The Soda Pop
Đọc truyện

Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông - phần 3


Chiếcchìa khóa của người ăn từ điển

Bạn không có một hình dung xác thực nào về hắn? Không sao. Hắn sẽkhông quan tâm đến việc bạn sẽ hình dung hắn ra thứ gì, có đặc tính tồn tại thế nào. Những đại từ nhân xưng được dùng để gọi hắn cũng không có ý xác định theo một mẫu mực hệ hình nào. Hắn càng không phải là biểu tượng, ẩn dụ hay ám chỉ cụ thể nào...

Thế thì hắn có nghĩa lý gì trên trang viết? Và trang viết có nghĩa lý gì khi được đưa ra?

Như bao nhiêu thứ phù phiếm và vô nghĩa lý khác có mặt hắn và văn bản này có một thứ nguyên cớ được cho là chính đáng nhất đề tồn tại: đơn giản, nó-tồn-tại-vì-nó-được-viết-ra. Nó tồn tại trong vùng ngôn ngữ của nó.

Và đôi khi hành vi “viết ra” ấy cũng đơn giản thôi - ví dụ như để tiễn biệt, tri ân một con mọt vừa chui vào và đi lạc trong những cuốn từ điển.

Một loại thức ăn đặc biệt

Ở đây, tôi gặp một gã ăn từ điển. Chẳng có cách nào để gọi tên gã trọn vẹn cho bằng viết hoa ba chữ Ăn Từ Điển. Một hiện thân kiếm tìm thứ khoái cảm khổ hạnh song hành với điều kiện hiểu biết. Một bằng chứng về khả năng tiêu hóa đa dạng của loài ăn tạp. Đúng, về nghĩa đen, tôi cũng muốn nói như thế. Trong nhiều cách thể để tồn tại - gã nói - đó là, hãy ăn chúng để chúng thuộc về mình vĩnh viễn.

Gã là một kẻ lạ lùng chính hiệu. Một kẻ đã xem cuộc đời mình chấm dứt từ rất lâu rồi. Và cùng với sự chết ấy, quá trình tiêu thụ thức ăn thông thường cũng đã được ngưng lại từ lâu. Tuy nhiên, trách nhiệm với một thể xác còn nung nấu (khí chất cho phép nói thế) làm cho gã đi đến một hình thức hấp thụ thức ăn mới trong việc chọn món ăn chính của ba mươi mấy năm qua - là sách. Sách. Bạn có tin được không? Tôi thì không tin. Cho đến khi được đối diện, chính thức chọn một biểu trưng hừng tráng cho cuộc đời mình về tấm gương lĩnh hội tri thức cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

- Tôi đã ăn hết mười tám cuốn tự điển trong một cuộc đời!

- Thật à? Ông ăn sống chúng? Làm cách nào có thể...

- Cậu không tin? Sao ai cũng lạ lùng quá đáng với những điều bình thường ấy nhỉ? - đôi mắt gã xói vào tôi như một vết dao đâm thẳng chẳng ngại ngần. Tôi hơi lệch vai như thể tránh một mũi nhọn, một môđun được thiết lập trong không gian với một phương hướng nhằm thẳng vào trọng tâm nỗi thảng thốt của tôi.

- Tôi vẫn chưa hiểu từ ăn? Ông dùng với nghĩa bóng chứ?

- Không. Nghĩa đen. Hãy xem này. Hãy xem trên giá sách của tôi. Những cuốn sách đã bị xói mòn. Mười tám cuốn từ điển chỉ còn bìa. Đó, thấy chưa?

- Ông làm chuyện đó? - Tôi há hốc mồm nhìn những cuốn sách rỗng ruột, trơ gáy bên cạnh những pho sách khác đang đổ xiên trong tình trạng bị xé một vài phần. Chúng thật thảm hại. Nhưng có lẽ trong mắt gã, chúng thật ngon lành và hấp dẫn. Chúng có mùi hương và mang lại những cảm nhận khẩu vị rất đặc trưng. Tôi lại lia cái nhìn ngạc nhiên về phía gã. Một lần nữa tỏ ra ngờ vực. Nhưng điều khiến tôi bị thuyết phục cách trọn vẹn, đó là, trước mặt tôi, gã - người Ăn Từ Điển - đã đường hoàng đẩy mục kính dày cộp và vén cái đuôi tóc xơ xác ra phía sau lưng rồi bình tĩnh xé một trang sách trên bàn, cho vào miệng nhai ngon lành, cơ mặt toát ra vẻ khoan khoái như cách người đang đói thưởng thức ngấu nghiến một miếng bánh tráng nhiều gia vị, thơm ngon. Tôi dội ngược về phía sau. Và thâm tâm bắt đầu xác lập một cách gọi ấn tượng nhất, thể hiện rõ nhất sự ghê rợn trước cái nhìn, khuôn mặt nhồm nhoàm nhai sách như đang Mọt Hóa của gã.

