biết mấy”.

Tô Kim Uyên trừng mắt nạt lại. Cô không thích kiểu đùa giỡn tronggiọng điệu nhưng lời nói lại như đâm thẳng vào lòng tự trọng của người khác.

Nụ cười trên khuôn mặt bảnh trai của Phong Vũ đột nhiên tắt ngúm.Phải mất vài giây, cậu mới huơ huơ tay, “Xin lỗi. Bạn Uyên à. Mình đã giỡnkhông phải lúc rồi”.

Kim Uyên chẳng buồn trả lời. Cô tỏ ra thờ ơ với lời tự thú đó vàchăm chăm nhìn vào những con số liên quan tới nhau trong bài tập thuế ở tệp vởcủa Thảo Nhi. Cô vặn vẹo, “Tại sao cậu lại không triệt tiêu chúng?”, Kim Uyênlấy cây bút và khoanh tròn vào những con số khó hiểu, “Làm vậy nghĩa là cậu đãđánh thuế mặt hàng rượu nhập này những hai lần rồi đó”.

“Tớ hiểu điều đó”, Thảo Nhi cũng cầm một cây bút khác và chỉ vàonhững con số mà Kim Uyên đã khoanh tròn, “Nhưng tớ thật tệ, tớ không biết phảixử lý chúng như thế nào?” Cô đề nghị, “Phong Vũ, cậu có thể giúp chúng tớ phầnnày, đúng không?”

Phong Vũ gật gật đầu im lặng. Tô Kim Uyên cảm thấy hơi khó chịubèn quay người lại phía sau. Cô bật cười, “Thực ra, tớ đã làm cậu sợ đến phátkhiếp à?”

“Không phải! Không phải!” Phong Vũ lại chối. Cậu vừa với ra trướcđể lấy cây bút vừa giải thích, “Tớ biết cậu ít đến lớp học nhưng cậu có thể tìmra điểm thắt nút của bài tập như thế này là quá xuất sắc. Cậu biết không? Tớ đãmất trên năm buổi học mới hiểu ra vấn đề đó”.

“Thôi thôi. Tôi xin hai người. Cậu giải bài tập này nhanh nhanhcoi. Thầy giáo đẹp trai của chúng ta mà vô lớp thì ăn ngỗng hết”.

Câu nói của Thảo Nhi khiến Kim Uyên hơi chột dạ. Nụ cười ấy... Nụcười và dáng người hiển hiện rõ rệt trên tấm gương của thang máy đã ám ảnh côtrong nhiều phút qua...

Chưa đầy mười phút sau, người đàn ông mặc áo sơ mi trắng bướcvào lớp và không khí lớp học cũng vì thế mà trở nên im bặt đáng ngạc nhiên. Chỉcòn bàn cuối lớp - nơi ba sinh viên vẫn đang chụm đầu vào nhau và nét mặt mangvẻ tập trung hết sức. Tuấn nhìn chằm chằm phía cuối lớp. Anh nhận ra một trongsố đó có Tô Kim Uyên đang nhăn nhó và gãi đầu, trên tay kia cô giữ chiếc bút vàđặt lên môi...

Anh có cảm giác, môi mình cũng như bị bỏng.

Sau vài giây, một sinh viên khác quay lại dùng cuốn sách đập mạnhvào bàn thì cả ba mới té ngửa và đứng ngay ngắn dậy. Kim Uyên hơi ngẩng đầunhìn lên. Cô thấy thầy giáo cười mỉm và vẫy tay ra hiệu cho sinh viên ngồixuống.

Vào giây phút đó, cô ngỡ mình đã bị điện giật.

“Tớ chưa nghỉ một buổi học nào của thầy Tuấn. Kể cả bộ môn Kế toánthương mại và dịch vụ ở học kì đầu năm thứ ba”, Thảo Nhi cười vui vẻ làm mặt tựhào.

“Hóa ra lý do cậu thích thầy Tuấn dạy là vì thầy ấy rất đẹptrai?”, Phong Vũ nhún vai rồi lè lưỡi.

Thảo Nhi khẳng định, “Ít nhất thì tớ đã thành thật”.

“Lý do thật là...”, Tô Kim Uyên chép chép miệng. Cô ngồi phịch xuốngghế. Những con số trên trang giấy buộc cô phải quên hết mọi điều viển vông.

“Chúng ta sẽ làm bài kiểm tra trong vòng mười lăm phút nữa. Bạnnào còn thắc mắc về bài tập hoặc tinh thần cần thoải mái trước giờ thi thì cóthể hỏi tôi hoặc ra ngoài mà không cần xin phép”, Tuấn vừa dứt lời thì đám họcsinh nữ đã nhao nhao lên... “Có em, có em...

