Ring ring
Đọc truyện

[Tâm sự] Bò lên giường em gái

CHƯƠNG 3: PHẦN 2

Khoảng thời gian không có vú Vân tôi dần tập làm quen với việc chăm sóc mình, từ việc ăn-uống-ngủ-nghỉ đến cân bằng giữa học và chơi. Ngày ngày ngoài trường học ra làm bạn với tôi chỉ có đống truyện tranh, sống trong thế giới đó nhiều lúc tôi ảo tưởng mình là anh hùng cái thế có năng lực siêu nhiên hoặc nhân vật vĩ đại tài ba,... Nhưng khi trang sách khép lại, tôi lại trở về là một thằng nhóc không gia đình, bạn bè, cả đời tù túng trong bốn bức tường.

Lại nói về Bánh Bột Gạo, theo ước hẹn tôi đợi nó nguyên cả buổi chiều, vậy mà hai ba tiếng đồng hồ sau không thấy tăm hơi nó đâu. Tôi không bận tâm lắm, chỉ thấy hơi tức vì bị một con nhãi cho leo cây. Đến một hôm, trên cái xích đu nhà bên xuất hiện một bóng dáng quen quen, mới đầu tôi còn tưởng nhìn nhầm, đợi tới gần thì mới biết hoá ra là nó thật.

“Ăng! Ăng! ăng đi đâu về đấy?”

Im lặng.

“Ớ, ăng ơi… ăng không trả lời em…”

IM LẶNG!!!!!!!!!!

“Ăng bị điếc rồi… ăng bì điếc rồi à???”

Tôi chịu hết nổi, quay phắt người gào tướng lên. “Điếc cái thằng bố mày!”

“ ‘Thằng bố’??? Thằng bố là gì vậy ăng…?” Bánh Bột Gạo mở to mắt tò mò, cả phân nửa người vươn ra khỏi hàng rào, hai tay chơi vơi. Tôi ngứa mắt, bắt đầu mất kiên nhẫn dùng đống từ thô bỉ xỉa xói vào mặt nó. Ai ngờ nó vẫn mơ hồ, lắc đầu tỏ vẻ không rõ.

“Sing em à? Vậy thì phải là mẹ chứ… ”

Sau này tôi mới biết trước khi chuyển về sống với mẹ thì Bánh Bột Gạo ở dưới quê cùng ngoại suốt, trong ký ức của nó căn bản chưa từng có khái niệm “cha”, có lẽ bởi vì giống nhau, nên tôi mau chóng quên chuyện trả thù kia, tha thứ cho nó. Khi đã chơi khá thân với nhau rồi, nó mới rụt rè đến bên tôi, muốn đòi lại chiếc khăn tay.

“Hơ? Khăn nào? Tao vứt đi tám kiếp rồi!”

Nghe xong Bánh Bột Gạo mặt mũi trắng bệch, chực khóc. “Em về nhà bị ốm…muốn đi… mẹ không cho em đi… huhu… sao ăn lại vất của em…?”

Tôi hả hê nói: “Mày ngu cho chết!”

Bánh Bột Gạo là người bạn đầu tiên của tôi, thuở ấy cây hoè sau nhà còn chưa bị chặt, tôi thường lén lút cùng con bé hàng xóm chạy ra công viên nhét một bao đầy cát treo lên cây hòng rèn luyện cơ thể.

Nói ra thật đáng xấu hổ, chín tuổi tôi chỉ cao 1m25, người lại rất gầy, nếu như chằng may bị vứt giữa sân trường thì họa có dùng ống nhòm chưa chắc đã tìm ra. Vì thế muốn bảo vệ bản thân chỉ có cách là chăm chỉ rèn luyện, tìm tòi phương pháp bù đắp thiếu sót về mặt thể trọng.