- Và việc của ông chỉ có thế?

- Ừ, tôi sống với chúng và ăn chúng. Từng trang một. Khi đã đọc xong, tôi nhai và nuốt chửng.

- Không có vấn đề gì với cơ quan tiêu hóa chứ?

- Không. Hoàn toàn. Đã thích nghi tốt chán. Tôi thích chúng hơn cơm. Tôi đã từ bỏ cơm từ khi tôi chết lần thứ nhất. Gã nói và hất cằm vô những cuốn sách còn đầy. Trong đó, có một cuốn từ điển Tôn giáo đặt trên bàn, đang mở tới trang thứ 111. Tôi liếc nhìn, chú mục vào một số định nghĩa và thuật ngữ chuyên môn: Nhân hình thuyết: Pháp; anthoropomorphisme; Anh: Anthromorphism... nếu những con bò tạo ra thần thánh thì chúng sẽ cho thần thánh có bốn chân...

- [Thật ngu xuẩn. Để làm gì?] Và ông chắc trí nhớ ông cất giữ đầy đủ chúng chứ?

- Tôi đã ăn chúng trọn vẹn trước khi nhai, nuốt. Anh không biết à? Việc nhai nuốt chỉ là một công đoạn mang tính chất hoang đường cuối cùng để kết thúc trọn vẹn thứ huyền thoại có phần duy lý. Có nhiều cách nhai tùy vào độ dai của giấy, độ thơm, vị ngọt và cay của mực. Nhưng chung quy, tất cả chúng, tôi đều tiêu hóa được. Thậm chí sau khi nuốt, tôi có thể tái hiện bằng cách viết lại chúng một cách chính xác. Hãy nhìn bên kia căn phòng, cạnh cửa sổ, những gì tôi tái tạo được...

Tôi nhìn sang góc chếch của cửa sổ, sau bức rèm bẩn, là một chồng giấy chất ngổn ngang. Chứng được bao bọc bằng những lớp bìa trắng. Có chú thích. Nét mực đỏ khắc cẩn thận những chữ in hoa: Vấn đề về Dân chủ, Vấn đề về triết học tôn giáo, Vấn đề về nhận diện sự thực khách quan trong các biến cố lịch sử, Vấn đề về tư tưởng và ngôn ngữ, Vấn đề về những xáo trộn sinh đục của thị dân trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ giai đoạn 2008-2020...

[Thật ngu xuẩn. Để làm gì?] Cất một tiếng nói trong gian phòng này? Và chỉ mình ông thấy những thứ ông tái tạo với tông màu ủ dột và ngu ngốc của một kẻ mù màu, nghĩa của một kẻ bị triệt tiêu nghĩa, ý đồ của một kẻ bị khoét rỗng tư duy? Và chung quy chỉ là một nỗi sợ, một cách trốn tránh nỗi sợ. Lấy cái chết lớn hơn của linh hồn để khỏa lấp một cái chết bé nhỏ của xương thịt. Và điều đó được bao biện bằng cái lý lẽ của kẻ trùm mền chỉ ngón tay vào mặt trăng? Hay đơn giản là việc ăn sách, ỉa sách, ói sách, đái sách đơn thuần là một quá trình thực vật hóa, một cuộc thoái hóa trong chu trình trao đổi chất của một sinh thể tồn tại bất thường nhưng có vài nét tiêu thụ thức ăn giống như loài mọt sách?

