Thời điểm cuối tháng cũnglà lúc mùa mưa đi được nửa chặng đường.
Mấy hômnay không thấy thầy Nombre đến công viên. Tôi bảo chắc ông bận việc gì đó nhưngMio chỉ buồn bã lắc đầu.
Bốnhôm, rồi năm hôm vẫn không thấy thầy Nombre đâu. Con Pooh cũng không thấy.
“Thầygặp chuyện gì chăng?” tôi nói.
“Em cũngnghĩ thế. Hay mình thử qua nhà thầy xem thế nào.”
Nhưngtôi không biết nhà thầy. Đến tên thật của thầy tôi còn chẳng biết.
“Thầybao nhiêu tuổi ạ?”
“Baonhiêu nhỉ? Anh nghĩ thầy tầm tuổi ông giám đốc của anh.”
“Giámđốc của chồng bao nhiêu tuổi?”
“Chà,anh cũng không rõ.”
Nhưngtôi có thể chắc chắn một điều là ông ấy đã qua tuổi tám mươi từ lâu.
“Haythầy bị ốm?”
“Cũngcó thể.”
“Mìnhthử hỏi thăm ai đó ở công viên xem thế nào?”
“Ừ.”
Có mộtcậu thanh niên là khách thường xuyên của công viên số 17, lúc nào cậu ta cũngđọc đúng một cuốn sách.
Mộtlần, vì tò mò muốn xem cậu ta đọc sách gì nên tôi nhẹ nhàng lại gần, hóa ra đólà cuốn Từ điển cuộc sống. Nhậnra tôi, cậu ta nói luôn.
“Nhữngđiều quan trọng,” cậu giơ quyển sách lên cho tôi xem, “đều có hết trong này.”
“Thếà.”
Tôicũng từng hỏi cậu làm nghề gì.
“Tôi lànhà văn,” cậu ta ưỡn ngực trả lời. “Dù tôi chưa ra được cuốn nào.”
Hóa ralà thế.
Chưa rađược cuốn sách nào mà vẫn được coi là nhà văn thì bất kỳ ai trên thế giời nàycũng có quyền tự xưng như vậy. Do đó, tôi nói.
“Tôicũng là nhà văn đấy. Mặc dù tôi cũng chưa có cuốn nào.”
“Tôicũng nghĩ vậy,” cậu thanh niên nói. “Qua mùi của anh.”
Cậu hỏitôi đang viết gì, tôi trả lời là vẫn chưa viết gì cả.
(Chuyệnxảy ra trước khi tôi viết cuốn sách này.)
“Mộtngày nào đó tôi sẽ viết. Về những kỷ niệm với vợ tôi.”
“Haylắm,” cậu ta nói. “Ít ra thì xác định được mình sẽ viết cái gì cũng là hạnhphúc rồi.”
“Ồ?”
“Còntôi, cứ nghĩ ra được thứ gì thì thứ đó lại được viết trong này mất rồi.”
Nói rồicậu ta lại giơ cuốn Từ điển cuộc sống lên chotôi mà xem. Tôi thấy tội nghiệp thay cho cậu ta.
Hôm naycậu thanh niên cũng có mặt ở công viên số 17. Như mọi lần, cậu ngồi ở ghế băngtrong cùng và đọc cuốn Từ điển cuộc sống.
Tôi bảoMio và Yuji ở lại để mình đến chỗ cậu thanh niên. Nhận ra tôi, cậu ta ngẩng lênkhỏi cuốn sách.
“Xinchào,” tôi nói.
“A, anhđấy à.”
“Vâng,tôi đây.”
Cậu tacó vẻ cụt hứng, lại chúi mũi vào cuốn từ điển. Tôi vội lên tiếng.
“À…”
Cậungẩng lên.
“Saocơ?”
“Cậu cóbiết một ông lúc nào cũng ngồi ở ghế băng đằng kia không?”
Tôi chỉvề phía ghế băng của thầy Nombre. Cậu thanh niên gật đầu thân thiện.
“Tôibiết chứ. Bác Toyama.”
“Toyama?Tên của thầy Nombre hả?”
“Nombre?”
Cậuthanh niên lục tìm trí nhớ chừng ba giây.
