Hết giờ làm, đang đạp xe về nhà thì tôi trông thấythầy Nombre và con Pooh đi đằng trước. Khi đuổi kịp được thầy, tôi xuống xe,gọi:
“ThầyNombre.”
Thầyngớ người ra trong một giây rồi thốt lên: “Ôi ôi.”
(“Ngớngười” cũng là sở trường của tôi. Mỗi lần như thế, Mio lại hỏi tôi: Hồn vía anhvừa bay đi đâu vậy?)
“Anhvừa đi làm về à?”
“Vângạ.”
“Yujivẫn khỏe chứ?”
“Khỏeạ. Còn thầy?”
“Cũngtàm tạm. Con người ta đến tuổi này rồi thì làm sao không có chuyện được. Bị đaumười nhưng khỏi được năm cũng tốt lắm rồi.”
“Vậyhôm nay thầy khỏi được năm?”
“Cũngcỡ đó.”
ConPooh ngước lên nhìn tôi, cố gắng sủa “~?” Tôi bảo “nào nào” rồi lấy chân xoabụng nó.
“Tiểuthuyết của anh vẫn tiến triển chứ?” thầy Nombre hỏi.
“Dạkhông, dạo này em đang tạm nghỉ.”
“Ôitrời!” thầy thốt lên. Một câu cảm thán diễn đạt thay cho câu hỏi “Lại có chuyệngì à?” một cách rất súc tích.
Tôi cảmthấy cơn bốc đồng trong người dâng lên dồn dập.
“Hay lànói ra luôn?”
“Nóiluôn cho thầy chuyện của Mio?”
Một cơnbốc đồng kiểu như vậy. Nhưng liệu thầy có tin lời tôi?
“Mio,”tôi thử mào đầu.
“~?”con Pooh sủa.
ThầyNombre làm bộ mặt giống hệt con Pooh, nhìn tôi.
“Côấy?”
“Vâng.”
“Vâng?”
“Nếu embảo vợ em đã về thì thầy nghĩ sao?”
“À, à,”có vẻ như thầy Nombre đã hiểu ra.
“Cuốntiểu thuyết của anh hả?” thầy Nombre nói “Anh định lấy đó làm bối cảnh?”
Tôi gậtđầu lấp lửng trước khi tiếp tục.
“Hồicòn sống, cô ấy đã nói thế này. Đến mùa mưa, cô ấy sẽ trở về. Để xem hai bố conem sống có ổn không.
ThầyNombre im lặng lắng nghe.
“Và côấy đã về thật. Cô ấy đã xuất hiện ở nhà máy bỏ hoang phía bên kia cánh rừng.”
Mặtthầy Nombre thoáng hiện lên vẻ nghi ngờ.
“Em đưacô ấy về nhà nhưng cô ấy bị mất trí nhớ; không biết mình là ai, cũng chẳng cònnhớ chuyện mình đã rời bỏ thế giới này từ một năm trước.”
“Đây làmạch truyện của anh?”
“Khôngạ, đây là chuyện có thật ạ. Hiện cô ấy đang ở nhà đợi em về.”
“Miođợi?”
“Vâng.Mio đợi.”
“Nghĩalà...”
“Làlinh hồn của nàng!” tôi cướp lời thầy.
“Khôngphải tiểu thuyết ?”
“Khôngphải ạ.”
ThầyNombre chuyển ánh mắt từ tôi xuống con Pooh đang ngồi dưới chân. Con Pooh cũngngẩng lên nhìn lại thầy. Có vẻ như thầy và con Pooh đang hội ý về tính xác thựctrong câu chuyện của tôi.
Tôiquyết định im lặng chờ thầy đưa ra kết luận.
Mio rấtquý thầy Nombre.