Ngày thứ nhật: Tôi vung tay chân đấm có vài phát lên bao cát cứng nhắc, cái bao cứ đứng trơ ra còn lớp da trên tay đều bong tróc, máu rỉ liên hồi. Mỗi bận rửa tay hoặc thay áo đều phải rất cẩn thận, chỉ cần một sơ suất nhỏ sẽ khiến vết thương rách toạc ra đau xót khôn lường. Để khắc phục điều này, mỗi tối trước khi đi ngủ tôi đều lôi lọ thuốc bí truyền trộm được bên phòng cha, xoa xoa bóp bóp lên các đốt xương đến khi chúng nóng rát, đỏ bừng thì mới thôi.

Mới đầu Bánh Bột Gạo còn cổ vũ việc làm của tôi, nhưg càng ngày thương tích trên tay càng nặng, nó đâm ra cà kê khuyên bảo.

“Nghỉ đã nghỉ đã... ngày mai tiếp tục được không ăng?”

Bằng mọi cách vẫn không lay chuyển nổi ý chí sắt đá trong tôi, nó giận dỗi giậm chân, quay người bỏ về. Tưởng nó đi thẳng luôn, ai ngờ lát sau đã thấy cái bóng váy trắng chạy lại, trên tay là một chiếc hộp trắng tinh kèm theo hình chữ thập màu đỏ tươi. Khi tôi còn chưa kịp phản ứng, nó đã nghiêng đầu, mày hơi nhíu lại rồi bất chợt giấu nhẹm về phía sau.

“Á quên, không ‘cho’ ăng, chỉ ‘cho ăng mượn’ thôi đấy!”

“Ai thèm! Nhà tao có đầy, một xe tải chở không hết!” Hừ một tiếng khinh bỉ, tôi vươn tay giật mạnh lấy hộp cứu thương. Oái oăm thay, loay hoay mãi cũng không mở ra được. Bánh Bột Gạo nhảy lên như cá giãy chết, vội vã giành lấy.

“A! Ăng đừng có đập, để em giúp....”

Nhìn cái hộp phút chốc được bật mở, để che lấp xấu hổ, tôi quát tướng lên hòng lấp liếm.

“Gì chứ! Chẳng qua tay tao đau thôi!”

“Ăng cứ nghịch cho lắm vào đi, đến khi không cầm nổi bát ăn cơm thì có mà lại khóc ra đấy!”

“Cái con bé chết tiệt này, mày ghẹo đòn à?”

Ngoài miệng nói vậy nhưng trong lòng dâng lên một nỗi xúc động mơ hồ. Tuy bố tôi làm bác sĩ, ngày ngày chữa bệnh cho thiên hạ nhưng lớn thế này rồi, ông ấy chưa từng một lần băng bó cho tôi. Vậy mà trong một buổi chiều mùa hạ, một con bé nhỏ hơn tôi vài tuổi, cúi đầu chăm chú quấn từng vòng, lại từng vòng băng lên tay tôi… Lòng đột nhiên phát đau, dù động tác của nó rất nhẹ, chẳng hề đụng mạnh dù chỉ một vết thương ngoài da.

“Ăng! Ăng! Xong rồi!” Giơ tay tôi lên cao, hệt như vừa chế tạo xong một “tác phẩm nghệ thuật” nó vui sướng reo hò. Tôi đưa mắt nhìn vào bàn tay bọc trong bọc ngoài trắng xóa của mình, ngán ngẩm than thở.

“Xấu như ma, mày nghĩ tao vác cái này ra đường có khác gì quái vật không?”

“Xấu đâu? Em thấy đẹp mà!” Nó chu chu mỏ, hai má trắng trẻo vì nắng nóng mà hồng rực lên, bóng nắng loang lổ hắt lên chiếc má núm nhỏ xíu, nụ cười của nó ngọt ngào như kẹo. Chắc bởi đang nằm dưới bóng mát cây hòe, nên tâm tình tôi thanh tĩnh lạ kỳ, hướng mắt lẳng lặng ngắm nhìn bầu trời trong xanh, tôi thản nhiên.