“À à,”cậu ta nói. “Phải rồi. Thầy Nombre. Tôi có nghe đến cái tên này. Phải rồi, bácToyama đấy.”
“Mấyhôm nay tôi không nhìn thấy ông ấy.”
“Tôinghe nói bác ấy bị đột quỵ.”
“Thậtkhông?”
“Thật.”
“Bâygiờ ông thế nào?”
“Khôngcó gì nguy hiểm đến tính mạng. Có lần bác bảo bác bị bệnh về não hay là mạchmáu gì đó.”
Cậu tađóng sập cuốn từ điển đang cầm trên tay. Chắc cậu ta muốn nói chuyện nghiêm túcvới tôi.
“Cóđiều, bệnh này để lại nhiều di chứng lắm. Bác ấy không thể trở lại cuộc sốngnhư trước được đâu.”
Tôingoảnh lại nhìn Mio. Vừa thấy tôi ngoảnh lại, Mio lao đến ngay. Trông nàng rấtlo lắng. Yuji chạy theo sau mẹ.
“Thầylàm sao ạ?” nàng hỏi.
Tôithuật lại lời cậu thanh niên.
“Trờiơi…”
Cậuthanh niên tiếp tục.
“Nghenói bác sẽ được chuyển đến một nhà dưỡng lão cách đây khá xa. Chuyển thẳng từbệnh viện luôn.”
“Chắccó ai dó làm thủ tục cho ông?”
“Ôngchủ tịch thị trấn chứ ai. Cái ông lúc nào cũng xen vào chuyện người khác.”
“Saocậu biết chuyện đó?”
“Vì tôilà con trai ông ấy. Chủ tịch thị trấn là bố tôi.”
“À, ravậy.”
Sau khihỏi được địa chỉ nhà thầy Nombre, chúng tôi ra về.
“ConPooh thế nào ạ?” Yuji hỏi.
“Nókhông sao đâu.” Mio nói. “Không sao đâu.”
“Chúngmình còn bao nhiêu chuyện muốn nói với thầy,” tôi nói khi chúng tôi trên đườngvề nhà. “Bao nhiêu chuyện!”
“Vâng.”
Mio đưachân đá mấy viên sỏi bên lề đường.
“Chồngrất cần đến thầy phải không?”
“Emcũng thế.”
“Àvâng.” nàng khẽ gật đầu. “Vâng.”
Nhưngmà, Mio ngẩng lên nhìn tôi.
“Nhưngmà làm gì có chuyện không gặp được thầy nữa.”
“Ừ,nhưng.”
“Hay làmình đến thăm thầy.”
“Khôngđược. Cậu kia bảo ở xa lắm.”
“Khôngsao đâu,” Mio nói. “Không sao đâu.”
Chiều hôm sau, chúng tôiđến nhà thầy Nombre theo địa chỉ cậu thanh niên đưa. Nhà thầy Nombre nằm trongmột khu tập thể cũ cách công viên số 17 chừng mười phút về phía Bắc.
Đó làcăn nhà gỗ một tầng có độ tuổi kha khá. Trước đây, những ngôi nhà xây cất đơngiản thế này thường được gọi là “nhà văn hóa”.
Căn nhàđược bao quanh bởi các loại cây bách nhật hồng, cẩm tú cầu, phù dung, quất… Bênphải là mảnh đất để trồng, bên trái là một căn nhà khác cũng đã có tuổi.
Chúngtôi mở cánh cửa gỗ để vào trong sân. Các viên đá được xếp cách nhau tạo thànhlối vào đến tận cửa. Yuji đi đầu tiên.
“A, conPooh!”
Thằngbé chạy đến góc vườn. Tôi và Mio vội vàng chạy theo.
ConPooh đang chui dưới bậc thềm trước hiên nhà, chỉ thò mỗi đầu ra ngoài.
“Pooh!”
Nghetiếng Yuji, con Pooh ngẩng lên ngay.
“~?”
Tiếngcon Pooh nhỏ hơn hẳn mọi khi. Nó thè lưỡi, thở hổn hển.
Hà, hà,hà, hà, hà
Yujivòng tay ôm cổ con Pooh rồi vùi má vào đám lông bờm xờm của nó.
“~?”