Khichuyển đến sống ở thị trấn này, thầy Nombre là người đầu tiên bắt chuyện với vợchồng tôi. Chúng tôi gặp ông ở công viên số 17 khi đi mua thức ăn cho bữa tối ởtrung tâm mua sắm về. Chuyện xảy ra cách đây bảy năm.
Hồi ấy,thầy Nombre đã là một ông lão có tuổi. (Giống như ông giám đốc văn phòng tôi).
ConPooh trẻ hơn bây giờ, có phong thái của một thanh niên trầm ngâm, suy tư. Tuyhồi đấy nó cũng chỉ sủa được mỗi “~?”
Sau đó,chúng tôi duy trì mối quan hệ không thân cũng không sơ, một tuần gặp nhau vàilần ở công viên số 17, trao đổi những cậu chuyện không ngắn cũng không dài. Cảhai vợ chồng đều không giỏi ngoại giao nên có thể nói việc việc thỉnh thoảnggặp thầy Nombre là mối quan hệ xã hội duy nhất của chúng tôi. Thầy Nombre quýMio như cháu gái, ngược lại, Mio cũng rất quý trọng ông.
Bởivậy...
Bởivậy, tôi muốn hai người gặp lại nhau trước khi mùa mưa kết thúc. Trước khi nàngtrở về tinh cầu Lưu Trữ.
Tuy Miokhông nhớ thầy Nombre nhưng nếu gặp nhau, chắc chắn hai người vẫn có chuyện đểnói. Do đó, cần phải để thầy Nombre biết sự thật trước. Nếu làm thầy bất ngờ,nhịp tim thầy tăng vọt quá chỉ số quy định rồi cứ thế rơi vào im lặng thì nguy.
“Vậy...”thầy Nombre nói, “Mio trông thế nào?”
Thầylúng túng huơ tay để diễn đạt ý muốn nói. Hình như thầy muốn hỏi Mio có chânkhông.
“Trôngnhư bình thường ạ,” tôi nói. “Giống hệt như Mio ngày xưa. Từ ngoại hình, tínhcách, giọng nói cho đến mùi hương. Chỉ có điều là nàng không còn trí nhớ.”
“Ra làvậy,” thầy Nombre thở phào nhẹ nhõm.
“Thầygặp Mio nhé?”
Thầykhẽ gật đầu mấy cái. Cử chỉ này không khác mấy so với lúc thầy run lẩy bẩynhưng tôi chắc chắn đó là cử chỉ xác nhận đồng ý.
“Vậythì,” tôi nói, “hẹn thầy ngày mai tại công viên số 17.”
“Thờigian vẫn như mọi khi ?”
“Vâng.Em sẽ đưa Mio đến.”
“Đượcrồi. Tôi vẫn ngồi ở cái ghế mọi khi thôi.”
“Vângạ.”
Tôichào tạm biệt thầy Nombre và con Pooh rồi leo lên xe, đạp về nhà.
Liệu cóđúng đắn không khi cảm thấy ham muốn với người vợ giờ chỉ còn là hồn ma?
Vấn đềnày cũng đòi hỏi có sự tương tác. Nghĩa là, sở dĩ tôi có ham muốn là vì nàngkhiến tôi như vậy. Dù chỉ còn là hồn ma nhưng nàng có một cơ thể rất khỏe khoắnvà gợi cảm. Cũng giống như chất hóa học kia, đó là một thông điệp không lờidành cho cánh đàn ông chúng tôi.
“Anhnhìn đây. Em lớn thế này rồi cơ mà. Em có thể sinh con cho anh bất cứ lúc nào.”
Bộ ngựcđầy đặn cùng bờ eo thon lên tiếng. Cặp hông căng tròn thì bảo: “Hãy để em!”
Nhưngnàng là hồn ma.
Hồn makhông sinh con.
Nếu vậythì sao nàng lại gợi cảm đến thế?
Tôiđang uống cốc nước vừa rót ra thì thấy Mio, lúc này đã tắm xong, đang lau ngườicho Yuji.