Anh nhìn về phía cuối lớp, nữ sinh viên ấy vẫnđang bặm môi với cây viết trên môi và tỏ ra không quan tâm lời anh nói. Anh cảmthấy hơi giận dữ và chỉ muốn cho lớp làm bài kiểm tra ngay tức thì.

Trong khi Thảo Nhi chống cằm lên hai tay và ngồi ngắm nghía “ngườiđàn ông lý tưởng của mình” thì Kim Uyên lại cố “nhồi nhét” những phương phápgiải bài tập vào đầu. Những âm thanh từ miệng anh phát ra khiến tâm trạng côrối loạn. Cô ép mình, “Giọng nói gì mà như con gái vậy trời?”.

“Thảo Nhi! Làm gì mà cậu ngẩn ngơ thế? Tớ và Kim Uyên sẽ khôngnhìn hết phần của cậu đâu”, Phong Vũ tỏ ra thích thú với việc chọc ghẹo cô gáicó nước da bánh mật và sở hữu hai má lúm đồng tiền đáng yêu.

“Một tuần chúng ta chỉ có hai buổi học thuế thôi đó. Cậu có biếtđiều này không?”, Thảo Nhi vẫn không thể rời mắt khỏi “cái đích” trên phía bụcgiảng.

Phong Vũ thúc giục và nhìn đám nữ sinh đang vây chặt bàn giáoviên, “Sao cậu không mang sách lên đó và hỏi bài như đám con gái trong lớp.Khoảng cách gần thế kia chẳng phải sẽ tốt hơn sao”.

“Một là, tớ sẽ chết vì tụi con gái lớp mình chèn ép xô đẩy. Hailà..., tớ có thể chết ngất nếu nghe thấy tiếng thở của thầy...”

Kim Uyên bật cười và quay sang nhìn khuôn mặt rất khó coi của KiềuTrang. “Hai người có thôi đi không hả? Sắp thi rồi mà còn không lo học”.

Đến khi cả Phong Vũ và Thảo Nhi cùng “Ồ” lên một tiếng ngỡ ngàngthì Kiều Trang vội giải thích một cách lúng túng, “Ý của tôi là, tôi cũng cầnôn lại bài vở trước khi giờ thi bắt đầu”.

Người duy nhất trong nhóm bạn chơi ở lớp với nhau bật cười khôngphải ai khác ngoài Tô Kim Uyên. Cô bật cười cái vẻ si mê nhan sắc của Thảo Nhi,vì cái kiểu ghen tuông ra mặt của Kiều Trang, vì cả cái khuôn mặt đang ngây thuỗnra cùng chiếc cằm của Phong Vũ sẽ có thể rơi xuống và cắm phịch vào mặt bàn gỗnữa.

Nhưng chính bản thân cô cũng đang tự lừa dối mình. Cô buộc phảiđặt mọi con số trong giáo trình thuế lên trước tiên, thứ hai là công việc phảihoàn thành chiếc áo len cuối cùng để trả hàng cho bà Sáu, thứ ba là điện thoạivề quê cho mẹ. Và thứ tư là, cô sẽ lại ép mình phải suy nghĩ về những con sốtrong bộ môn thuế khó nhằn này...

Cô đang kì vọng bài kiểm tra chín mươi phút lần này được bao nhiêuđiểm?

Mười lăm phút nặng nhọc rồi cũng trôi qua, Kim Uyên hơi ngẩng đầulên nhìn thầy Tuấn và đón lấy tờ đề thi.

Một giây cho hai ánh mắt giao nhau.

Cô dám chắc rằng, mình đã vừa bị quên một số liệu vô cùng quantrọng trong phần bài tập thuế.

Kim Uyên lướt nhanh tờ đề. Cô quay sang bên, Kiều Trang vẫn chưaquay về chỗ ngồi vì phải giúp thầy giáo phát đề kiểm tra cho nửa lớp ở phía bênkia. Thảo Nhi có vẻ đã tập trung hơn nhưng miệng lại ngập chặt lấy cây bútkhiến cô cảm thấy bất lực. Phía bên dưới, Phong Vũ nháy mắt với cô một cái ravẻ mình đã trúng đề và nắm chắc điểm loại A trong tay. Và cả câu nói khích báccủa cậu vào lúc đầu giờ nữa, nó khiến cô cắn môi và hạ quyết tâm cần phải “tựlực cánh sinh”.

* * *

Lúc đi qua phòng trọ của Thảo Nhi, Kim Uyên bắt gặp Phong Vũ vàKiều Trang đang cười bò bên bàn học khi kể những mẩu chuyện tiếu lâm.