“Hìnhnhư nó không được cho ăn.”
“Có vẻnhư vậy”
Ông chủtịch, dù thích xen vào chuyện người khác thì chắc cũng chẳng hơi đâu quan tâmđến con chó.
“Phảiđưa nó đến trung tâm chăm sóc động vật thôi.”
“Conkhông thích thế đâu!” Yuji nhìn chúng tôi, hét lên với giọng buồn bã. “Bố mẹkhông được làm thế.”
“Bốbiết rồi. Bố định thả nó ra đây.”
“Thếhả?”
“Ừ.”
Tôitháo sợi dây trói cổ con Pooh vào hiên nhà.
“Nào đithôi.”
Yujibảo để con dắt nên tôi đưa sợi dây cho thằng bé.
“Đithôi Pooh.”
NhưngYuji có kéo, có dỗ dành thế nào thì con Pooh vẫn không chịu động đậy.
“Poohà, ở lại thì thầy Nombre cũng không về nữa đâu.”
“~?”
“Đinào.”
“~?”
Yujingẩng lên nhìn tôi.
“Nókhông muốn đi.”
“Ừ.”
Tôingồi xuống, ghé sát mặt vào con Pooh.
“Tháiđộ của mày thật đáng nể.”
Tôi nóivới con Pooh.
“Cứkiên trì thế này thì chẳng mấy chốc mày sẽ được dựng tượng trước nhà ga đấy.”
“~?”
“Nhưngcuộc đời mày không thể dừng lại ở đây được. Thầy Nombre không về nữa đâu.”
ConPooh nghiêng đầu.
“Đúngrồi, thầy sẽ đến một nơi rất xa.”
Bởivậy, tôi nói.
“Sẽ vôích thôi, dù sự trung thành của mày rất đáng khen.”
“~?”
“ThầyNombre không muốn mày thế này đâu. Thầy muốn mày hãy sống thật tốt quãng đờicòn lại.”
ConPooh đăm chiêu nghĩ ngợi.
“Mày làmột chú chó thông minh. Rồi mày sẽ hiểu cho thầy. Chia tay bao giờ cũng buồn.Nhưng ta không thể mãi giậm chân một chỗ được.”
Tôiđứng lên để cho Pooh có thời gian suy nghĩ. Sau đó nó ngẩng lên nhìn tôi rồiquay sang Yuji. Nó xịu mặt xuống, rồi có vẻ như quá mệt mỏi vì nghĩ ngợi, nóthè lưỡi ra, mắt nhắm nghiền.
Tôinhìn Mio. Nàng khẽ gật đầu, ý bảo hãy đợi thêm chút nữa. Yuji cũng không nóigì.
ConPooh thở hổn hển, thỉnh thoảng lại liếc nhìn chúng tôi.
Cuốicùng con Pooh đứng dậy. Nó ngẩng mặt lên nhìn tôi.
“Quyếtđịnh xong rồi hả?”
ConPooh (trông như thể) gật đầu.
“Yuji.”
“Dạ.”
Yujinhẹ nhàng cầm sợi dây dắt con Pooh đi. Con Pooh im lặng đi theo. Chúng tôi lenqua hàng cây để đi ra cổng. Tôi mở cổng, nhường lối cho Yuji và Pooh. Yuji vàPooh lách người bước ra ngoài.
“Phảitạm biệt nơi này rồi,” Yuji nói. “Biết bao nhiêu là kỷ niệm. Buồn nhỉ.”
ConPooh quay người lại nhìn ngôi nhà gắn bó suốt bao nhiêu năm. Nó từ từ nghển cổlên, sủa thành tiếng.
“Hự?”
Bachúng tôi, mỗi người ngoảnh lại đi một hướng. Bởi không ai nhận ra âm thanh kỳlạ xuất phát từ chính con chó ở ngay dưới chân mình.
“Hự?”
ConPooh sủa thêm tiếng nữa.
“ConPooh đấy” Yuji hét lên. “Con Pooh sủa đấy! Con Pooh biết sủa này!”
Hự?
Một âmthanh nghe như tiếng gió lùa qua khe cửa hẹp.
“Nóđang chào từ biệt chăng?”
“Chắclà vậy rồi.”