“Ừ được rồi, chỉ cần ngày nào mày cũng băng giúp tao, dần dần sẽ đẹp lên!”

“Thật không?”

“Tao từng nói dối chưa?”

“Ăng nhớ giữ lời đấy!”

Từ ngày đó, con bé suốt ngày quấn quýt bên tôi. Nhờ có nó các vết thương do “tập luyện” và “thực hành” đều thuyên giảm, và tất nhiên nhờ có tôi trình độ băng bó của nó cũng được nâng cấp lên rất nhiều. Khi thể lực ngày một nâng cấp thì nhu cầu về kỹ thuật càng không thể bỏ qua. Và thế là tôi bắt đầu chuyển sang học kung fu, đào sâu nghiên cứu đủ loại tư thế trong sách vở và phim ảnh. Mới đầu chỉ cần chuẩn xác, càng đẹp mắt càng tốt, tự múa máy một mình. Sau đó nghĩ đi nghĩ lại thấy hầu hết các nhân vật “múa võ ra oai” trước mỗi trận quyết đấu đều rước lấy kết cục thất bại thảm hại. Vậy nên tôi lại chuyển sang chuyên tâm vào lực đánh mạnh nhẹ, áp dụng đúng nơi đúng người. Sau khi tập chán chê nhuần nhuyễn rồi lại nghĩ cách kiếm người phục vụ việc thực hành. Vì thế chỉ cần đứa nào va nhẹ vào tôi, có hành vi “nhìn đểu” là đều được chọn làm “đối tượng” thực nghiệm. Mới đầu cũng bị ăn đòn như cơm bữa, nhưng dần già phản ứng nhanh lẹ, tay chân linh hoạt, hầu như chẳng đứa nào làm khó được tôi. Hồi đó chí tiến thủ và tính hiếu thắng tiềm ẩn trong tôi còn chưa bộc lộ rõ ràng, hoặc đúng hơn là nó vẫn nấp ở một nơi nào đó cần được khai quật và sử dụng nên danh tính của tôi chỉ dừng lại ở phạm vi lớp, chưa hề có ý định “mở rộng địa bàn” ra toàn khu vực.

Thời đấy những đứa nghịch ngợm thường dắt bên mình một con dao tự chế, thỉnh thoảng lại khoe với lũ bạn. Bắt kịp trào lưu, tối ngày tôi trốn ở một góc, hì hụi đập sắt rồi mài giũa. Nếu cái này chưa được sẽ làm tiếp cái thứ hai, thứ ba,... đợi đến khi nào đẹp nhất, hoàn mỹ nhất mới ngừng tay. Nhưng làm xong rồi tôi mới bàng hoàng nhận ra, việc quái gì phải khổ sở vậy, thà mình ra ngoài mua một con dao vừa đẹp vừa tốt còn hơn. Thế là tôi lại ngồi tiếc rẻ quãng thời gian vô ích mà mình bỏ ra.

Phải nói một ít về bản thân tôi là một đứa làm việc thì lười biếng, “cả thèm chóng chán”, nhưng mấy trò tai hại lại được tôi coi trọng thì được làm rất cẩn thận, kiên trì tới cố chấp.  Trong đó chuyện tôi kiên trì nhất, cũng là chuyện tôi phiền muộn nhất phải kể đến hai chữ là tình cảm. Tôi cố chấp đến nỗi lặp đi lặp lại việc nhớ một người suốt nhiều năm, mãi ôm hình bóng người ấy trong mỗi giấc mơ, nhắc lại hàng trăm câu “I Love U” và đương nhiên, chỉ dám lẩm nhẩm ở trong bụng.