Cô đã định ghé vào ít phút nhưng chần chừ rồi quyết định đi thẳngvề phòng mình. Khoảng thời gian tám chuyện phiếm đó cũng đủ để Kim Uyên móc lenxong hình một bông hoa nở rộ trên phần thân của chiếc áo hoặc thêu hoàn chỉnhmột chiếc mầm non trên bức thêu khổ rộng. Cô lẩm bẩm, mình cần tiền,mình cần phải kiếm tiền.

Suốt từ đêm hôm qua tới giờ, chính xác là vào giây phút cuối cùngchấm dứt bài kiểm tra môn thuế, Kim Uyên như người mất hồn và làm việc khôngkhác gì cái máy. Chiều hôm qua, lúc bà Sáu khen cô về những họa tiết hoa lenmới mẻ hay mũi thêu rất đều và đẹp, thì Kim Uyên cứ há hốc miệng cười trừ nhưthể chúng được làm ra từ đôi tay của Kiều Trang vậy. Vào sẩm tối, Kim Uyên điệnthoại về hỏi thăm mẹ thì cô lại khiến bà tưởng mình đang bị ốm.

Cô ném mình xuống giường của Kiều Trang và chỉ muốn ngủ một giấccho quên tất thảy mọi thứ đang diễn ra. Cô đã có nửa giờ đồng hồ để ghi nhớ mộtvài số liệu cỏn con vậy mà rồi cũng làm sai. Một sự nhầm lẫn vô cùng tai hạikhiến cô nghĩ tới những điều tồi tệ nhất, “Học lại, đóng tiền học lại. Học lại,cần tiền học lại”.

Kiều Trang trở về từ phòng của Thảo Nhi và đưa đôi mắt ngơ ngácnhìn về phía chiếc giường của mình đã có vẻ bị xáo trộn, “Kim Uyên! Cậu khôngsao đấy chứ?”

Kim Uyên quay người lại và nhìn Kiều Trang không quá hai giây.“Thôi chết. Tớ mệt quá. Tớ nhầm giường rồi. Xin lỗi. Xin lỗi”.

Cô trở dậy và chiếc giường phát ra vài tiếng âm thanh khó chịu củaloại sắt gỉ. Cô leo nhanh lên chiếc giường ở tầng hai và nằm xuống.

“Tớ hiểu cậu đang nghĩ gì?”, Kiều Trang leo lên những bậc thanginox và đặt hai tay tì lên mép giường Kim Uyên đang nằm. “Có phải bà Sáu lạiphạt lương vì cậu làm thiếu đúng không?”

“Đại loại là tớ đang thiếu tiền.”

“Vậy thì cậu cần phải ra ngoài và nên đi siêu thị mua một chút đồvới tớ. Chúng ta cũng có rất nhiều việc cần phải làm vào buổi đi thực tế ngoàicảng Sài Gòn vào sáng mai. Hơn nữa, việc nằm bẹp ở nhà sẽ chẳng giúp cậu thoảimái hơn đâu.”

“Thế hả?”, Tô Kim Uyên nói, “Tớ đang làm biếng. Và thật khó để lờidụ dỗ của cậu sẽ thành công. Hơn nữa, tớ cũng không đăng kí buổi đi thực tế vàosáng mai”. Cô ngồi dậy và kéo chiếc giỏ mây ở phía cuối giường. Cô hi vọng việcđan len này sẽ khiến Kiều Trang từ bỏ ý định của mình và không làm phiền cônữa.

Kiều Trang nhăn mặt, “Lớp chúng ta sẽ đi hết đấy. Thầy Tuấn đã nóivậy khi tớ hỏi về quân số để báo với người trực ban ngoài cảng vào sáng mai”.Kiều Trang vừa đưa tay nhón lấy một cuộn len màu xám tro vừa lăn tròn chúngtrong lòng bàn tay với vẻ thích thú.

Kim Uyên chẳng còn tâm trạng nào mà nghĩ đến hành động kiểu connít của Kiều Trang nữa. Cô đã buộc mình phải quên hết những điều vốn liên quanđến “bài tập Thuế ngày hôm qua”. Cô muốn nín thở khi nghe Kiều Trang khơi lạinhững chuyện này với vẻ mặt không thể rạng ngời và hạnh phúc hơn.

“Kim Uyên?”, Kiều Trang gọi giật lại, “Cậu có thể giúp tớ một việckhông? Tớ hứa sẽ tập trung toàn bộ trí óc của mình và không làm mất quá nhiềuthời gian của cậu đâu”. Kim Uyên gật đầu, Kiều Trang hào hứng nói tiếp, “Tớmuốn học đan khăn hoặc đại loại là thêu một tấm hình khổ lớn”.