- Một câu hỏi ngu ngốc. Tôi khoét xuyên qua những trang giấy. Thâu tóm. Và tái tạo chúng. Điều quan trọng nhất không vì những hiệu ứng phía sau chúng. Không quan trọng đối với anh? Tại sao phải đặt ra câu hỏi nó có tác động thế nào đến anh hay người khác? Người ta chết vì những hoang tưởng được truyền đến hay ràng buộc từ ngoài mình. Người ta cũng chết vì những thứ giá trị và thái độ đến từ những chuẩn mực do người khác vẽ ra. Hahaha. Cuộc sống chỉ là những hợp thức điên loạn. Những thứ to tát ấy, nó đem lại điều gì trong thế giới ngày càng hỗn loạn này? Ngu xuẩn. Một thứ văn bản ngu xuẩn chất chứa hàng vạn những văn bản khác. Và chúng ta nói trong hư không. Lời bay trong hư không. Hiểu chưa? Tòi đã ăn mười tám cuốn tự điển, hàng triệu trang sách nhưng chẳng cần phải ỉa ra được cuốn tự điển nào như những thứ đã ăn? Việc của cậu, kẻ ngu ngốc và đàng điếm, cậu đến đây để làm gì chứ? Để làm gì? Khoét sâu một sự rách nát hay muốn tìm ý nghĩa của rách nát một cách thực dân và tự cao tự đại? Hay đơn thuần chỉ là kiểm tra lại cái bộ phận tiêu hóa của tôi như nghiên cứu một giống dân kỳ dị vừa xuất hiện trong chớp mắt của nhân loại, đương đứng trước bờ vực tuyệt chủng? Nếu thế thì, hahaha, hahaha, hahaha, khá khen cho óc hiếu kỳ và tấm lòng thập cẩm dồi heo của cậu. Còn hoặc nếu cậu đến đây với ý đồ tìm kiếm những chuyện giật gân trong một đời sống đang thừa huyễn hoặc lại suy thoái huyền thoại thì đây - tôi chỉ có thể khái minh cho cậu một bí mật thế này, cậu đã thất bại khi muốn hiểu về tôi. Hãy cút xéo.

Tiếng đóng cửa mạnh, hắt một luồng khí đầy bụi mốc, tống tôi ra một hành lang tối sầm. Tôi trượt đi trong không khí như một xác lá trong cơn gió xoáy. Tôi lạc vào một hốc tối. Tôi cuống cuồng ngóc đầu dậy chạy thục mạng trước ánh sáng tỏa xuống từ một tượng đài. Vâng. Khi ánh mắt gã Ăn Từ Điển đang rọi xuống những con đường tẩu thoát của tôi, trong lờ nhờ, tôi nhận ra mặt đất dâng lên và phía trước là một cánh cửa đen ngòm khổng lồ dựng lên với một ổ khóa gỉ sét. Tôi bàng hoàng nhận ra, chính là kẻ giữ bĩ mật về chiếc chìa khóa. Và đây là chân tường của tôi. Tôi khó thoát khỏi gã bằng cách trốn chạy. Tôi quay mặt nhìn lại con đường lờ nhờ ánh trăng. Một nỗi ân hận dâng lên trong đầu: “Mình đã tranh cãi với một tên quái gở ấy làm gì nhỉ? Trong lúc việc chính của mình lại quá đơn giản!”

Tôi cần phải đi tìm và tước đoạt cái chìa khóa.

Tôi còn có thể gặp ai ngoài cái bản mặt khó ưa của gã!

Những thực tế không mấy dễ chịu

Ở đây, cái chết luôn đến một cách dai đẳng. Anh tin như thế khi lắng nghe những tế bào đang tan rã rạc rời nhiều hơn sinh sôi. Nhất là trong mỗi lúc kỳ cọ, anh nghe thấy cả độ mòn của cơ thể. Điều này không hoàn toàn thuộc về ảo giác mà có thể cảm nhận trực tiếp qua xúc giác, sờ nắn. Và người yêu anh cũng vậy, cô cảm giác được độ mòn ấy qua ma sát với anh.