Ở cănhộ này, chỗ cạnh bồn tắm vừa là nhà vệ sinh vừa là chỗ thay quần áo. Tuy có rèmche bằng ni lông nhưng tấm rèm này chưa bao giờ được kéo xuống. Vì vậy, từ chỗtôi có thể nhìn hai mẹ con rất rõ.
Miohoàn toàn hớ hênh, không mặc gì trên người, đang lau người cho Yuji.
Lâu lắmrồi tôi mới trông thấy cơ thể nàng. Tôi nhớ là nàng khá mảnh mai, tuy nhiên lúcnày có thể thấy là bầu ngực nhỏ của nàng đang khẽ đung đưa khi nàng cúi ngườixuống. Hông của nàng cũng rất nở nang, thật không hổ danh là cựu giáo viên dạynhảy. “Hãy để em!” hông của nàng nói với tôi.
Ký ứchạnh phúc hiện về. Những ký ức mềm mại, ấm nóng.
Tôinuốt ực ngụm nước ngậm trong miệng.
Miongẩng lên nhìn tôi.
Khôngchút bối rối, nàng từ từ kéo khăn tắm lên để che người. Nàng chăm chú nhìn tôikhiến tôi phải mỉm cười ngượng ngịu, quay mặt đi chỗ khác.
Látsau, nàng bảo.
“Anhchịu khó đợi nhé.”
“Hả?”
“Em vẫnchưa chuẩn bị tinh thần cho chuyện ấy. Em biết em là vợ anh nhưng riêng chuyệnnày thì...
“A,chuyện đó hả?”
“Vâng,chuyện đó.”
“Emđừng lo. Điều em muốn là điều anh muốn. Nếu em không muốn thì anh cũng khôngmuốn đâu.”
“Thậtkhông?”
“Thật.”
“Nhưngmà,” nàng nói, “anh nhìn em ban nãy như thể là anh đang muốn vậy?”
“À, xinlỗi em nhé. Đó chỉ là phản ứng của anh khi nhớ lại thôi.”
“Nhớlại?”
“Anhnhớ lại những kỷ niệm mềm mại, ấm nóng trước kia.”
Câutrước tôi nói dối, còn câu sau thì tôi nói thật.
“Vậyà?” Ánh mắt nàng mơ màng.
“Chúngmình, về chuyện ấy...” nàng ngập ngừng rồi nói liền một hơi. “Chúng mình hòahợp chứ?”
“Chuyệnđó thì khỏi phải nói.”
“Thếhả?”
“Khỏinói luôn.”
Mùađông năm ấy, chúng mình gặp nhau vào thứ Hai đầu tiên sau kỳ nghỉ năm mới.
Lần hẹnhò thứ hai.
“Batháng mới gặp nhau nhỉ?”
Ngồiphía bên kia bàn, Mio nói. Yuji đang chăm chú theo dõi chương trình dạy tiếng Ýtrên ti vi. Thằng bé rất thích cô hướng dẫn viên của chương trình.
“Nhưngchúng mình trao đổi rất nhiều thư,” tôi nói.
“Giốngnhư hàng ngày bọn mình vẫn nói chuyện với qua cánh cửa vậy. Do đó, hôm gặp em,anh mang tâm trạng của một người vừa mở tung được cánh cửa đó. Anh luôn có cảmgiác là em ở ngay cạnh anh.”
“Abbiamometà metà!”
TiếngYuji hét lớn.
“Gìvậy?”
“Nghĩalà chúng ta chia đôi nhé.”
“À, ravậy.”
Điểmhẹn lần này vẫn là sân ga.