Cô hỏi rõ, “Thêu hay đan?”

Kiều Trang bặm môi suy nghĩ trong một giây, “Đan khăn đi”.

Kim Uyên hỏi ngược lại, “Cậu tặng cho mẹ à?”.

Kiều Trang trả lời với vẻ mặt thiếu trung thực, “Ừ”.

“Cũng phải. Tháng tám rồi. Thời tiết ở trên Tây Nguyên cũng bắtđầu lạnh”.

Kim Uyên ngồi thần người. Mẹ cô thì khác, vùng nắng cát ở BìnhPhước đó ngày đêm chỉ có gió thổi tung và mặt trời chiếu rọi. Mắt Kim Uyên nhưnhòa đi. Mũi que đan đâm thẳng vào ngón tay trỏ khiến cô xuýt xoa.

“Thôi mà. Cậu đi siêu thị với tớ đi. Đợt này cũng đang trong tuầngiảm giá nữa”, Kiều Trang bắt đầu nài nỉ.

Kim Uyên đưa đẩy, “Cậu qua rủ Nhi đi. Hình như Phong Vũ cũng đangở bên đó mà”.

“Tụi nó đi mua sổ sách và ít đồ ăn cho buổi đi thực tế ngày mairồi. Chúng ta cũng cần những thứ đó, phải không Uyên?”, Kiều Trang nheo nheomắt và miệng nhe rộng ra.

“Cậu thật nhiều lý do”, Kim Uyên cười mỉm. Cô ngừng tay đan và đặtchúng cẩn thận vào giỏ mây.

Vừa leo xuống khỏi giường, Kim Uyên phát hiện ra sự im lặng của côbạn trong suốt một phút trôi qua, “Cậu lại muốn thay đổi ý định?”.

“Không! Không”, Kiều Trang cười toe toét và cẩn thận đặt bàn chânxuống từng nấc cầu thang inox. “Tớ sẽ đi thay đồ luôn. Cậu cũng nhanh nhé. Tớthích cảm giác náo loạn ở siêu thị vào ngày giảm giá”.

“Cậu thật là phiền phức!”, Kim Uyên mở giọng làu bàu. Cô cố tìm ramột lý do đại loại để quở trách Kiều Trang chứ cũng chẳng có ý gì. Cô khôngthích sự thân thiện quá mức. Cô ghét việc phải thể hiện tình cảm của mình vớingười khác quá nhiều.

Kiều Trang làm cô nhớ mẹ.

Cô nhớ về nơi Bình Phước đất đỏ ngập tràn, cát bụi luẩn quẩn cảtrong không khí.

Cô nhớ những hàng cao su thẳng tắp mà vào mùa rụng lá, một màuvàng trải dày trên những con đường dài khiến cô luôn ngỡ tưởng, chúng thậtgiống nước Nga xa xôi.

Cô nhớ…


"TôKim Uyên. Sau này, con sẽ thay thế mẹ con và trở thành cô chủ của hàng chụchecta cao su”, một người đàn bà nói.

“Vậy thì, bà Hoa phải lựa con rể chothật khéo, để con Uyên và tụi cháu nó không phải khổ cực vì đồng tiền”, mộtngười đàn ông khác tiếp lời.

Những người làm khác cũng nhao nhaolên nói những câu vẻ nịnh bợ, rằng khen bà Hoa giỏi giang và có cô con gái TôKim Uyên xinh đẹp...

Ở vùng Bình Phước nắng gió này, khôngai là không biết hai mẹ con Tô Kim Uyên. Bà Hoa là người phụ nữ nổi tiếng, vừađẹp lại vừa có tài kinh doanh. Hai mẹ con bà tuyệt nhiên không có một tai tiếngxấu nào trong các mối quan hệ với người thu mua cao su hay những người làm vốncó cuộc sống nghèo khó được trả mức thu nhập cao hơn so với mặt bằng. Nhưngthời gian hoàng kim vì cơn sốt “vàng trắng” lại diễn ra chẳng được bao lâu thìbà lâm bệnh nặng. Cao su rớt giá thảm hại, tình trạng sức khỏe đau yếu của bàđã “nuốt chửng” từng mét vuông cao su một. Lúc đó, Tô Kim Uyên mới chỉ mười támtuổi, cô chưa biết gì về luật kinh doanh ngoài tờ giấy thông báo duy nhất cónội dung, cô đã trúng tuyển vào đại học.