Trong khi tắm, họ kỳ cọ cho nhau, mất rất nhiều giờ và cùng nhau tận hưởng một cảm giác mòn dần. Từ lâu, cái chết dai dẳng theo kiểu mòn đi thế này, đối với họ, không còn là một nỗi sợ hãi hay dọa nạt. “Ai mà chẳng vậy?” - Cô nói, và miết đầu ngón cái vào da dưới đốt cùng của anh khiến anh giật thót người. “Em làm cái gì thế?”. “Có gì đâu? - cô cười sặc sụa - “Anh sợ hãi à? Chẳng có gì đâu? - Hãy xem, một bợn da bị vo tròn này?” - cô đưa ra trước mắt anh một chút nhợn đen được miết ra từ giữa hai ngón tay. “Anh đang mòn ra hơi nhanh đó!- cô nói lạnh lùng. Rồi cứ thế, cô lại tì, miết, trượt những ngôn tay lên thái dương của anh. Trong lúc đó, anh đang luồn bàn tay kia vào cái khe sâu giữa hai trái ngực tròn căng và vuốt ve. Cô mòn dần cùng với tiếng rên grừ... grù ừ ừ... khoái cảm. Cho đến khi anh len những ngón tay thuôn dài gân guốc nóng bỏng mằn mò, ì oạp, móc vào, rút ra... móc vào rút ra... ở cái khe hút sâu nhớt nhát giữa hai hốc háng của cô, thì cô đã nhão ra như một khối sáp bị hun bởi một cơn lửa bủa vây. Anh nói:

Đất! Chỗ này thật nhiều đất!

Không phải đất. Grừ ừ ừ... Á... rừ rừ rừ... Anh cứ làm như em ở dơ lắm vậy. Hợ… rừ rừ... Em tan chưa anh? Em... tan...

chưa

anh...

???????????????????????7??????????????????????????????

Cô nói thì thầm. Giọng nhão và đứt quãng. Môi nóng bùng hấp vào ngực anh.

Mỗi nhịp thở hổn hển thoang thoảng mùi kem đánh răng thảo dược. Loại kem mà cô mua được ở bên Singapore. Một loại kem có màu đen nhão nhưng nhám như bột than. Tuýp có những dòng chữ ngoằn ngoèo như giun bò, có lẽ nó được sản xuất từ Trung Đông. Màu đen và những ám ảnh nhớt nhão về loài giun làm cho anh hơi mất cảm tình với mùi thảo dược tỏa ra từ răng cô. Nhưng trong lúc đê mê này, những điều đó phỏng có nghĩa lí gì. Tất cả như đang đi xuyên qua da anh và rúc sâu vào từng gờ xương uể oải bên trong - Da chết. Anh hiểu không? Da chết... Từng bầy da chết rồi... - cô nói.

Tháng chín. Mây đọng thành vũng trên nóc thành phố. Trời ầng ậng nước nhưng không mưa.

Những ngày tháng chín, anh chỉ muốn nằm trong bồn tắm, kỳ cọ những ngón tay lên vai, ngực và khe mé giữa hai háng cô. Thi thoảng ở vùng ấy, cùng với tế bào da chết, còn thứ nước nhớt có mùi thơm của loại ốc hương mỗi khi cô bị kích động mạnh và kẻo theo cơn rên rỉ bất tận những tiếng grừ... grừ rừ rừ rừ... thoát ra trên sóng môi cuồng dại của cô.

Cô vẫn nằm như thế trong bồn tắm. Thi thoảng có một tiếng sấm nổ trên nền trời xám xịt. “Sấm!” - Cô giật mình: “Trời mòn. Và da em chết. Anh có thấy em đang cạn đi không?”

Anh không hề tin những cảm giác tự huyễn hoặc. Chưa bao giờ treo chúng lên để ngắm nghía, thưởng ngoạn hay tìm một sự thỏa mãn nào đó. Nhất là trong chuỗi thời gian có tên Thoái Hóa này. Nhưng cái sở thích ngông cuồng muốn được từ từ làm mài mòn cô từ trong bồn tắm cùng với nỗi lo sợ nếu bằng cách ấy, mình sẽ cạn kiệt khiến anh đi đến cảm giác vừa ghê tởm vừa hân hoan. Anh đang đi ngược lại tiến trình của thượng đế trong những ngày còn vọc đất sét. Anh muốn nhìn cái quá trình suy tàn của một sự sống trên bình diện vật chất. Anh no say thưởng thức hoan lạc từ một thây ma bao bọc trên một sự sống con người. Và hoan lạc luôn đứng ở cái ranh giới giữa ánh sáng và bóng tối, sự sống và cái chết. Thứ hoan lạc mê cuồng và bệnh hoạn như cách người ta dựng mồ lên và làm tình với một thây ma trinh nữ.

Chúng ta cứ nằm hoài vậy sao?

Ừ. Anh thích vậy. Anh muốn làm trắng em (đó là cách nói tránh né mà anh vẫn thường dùng với cô để giảm nhẹ sự mất mát). Mỗi lúc em một trắng ra. Trắng nhởn!