CHƯƠNG 4: MỐI TÌNH ĐẦU

Tình yêu chỉ bắt đầu từ ba thứ ngẫu nhiên:

Ngẫu nhiên liếc mắt,

Ngẫu nhiên vương vấn,

Ngẫu nhiên tìm kiếm…

Tôi từng có những lần ngẫu nhiên này, những rung động từ tận con tim và khát vọng được chinh phục đối với một cô gái.

Liệu, đó có phải là “thích” không?

Trái tim tôi lần đầu loạn nhịp vào tiết văn của học kỳ một năm lớp bốn.

Cả lớp đang im lặng nghe cô giáo giảng bài thì bỗng có tiếng xôn xao từ lũ học sinh.

Tôi giụi giụi cặp mắt buồn ngủ, hơi ngẩng đầu lên, vẫn tưởng là sẽ gục đầu ngủ tiếp như thói quen, ngờ đâu đầu óc tôi lúc đó đột nhiên thanh tỉnh.

Tia nắng dịu mát của buổi bình minh chiếu rọi qua ô cửa sổ, trải khắp phòng học, phủ lên thân hình cô ấy bởi một loại ánh sáng chói loà. Đứa con gái đó dong dỏng cao, ước chừng gần cao bằng cô chủ nhiệm. Mái tóc đen dài thắt bím làm nổi lên gương mặt trái xoan trắng trẻo và cặp mắt to tròn.

Cô ấy đứng trên bục giảng, bộ dáng cao cao tại thượng, xinh đẹp khiến người khác phải hổ thẹn. Nếu nói Bánh Bột Gạo là viên kẹo mềm mại ngọt ngào thì Lệ Mỹ hoàn toàn ngược lại, hệt như loài khổng tước vừa kiêu kỳ vừa xa cách.

Lệ Mỹ học giỏi hát hay, lẽ đương nhiên là hầu hết bọn con trai cùng tuổi đều âm thầm thích cô ấy... Nhưng ngoại trừ cùng mấy thằng đầu to mắt cận trao đổi về học tập ra, cô ấy không hề tiếp chuyện với lũ lau nhau xung quanh mình, và tất nhiên có cả tôi.

Gần đây tôi thấy mình rất kỳ lạ, ánh mắt thay vì đọc truyện sẽ là dõi theo một người, thứ bảy-chủ nhật được nghỉ học thì lại thấy nhơ nhớ, nóng lòng muốn đến trường, muốn lướt qua dãy bàn đầu tiên của Lệ Mỹ. Nhưng nhìn cô ấy rồi thì sao? Đằng nào tôi cũng phải trở về chiếc bàn nơi xó lớp của mình, khoảng cách giữa tôi và cô ấy lúc đó, không đơn thuần bị phân tuyến bởi không gian và chiều cao.

Sau một lần vắt chân chữ ngũ xem truyền hình tôi mới biết, căn bệnh mà tôi đang mắc phải được định nghĩa bằng hai chữ “tình yêu”.

Tôi là thằng đã không biết thì thôi chứ xác định thứ gì rồi thì theo đuổi nó đến cùng, đối với tình cảm cũng vậy. Gần mười tuổi tôi nhận ra rằng nếu bạn muốn đến gần một đứa con gái ưu tú thì trước hết phải chứng minh một điều: Mình thông minh hơn cô ta.

Từ dạo đó trong lớp tôi có một việc kỳ lạ là cái thằng cá biệt nhất khối, suốt ngày nằm ngủ như chết lại quay sang chăm chú nghe giảng, chép bài như điên, thi thoảng còn giơ tay phát biểu nữa. Tôi cuồng điên lao vào việc học, tối ngày bận bịu với đống sách cao ngất, đến nỗi mẹ còn tưởng con trai mình cố gắng là vì bố nó, tối nào cũng đặt một cốc sữa trên bàn học tôi.

“Ăng ơi!”

Day day trán, tôi vứt quyển sách sang một bên, mở tung cửa sổ khiến cái đầu đang thò qua sổ kia kêu “Oái” ngay một tiếng, giật mình ngã nhào.