Bà Hoa nhấn mạnh từng từ trong câu nóicủa mình, ”Con phải lên Sài Gòn và học Đại học. Đó là con đường duy nhất để conthành công. Thời buổi này mà không có chữ thì khổ lắm...!”

“Nhưng...”, Kim Uyên ấp úng đáp.

Cô biết kinh tế gia đình mình hiện tạinhư thế nào. Cô biết vài chục hecta cao su giờ đây chỉ còn lại bao nhiêu. Cô đãtừng nghe được bác sĩ nói về bệnh tình của bà Hoa khi bà đã yêu cầu bác sĩ phảituyệt đối giữ bí mật. Cô cũng biết mỗi một mũi kim tiêm trong một ngày của mẹmình là tiêu tốn hết bao nhiêu...

Và hơn hết, bà Hoa là người thân duynhất trong cuộc đời cô. Những người làm mướn cho gia đình là người họ hàng đángyêu và cũng khá thân thiện. Cô chưa tưởng tượng nổi, nếu một mình trên Sài Gòn,cô sẽ phải xoay xở cuộc sống ra sao...

“Mẹ ơi... Con lấy chồng nhé?”, KimUyên dè dặt hỏi nhưng ẩn chứa trong câu nói là giọng điệu khẩn cầu và kèm theolời khẳng định, cô đã nghĩ về chuyện này trong suốt nhiều đêm liên tiếp.

“Con có yêu anh ta không?”, bà Hoa hỏilại. Bà biết, cô con gái ngang bướng của bà đang nghĩ gì và cũng chẳng hiểu gìvề tình yêu ngoài những xao động qua cử chỉ, ánh mắt mà những đứa trẻ mới lớnthường dành cho nhau.

Anh ta mà bà Hoađang nhắc đến ở đây thực ra chỉ là một cậu nhóc tên Thanh, hơn Kim Uyên mộttuổi nhưng học cùng khóa ở trường huyện. Gia đình cậu ta giàu có nhất vùng nhờnhững vụ làm ăn xuyên biên giới về buôn bán gỗ và đang dần dần mua gọn từngmảnh hecta cao su của bà.

Cậu ta yêu quýcon gái bà và gia đình bên đó cũng đã nhiều lần đặt mối quan hệ thông gia từkhi Kim Uyên mới bước sang tuổi mười sáu. Gia đình họ có tiền, có quyền lực, vàbà có những mối quan hệ làm ăn bền vững, uy tín suốt nhiều năm. Họ cần tạo ranhiều khoản lợi nhuận dựa trên một mối thông gia bền chặt.

“Con sẽ nói với anh ta câu đó”, KimUyên trả lời quanh co.

“Ôi, Kim Uyên ngốc nghếch của mẹ”, bàHoa cười gượng và đưa tay vòng ra sau ôm gọn lấy tấm lưng nhỏ nhắn của cô. “Congái tôi. Thật ngu ngốc. Những gì mà mẹ muốn có trong cuộc đời này là con cóđược học thức, được yêu và biết yêu người khác như thế nào. Mẹ sẽ không bao giờđánh đổi mối quan hệ của người thân yêu duy nhất trong cả cuộc đời mình chỉ đểlấy những thứ đậm mùi vật chất khác. Con hiểu không?”

Kim Uyên lắc lắc đầu, “Con không muốnhiểu, mẹ ơi...”

“Nhưng mẹ muốn con là con gái ngoan vàbiết nghe lời”, bà Hoa mỉm cười. Ánh mắt bà âu yếm nhìn cô như một lời độngviên, phải biết tiến lên phía trước.

“Vậy mẹ sẽ lên Sài Gòn và ở cùng con,được không ạ?”, cô bắt đầu khóc thút thít.

“Mẹ muốn con tự lập”, bà Hoa cươngquyết. “Mẹ không muốn coi con là đứa trẻ mãi mà không chịu lớn khôn. Mẹ muốncon phải tự quyết định và chịu hậu quả nếu như con vấp phải sự lựa chọn sailầm.”

Kim Uyên uể oải gật đầu. Nước mắt côchảy ròng và thấm ướt lớp áo vải của bà Hoa.

Bà nghẹn lòng không để mình được khóc.

Cho dù những lời nói kia của cô cómạnh mẽ thế nào thì trong suy nghĩ của bà, Tô Kim Uyên vẫn chỉ là một đứa trẻ lớnlên từ tuổi thơ thiếu thốn tình cảm của người cha.


Đọc tiếp: Chạy theo ánh mặt trời - Phần 2

Tieu thuyet tinh yeu Chạy theo ánh mặt trời
Powered by XtGem
Copyright © 2018 15Giay.Xtgem.Com