Không. Em đang chết mà, anh không thấy à? - Cô nói. Và vắt một chân lên bờ vai của anh. Bắp chân cô cựa miết trên vai anh. Rồi cứ cử động, trượt đi trượt lại trên dó. Sau đấy, cô ngồi đậy và đưa những ngón tay mềm lên bắt những vết bẩn giữa hai làn da ma sát vào nhau - Nhìn này, anh thì đang mòn nhiều hơn cả em. Anh biết không? - cô nhìn anh, nói như thôi miên. Và anh gật đầu. Không suy nghĩ.

Năm đó anh không còn trẻ nữa. Ba mươi hai tuổi. Chưa qua bờ mới và cũng đã xa bến bờ cũ của cuộc đời. Ở vùng tuổi ấy, anh bắt đầu tập tra tấn mình bằng cuốn sách nói về những vấn đề liên quan đến hiện tượng học. Và sự tồn tại. Vâng. Những thứ không nên đặt ra ở đây, giữa bối cánh Cái Chết Đến Một Cách Dai Dẳng.

*

Khung xương mặt và hình sọ của cô bắt đầu mòn dần ở ngày thứ ba.

Và anh cũng thế. Anh cảm thấy mình đang bị bào đi. Một cảm giác đớn đau rúc dài trong sống lưng. Và một sự thiếu vắng thực sự đang lan tỏa trong các nếp não. Điều gì đang xảy ra? Mọi sự chỉ là hoang phí? Ba mươi hai năm hoang phí trong một buổi tắm? Chín công trình học thuật chữ nghĩa nỗ lực tạo dựng và khẳng định niềm tin đối với cuộc đời chỉ để đi đến một giây phút đứt lìa dần ý nghĩa tồn tại hiện thân vật chất? Cô vẫn dùng chân đạp một cách uể oải lên vai anh, rồi dừng lại ở ngực. Cô cũng tỏ ra mỏi mệt. Những đám mồ hôi nhão đang hòa cùng thứ nước ngâm da chết trong bồn bọt lõng bõng bốc lên mùi nhạo ươm, tanh tưởi. Bây giờ, bằng một cử động vừa âu yếm vừa yếu đuối, cô chum những ngón tay lại chỗ nách của anh và bắt đầu rứt từng sợi lông ngực loe ngoe còn sót lại, xoăn tít ở vùng da nách trắng nhờn. Vũng nước trong bồn tắm sục lên, đục và thối khi anh nhói người theo một cơn đau bu

Những ngày đầu, cô còn rên lên trong khoái cảm cùng nỗi lo sợ khi thực hành công việc này. Nhưng đến những ngày sau, ngay cả cái năng lực rên [vì khoái lạc, vì đau đớn, hoặc làm bộ vì một trong hai thứ đó] cũng mất. Anh cũng trôi dần vào tình trạng nhận ra cái chết đơn thuần là nó, không nên khoác vào một ý nghĩa nào, cũng chẳng nên dùng tình dục như một liều an thần để vượt qua những đau đớn. Bây giờ. Họ đã nằm ngược chiều, gối lên hai đầu bồn tắm. Và thiếp đi. Đĩa trái cây bên ngoài, nơi mà họ có thể với tay là nhận lấy những quá ngọt đã héo. Những quả táo ung vàng và những quả mận bắt đầu đỏ bầm. Thời gian vẫn nghiến những tiếng thắc thỏm trên chiếc đồng hồ treo tường già nua nhưng chẳng chịu đứt cót.

Họ, hai sinh thế trắng toát đang ở thời kỳ quá độ của sự mòn.

Với một thái độ chăm chút hết sức kỹ lưỡng bởi tình yêu, họ vẫn cố gắng gượng dậy chống lại cơn lá đuối để ngồi cọ rửa cho nhau làm cho tiến trình mòn dần diễn ra một cách cân đối và đều đặn. Họ sợ phải thấy người tình của mình dần trở thành một quái thai trong cái tác phẩm mà mình đang bỏ quá nhiều thời gian, công sức, sự hứng thú, vắt kiệt sức lực để tạo dựng lại.

Và bầu trời tháng chín òa mưa. Tiếng nước đổ trên mái tôn giòn như tiếng rang của một chảo muối khô no lửa. Mira át tiếng kim đồng hồ đang nghiến trên vách tường. Mưa thách thức và xóa nhòa mọi thanh âm để bịt kín những hình dung của họ về những gì đang diễn ra bên ngoài. Mưa triệt tiêu mọi khung cảnh và sự kiện. Mưa muốn len vào, đánh tan cả những hình dung rệu rã đang diễn ra.