Lầntrước, anh đến trước năm phút mà đã thấy em rồi nên lần này anh đến trước hẳnmười lăm phút. Sau khi chắc chắn rằng em chưa tới, anh lấy từ túi thể thao hiệuFrank Shorter ra một cuốn truyện và bắt đầu đọc. Đó là cuốn Nhữngyêu nữ của thần Titan[1] củaKurt Vonnegur (hồi đấy ông vẫn đề chữ Junior ở cuối tên). Anh đọc cuốn này balần rồi. Hai lần trước anh đều khóc khi đọc đến đoạn cuối. Lần này anh cũngchảy nước mắt. Anh khóc vì Malachi Constant.
[1]Tên gốc là ‘The sirens of Titan’.
“Aioơi?”
Anh ngẩnglên thì thấy em.
“Cậukhóc à?” em hỏi.
“Ừ.”
“Cóchuyện gì buồn à?”
Anhchìa quyển sách ra cho em xem. Bìa quyển sách vẽ một hình con chó chỉ còn là bộxương đang bị tròng dây qua cổ dắt đi.
“Cậubuồn vì quyển sách này?”
Anh gậtđầu.
Saunày, em cứ tưởng quyển sách viết về một chú chó không may bị chết.
Anhnhìn đồng hồ thì thấy còn mười phút nữa mới tới giờ hẹn. Chúng mình lại vàoquán giải khát lần trước.
“Giờ tớmới để ý,” em nói. “Aio lúc nào cũng đọc sách. Kể cả giờ nghỉ hay giờ tự học.”
“Ừ.”
“Tớcũng thích sách. Nhưng là sách về Sherlock Holmes và Arecne Lupin.”
“Tớbiết,” anh nói.
“Thếà?”
Anh đểý em nhiều hơn là em tưởng.
“Ao lenlông dê của cậu,” anh nói. “Trông rất hợp.”
“Cảm ơncậu,” em nói.
Sau khigọi đồ uống, anh lấy trong cặp ra một gói nhỏ đặt lên bàn.
“Sắpsinh nhật cậu rồi.”
Đâylà..., anh đẩy gói quà về phía em.
“Quàsinh nhật của tớ.”
Em mừngra mặt. Em hết nhìn gói quà lại nhìn sang anh. Em bảo em rất vui. “Đây là lầnđầu tiên tớ nhận được quà từ con trai. Cảm ơn cậu.”
Cậu mởra đi, anh nói.
Anhdùng giấy gói hộp bánh bố anh được tặng dịp cuối năm làm giấy gói quà. Lúc emmở ra, giấy gói vẫn còn thơm mùi vani.
“Cho tớà?” em hỏi.
“Ừ, choEnokida đấy.”
Đó làmột bức tranh khổ A4 đóng bằng khung nhựa rẻ tiền. Bức tranh anh vẽ em từ phíasau bằng bút máy mực đen. Anh đã cố hình dung lại gương mặt em, vậy mà chẳnghiểu sao trong đầu anh toàn hiện lên hình ảnh em từ phía sau. Chắc tại anh vuiquá khi thấy em để tóc dài.
Em thấyđấy, đầu anh như tổ quạ nên lúc nào anh cũng ao ước có được mái tóc đẹp. Đây cóthể coi là một dạng bệnh “ái vật”, tuy nhiên, xét về mặt sinh học thì vẫn cònđỡ hơn là bệnh mê giày gót nhọn.
“Tớ rấtvui. Tớ sẽ giữ cẩn thận.”
Giờnghĩ lại mới thấy em đúng là người hiếm có vì đi vui mừng đón nhận món quà bìnhdân đó của anh. Tất cả chưa mất tới một nghìn yên. Cậu học trò dồn hết sức chotrận đánh nghèo đến mức khó tin. Thời buổi này, đến một đứa học cấp I cũngchẳng buồn đếm xỉa tới món quà như vậy ấy chứ.
“Cậu vẽđẹp thế,” em nói.
“Tớtừng có ý định thi vào trường Mỹ thuật.”
“Saocâu lại không thi?”
“Tạimắt tớ,” anh nói.