“Cái con bé này! Đi cửa trước không đi, cứ thập thà thập thò, ai không biết lại tưởng mày ăn trộm đánh cho bỏ mẹ!” Lầm bầm rủa, tôi nhảy từ bậu cửa xuống, đưa tay kéo nó dậy, một bên ra sức bẹo bẹo hai má phúng phính, nghiêm giọng trách mắng.

Bánh Bột Gạo kêu oai oái, bưng mặt xoa xoa. “... Ăng quên em... chẳng thèm chơi với em nữa… em chỉ muốn làm ăng bất ngờ thôi…”

“Bất ngờ cái đầu! Tính dọa tao chứ gì?” Quả thật mấy ngày này vì sợ phân tâm, chỉ cần trông cái mặt Bánh Bột Gạo là tôi tỉnh bơ, thấy nó cứ đứng trước sân chạy đi chạy lại chẳng dám vào nhà, kể ra cũng tội nghiệp. Thôi thì trước khi bị gái làm cho bù đầu thì chí ít phải chi ra chút thời gian thư giãn thoải mái, học hành mới đạt hiệu quả cao. Suy tính lợi-hại xong, đáp sách vở một bên tôi liền theo Bánh Bột Gạo ra ngoài.

“Ăng xem này!”

Nó hớn hở chỉ vào chiếc xe đạp màu hồng phấn dựng ở góc hiên, thoắt cái leo tót lên, đạp mấy vòng quanh sân trông rất điêu luyện.

“Mẹ em vừa mới mua xong, đẹp không ăng?”

“Biết ngay là có ý đồ. Xì!lại khoe của chứ gì?”

“Sao ăng lại nói thế… ngoài ăng ra em biết kiếm ai chơi…”

Bánh Bột Gạo không có bạn, trừ tôi ra chả có đứa nào chịu chơi với “con hoang” là nó. Nghĩ đến đây tôi mới cười đểu, ý muốn trêu chọc: “Vinh dự quá nhỉ, nếu mày có bạn thì làm gì đến lượt tao ha?”

“Đâu có, ăng có phải là bạn em đâu!”

 Nghiến răng ken két, tôi định nghỉ chơi với nó. Tựa hồ nhận ra điều này Bánh Bột Gạo vung tay loạn xạ, nước mắt lưng tròng.

“Đương nhiên ăng không phải bạn em… Ăng… là ăng em…”

Tôi ngẩn người nhìn nó, biết trẻ con không nói dối, bỗng nhiên thấy vui vui. Bánh Bột Gạo đạp xe trên con đường lát bê tông nhấp nhô, chốc hốc lại quay đầu cười, còn tôi lẽo đẽo đi ở phía sau, ra sức chửi người. Không biết đi xe đạp là nhục thế đấy, nói dối là đau chân cũng không xong, lại còn phải theo đuôi con bé tí teo, nhìn nó cười vui mà chướng mắt!

Đột nhiên Bánh Bột Gạo đỗ xịch sát người tôi, vỗ vào cái yên xe.

“Ăng lên đây! Em chở cho!”

“Mày bị điên, muốn lai cũng phải là tao!” Tôi than trời, con ngốc này có biết nếu nó mà lai tôi thì bọn trẻ con ở xóm nhìn tôi bằng ánh mắt coi thường thế nào không? Giành lại tay lái, tôi đành ngồi lên xe, tiện thể đuổi Bánh Bột Gạo ra, không cho nó ngồi sau.

Bàn chân vừa rời khỏi mặt đất, chiếc xe theo đà loạng choạng lao đi… được 2m lại nghiêng ngả đổ, được 2m lại đổ! Bánh Bột Gạo lo sốt vó, chạy loi choi định đỡ dậy nhưng tôi không cho, mắng: “Tao đang tập đi kiểu mới, đừng có mà làm phiền!”