“Cũngcó thể là nó đang hỏi gì đó.”
“Ừ.”
Hự.
Đó lờichào từ biệt với người chủ đột ngột biến mất? Hay câu hỏi dành cho ai đó trêntrời sao đời nó lại chịu bất công đến vậy. Con chó lông xù bị cắt thanh quảnđang nghển cổ rên lên những âm thanh buồn bã.
Tôiquyết định để Pooh ngủ tạm một đêm chỗ bậc thềm trong căn hộ. Vì không biếtthường ngày nó ăn gì nên tôi cho nó ăn cơm và khoai tây trộn, ấy thế mà cu cậuăn ngay, không hề kén chọn. Chắc nó đói lắm.
“Sángmai mình sẽ đem nó đến trung tâm chăm sóc động vật.”
“Khôngphải nhà mình nuôi nó ạ?” Yuji hỏi.
“Khôngđược. Quy định ở đây không cho phép.”
“Vậythì nhờ ai đó nuôi?”
Tôi khẽlắc đầu.
“ConPooh già rồi. Với lại, nói thật là trông nó không được đáng yêu lắm.”
“Hay đểnó sống ở chỗ bãi đất trồng cạnh nhà mình rồi mình đem thức ăn cho nó?”
“Thếthì nó sẽ quay về nhà cũ. Và sẽ bị đưa đến trung tâm chăm sóc động vật.”
“Trungtâm chăm sóc động vật là nơi thế nào?”
“Mộttrung tâm tư nhân. Mình trả tiền cho họ để họ chăm sóc cho Pooh. Ở đó, con Poohsẽ có nhiều bạn.”
Về mặtnguyên tắc, con Pooh sẽ ở lại cho đến khi tìm được người nhận nuôi, nhưng conPooh già rồi nên chỗ đó sẽ là ngôi nhà cuối cùng của nó.
“Ở đóPooh có sướng không ạ?”
“Điềuđó còn tùy thuộc vào con Pooh.”
“Nghĩalà có thể nó sẽ không sướng.”
“Ở đâucũng thế thôi.”
Yujinhìn con Pooh, lúc này đang ăn khoai tây trộn, với ánh mắt đăm chiêu.
“Sángmai phải dậy sớm đấy,” tôi nói. “Con ngủ ngon nhé.”
“Hự.”
“À, cảchú mày nữa.”
Sau bữatối, tôi tra danh bạ điện thoại để gọi đến nhà ông chủ tịch. Lúc chiều, trênđường đến nhà thầy Nombre, chúng tôi có ghé qua nhà ông chủ tịch nhưng ông ấykhông có nhà.
Giờ thìông có nhà.
Tôi hỏithăm về bệnh tình của thầy Nombre, ông chủ tịch bảo là thầy bị bệnh về mạch máutrong não. Đúng như lời con trai ông chủ tịch, bệnh của thầy Nombre không nguyhiểm đến tính mạng nhưng có để lại di chứng. Chân và tay của ông đã bị liệt mộtphần, đến giờ, ông vẫn chưa nhận biết được hết mọi thứ. Tôi ngỏ ý đến thăm thầyNombre vào ngày mai, vì là ngày nghỉ, nhưng bị ông chủ tịch gạt đi.
“Giờông ấy vẫn chưa nói chuyện được đâu. Đến chỉ làm cho hai bên khổ sở thôi.”
“Nghenói thầy Nombre sẽ được chuyển đến nơi khác phải không ạ?”
“Đâykhông phải là chuyện ngày một ngày hai. Tạm thời vẫn phải nằm viện một thờigian đã.”
Tôi hỏiđịa chỉ bệnh viện, cảm ơn ông chủ tịch rồi cúp máy.
“Tìnhhình sao hả anh?” Mio hỏi.
“Ôngchủ tịch bảo thư thư hãy đến thăm thầy.”
“Vậyạ?”
“Em sẽđi cùng anh chứ?”
“Thưthư là bao lâu ạ?”
“Anhkhông biết.”
Có, Mionói.
“Emmuốn đi. Cho em đi cùng nhé. Em muốn gặp thầy.”
“Ừ, hômnào mình sẽ đi.”
“Vâng,hôm nào nhé.”