“Mắt tớkhông được tốt lắm. Tớ bị mù màu thể nhẹ, đến nổi phân biệt đèn giao thông cònkhó.”
“Vậy màtớ không biết.”
“Bảnthân tớ cũng không biết. Tớ cứ tưởng mọi người đều nhìn thế giới giống tớ.”
“Vậyư?”
“Ừ.Thầy giáo khuyên tớ nên bỏ ý định đó. Cứ làm một nhân viên bình thường thôi.Như thế sẽ không gặp cản trở nào.”
Thậtlãng phí, em nói. Cậu vẽ đẹp như ảnh thế này.
Ngay từhồi ấy em đã rất giỏi khơi dậy chút lòng kiêu hãnh của anh bằng những câu nóihoàn toàn không có chủ ý. Và quan trọng hơn nữa là em còn không hề nhận ra điềuntày.
Nhữngcâu nói rất vô tình của em đã khiến anh tự hào về bản thân biết bao.
Tớ cũngcó quà cho cậu, em nói.
Quàsinh nhật và quà Giáng sinh, tuy cả hai ngày này đều đã qua rồi.
Một bộtrùm tai bằng len.
“Trờinày mà chạy thì lạnh lắm.”
Cảm ơncậu, anh nói. Tớ rất vui.
Anh cựckỳ vui.
Vìvậy...
Đến giờanh vẫn còn giữ.
Bộ trùmtai bằng len đó.
Món quàđầu tiên của em.
“Hôm đóchúng mình lại nói chuyện suốt năm tiếng.”
“Tròchuyện có giúp chúng mình xích lại gần nhau hơn không?”
“Chắcchắn rồi.”
“Vậysao?”
“Vì hômấy chúng mình còn nắm tay nhau cơ mà.”
“Giỏithế!”
“Emthấy chúng mình giỏi không?”
“Chúngmình cố gắng thật đấy. Thật đáng khâm phục.”
“Cũngkhông đến mức vậy đâu.”
Tronglúc đợi tàu, thấy em hà hơi vào tay cho ấm, anh liền hỏi:
“Cậulạnh à?”
“Ừ. Tớquên không mang găng tay. Áo tớ lại không có túi.”
Quảthật, cả áo len làm từ lông dê lẫn chiếc váy dài kẻ ca rô em mặc đều không cótúi. Bên trong áo len, em có mặc thêm mấy áo nữa nhưng em không có áo khoácngoài.
“Chocậu mượn túi tớ này.”
Em quaysang nhìn anh rồi lại quay đi, tiếp tục hà hơi vào tay. Sau vài giây do dự, emnói.
“Vậycho tớ mượn.”
Em chotay vào túi áo anh. Túi áo anh lúc đó có tay phải của anh rồi, bởi vậy việc taychúng mình chạm vào tay nhau là điều không tránh khỏi. Tay em rất lạnh. Bàn taymỏng manh, yếu đuối. Bất giác, anh nắm chặt bàn tay trái của em đang để trongtúi anh. Ngón tay của em khẽ co lại như con thú nhỏ đang hoảng sợ, sau đó em từtừ thả lỏng tay ra.
“Nghenhư con thú dữ đang chuẩn bị xơi con mồi lạc vào hang ổ của mình nhỉ?”
“Vâng.Em cũng cảm thấy thế. Em đã bị anh ăn thịt.”
“Cảm ơnem đã đãi anh.”
Sau khitay trái của em ấm lên, chúng mình đổi chỗ để làm ấm tay phải.
“Chàomừng cậu đến với túi áo trái.”
Đây làlần nắm tay thứ hai rồi nên cả hai đều cảm thấy thoải mái. Lần thứ nhất, taytrái của em đã gặp tay phải của anh. Cuộc gặp lần này diễn ra giữa bàn tay phảicủa em và bàn tay trái của anh, về cơ bản vẫn giống như lần gặp thứ nhất. Bọnmình đã có sự chuẩn bị trước.