Đánh vật từ giữa trưa đến xế chiều, chiếc xe mới miễn cưỡng đứng vững. Cái cảm giác lần đầu cầm lái ấy không khác gì việc chính tôi tự làm chủ cuộc sống của bản thân, không cần nương nhờ, bấu vúi ai… Thảo nào những bạn dùng xe đạp đến trường luôn có thể nói chuyện cười đùa, so với một thằng cuốc bộ phía sau vừa chậm, vừa mệt thì hạnh phúc hơn gấp vạn phần.

Từ trên dốc, chiếc chiếc xe lao đi vun vút, gió mát thổi khô mồ hôi trên người và xây xước do tập luyện, cảm giác thoải mái vô cùng. Bánh Bột Gạo ngồi sau lưng tôi, từ cái miệng nhỏ thi thoảng lại phát ra tiếng cười rinh rích, nghe rất vui tai…

Xa xa bỗng hiện ra một cái bóng quen thuộc, chỉ cần liếc mắt tôi nhận ra ngay là cô bạn ưu tú nhất lớp Lệ Mỹ. Muốn tới gần chào hỏi cô ấy mấy câu mới đau khổ phát hiện hoàn ảnh của mình lúc bấy giờ, đường đường là một đấng nam nhi đội trời đạp đất lại đi cái xe đạp màu hồng dành cho trẻ mẫu giáo, nhỡ bị Lệ Mỹ nhìn thấy, đời này còn gì nhọ hơn!

Thấy tôi rời khỏi vị trí cầm lái, Bánh Bột Gạo trợn mắt phản kháng.

“Ăng định đi đâu?Không về nhà nữa à?”

“Đổi ý rồi!”

Nó túm chặt áo tôi, hai tay như xúc tua mực quấn chặt khiến tôi không cách nào thoát thân. Mắt thấy “mục tiêu” ngày càng đến gần, tôi hoảng quá, thô bạo đẩy nó ra.

“Hỏi lắm thế, chỉ cần đi theo tao là được rồi!”

Nhỏ hơn bây giờ nhiều tuổi, vì để giữ sĩ diện trước mặt một cô bạn mình thích, tôi nhập vào đám trẻ con đương chơi bóng trên sân vận động, dùng nắm đấm uy hiếp và ép buộc bọn chúng cho mình vào đội. Mới đầu bọn nó dè chừng, thường cách xa tôi một khoảng, không dám nhào vô cướp bóng. Sau khoảng 20 phút lăn lộn gào thét, đứa nào đứa nấy mồ hô đầm đìa, hô to quát nhỏ chỉ đạo lẫn nhau không chút kiêng nể.

Lúc bắt đầu chỉ là tìm một phương án thoát khỏi hoàn cảnh quẫn bách, ai ngờ đâu những giây sau bất tri bất giác tôi sả thân chơi thật, hòa mình vào cái không khí sôi động này.

Lần đầu phát hiện ra mình có năng khiếu thể thao là khi tôi sút bóng vào gôn, bọn trẻ vốn xa cách nay bỗng sít gần lại, ôm vãi bá cổ nhau ăn mừng. Tôi như người hùng giữa vòng vây ấy, người mệt lả và bết mồ hôi nhưng trong lòng rất phấn chấn.

Bánh Bôt Gạo ngồi đằng xa thỉnh thoảng lạ nhảy cẫng lên hoặc lầm bầm mắng, biểu tình thay đổi như chong chóng, phải nói là cực kỳ phong phú. Xung quanh sân không chỉ có con trai mà còn cả con gái, họ hò hét, vui giận theo từng động tác của chúng tôi. Ở góc khuất dưới gốc cây cổ thụ , có lẽ vì khoảng cách quá xa nên bóng dáng của đứa con gái ấy chỉ như một chấm đỏ mơ hồ…


Powered by XtGem
Copyright © 2018 15Giay.Xtgem.Com