“Anhchẳng có ý đồ gì cả đâu.”
“Côngnhận.”
“Emnghĩ thế à?”
“Vâng.”
Mio mỉmcười e lệ, nàng chìa bàn tay về phía tôi.
“Đưatay của anh đây.”
Tôichìa tay phải ra, chạm vào đầu ngón tay nàng.
“Nhưthế này?”
“Vâng.”
Nàngnhẹ nhàng siết chặt bàn tay tôi.
“Ấmquá.”
“Thếà.”
“Emmuốn dần dần làm quen với anh như hồi chúng mình mười tám.”
Em yêuanh, nàng nói.
Hoàntoàn vô cớ (thực ra là có đủ cớ), tim tôi đập loạn xạ.
“Chắcchắn trong em vẫn còn ký ức rằng em yêu anh,”
Bởivậy, nàng nói.
“Em mớicó chỉ nắm tay anh thế này.”
Nàngbẽn lẽn nhìn xuống dưới.
“Sở dĩem mạnh dạn thế này vì em biết em là vợ anh. Chúng mình yêu rồi cưới nhau,chúng mình lúc nào cũng nắm tay nhau, hôn nhau như thế này.”
Đúngkhông anh?
“Đợi emthêm chút nữa nhé. Không đến ba năm đâu. Vì mới có ba ngày mà chúng mình đã nắmtay nhau rồi. Ngày mai, bọn mình sẽ gần nhau hơn nữa.”
“Emkhông cần phải vội,” tôi nói. “Em cứ làm như em muốn.”
“Emmuốn mau chóng trở lại cuộc sống bình thường. Em muốn trở về đúng nghĩa là vợcủa anh, là mẹ của Yuji.”
“Emđang làm rất tốt.”
“Emmuốn tốt hơn nữa. Phải thật tự nhiên hơn nữa.”
Anhbiết không, nàng hỏi.
“Biếtgì cơ?”
“Biếtlà đầu ngón tay của em sẽ run khi nắm tay anh.”
“Ừ,đang run này.”
“Thìbởi...” nàng nói. “Với em, đây cũng giống như lần đầu được nắm tay bạn trai. Emđang hồi hộp lắm.”
Thật ratôi cũng đang hồi hộp. Dù không như Mio nhưng tôi cũng bị ngắt quãng một năm.Bàn tay của người vợ sau một năm chia lìa khiến tôi khó mà cầm lòng nổi.
Kháchquan mà nói, việc hai vợ chồng lấy nhau sáu năm còn đỏ mặt khi nắm tay nghe cóvẻ khá buồn cười. Nhưng chúng tôi là người hay quan trọng hóa vấn đề. Mà nhữngngười hay quan trọng hóa vấn đề đôi khi lại rất buồn cười trong mắt người khác.
“Abbiamopoco poco!”
TiếngYuji đột nhiên vọng tới.
Haichúng tôi giật mình, vội bỏ tay nhau ra.
“Lầnnày con nói gì vậy?”
“Chúngta chia nhau ít một thôi.”
“À, ravậy.”
Miokhông chỉ nghiêm túc mà còn rất thực tế. Thay vì đau khổ do mất trí nhớ, nàngđã đón nhận sự thật và hoàn thành những việc thuộc về bổn phận của mình, điềunày thật giống tính cách nàng. Nàng chăm sóc Yuji, nấu ăn và làm rất nhiều việckhác.
Cũngtốt thôi.
Nhưng,
Nàngchỉ còn là hồn ma.
Mộtngày nào đó, nàng sẽ rời xa thế giới này. Nhìn nàng nỗ lực không mệt mỏi trongkhi không biết rằng mình sẽ phải rời khỏi nơi đây, tôi thấy xót xa.
Nàngkhông biết.
Rằngnàng đã qua đời một năm về trước. Rằng lần chia tay thứ hai sẽ chẳng còn bao xanữa.