Mưa. Một thực tại khác. Một âm bản của sự rạo rực và sức sống. Nhưng lại là một dịp hồi tưởng đem về ảo vọng hồi sinh.

HỌ VẪN NẰM Ở ĐÓ.

Mọi thứ sẽ kết thúc theo cái cách mà nó kết thúc.

[Cũng phải nói thêm, anh đã bước qua không gian ấy lâu rồi. Năm ba mươi hai tuổi, bên cạnh việc làm mòn và trắng hóa một người yêu, như đã trích dẫn, anh có đọc triết và bắt đầu tập trung dịch một cuốn từ điển triết học sau khi chấp bút viết chín công trình được đánh giá là Đầy Tính Tư Tưởng phát hành ở trường đại học. Thầy của anh bảo rằng, đó là cách duy nhất để có thể ỉa ra những thực tế thơm tho. Khi phát ngôn điều đó, ông đã ăn đến cuốn tự điển thứ bảy trộn với mười chín cuốn triết học và vài trăm cuốn hư cấu (fiction) cùng phi hư cấu (non fiction) khác.

Năm đó, ông năm mươi sáu tuổi và sống bằng nguồn thức ăn chính là giấy từ điển,

Sự mắc kẹt của kẻ đàng điếm

Mày tự xưng mình là một tay đàng điếm siêu hạng? Đàng điếm nghĩa là một tính từ chỉ lối sống lăng nhăng, trai gái bậy bạ, mất nhân cách. - Theo từ điển tiếng Việt

Có gì đâu. Vì một điều: tôi có lối sống trụy lạc. Về đạo đức học mà nói. Dĩ nhiên, biểu hiện à? Tôi luôn thích làm tình sau khi bắt tay vào tiến trình mài nhẵn những cô gái bằng cách tắm và xức dầu thơm, thoa xà phòng và giữ họ thật lâu trong phòng tắm.

Đó là điều mà người ta có đủ thời gian và sự kiên nhẫn để làm những năm ba mươi tuổi à? Đó là ý nghĩa tồn tại mà tôi dán vào mình và những thân thể khác ở thời kỳ này à? Hay đó chỉ là một trạng thái bệnh lý khởi phát từ sự loạn vấn? Đó là những trò trái khoáy của một kẻ tâm thần và kẻ tâm thần còn lại, không ai khác, là cộng sự của tôi, người tình của tôi?

Có thể. Tôi vừa đánh rơi cái gì đó rẻ tiền gần như đạo đức học. Tôi cũng vừa đánh rơi một cái gì đó hão huyền gần như nỗi suy tư. Tôi còn biết làm gì khi cái tên và khuôn mặt chính thức của tôi và cả người tình đều đang có nguy cơ phì nộn bởi đám da chết chẳng chịu chết, nó cứ mọc ra mãi, khuôn mặt của chúng tôi như những mồ chôn của chính chúng. Anh thấy không?

Ai là kẻ chủ mưu làm điều này với một kế hoạch hoàn hảo như thế?

Ông ta, kẻ ở tầng trệt, ông ấy đã lấy mất của tôi một vật quan trọng. Ông ta đã lẻn vào căn phòng lúc nào chẳng hay biết. Nhưng cái ông ta lấy đi lại là thứ khiến cho tôi bị giam chặt trong gian phòng. Thứ khiến tôi tách lìa với thế giới. Tôi đã rơi vào một văn cảnh đóng khung từ lâu rồi. Ông ta nghĩ rằng, người ta nghèo nàn thế sao? Ông tưởng rằng một đĩa trái cây thối, ít nước trong bồn tắm cùng với một con đàn bà, thế là xong? Ồ, thứ tiểu thuyết rẻ tiền, thứ hư cấu tởm lợm, thứ thực tế xuyên tạc, thứ tâm hồn bệnh hoạn và đơn điệu...

Hàng tràng tràng lý thuyết cao siêu để lý giải hay tranh biện cũng chỉ bằng thừa. Tất cả đều là trò mèo.


Người đang đối thoại với độc giả tự xưng mình là tay đàng điếm. Hắn có lí lịch mang tính lũng đoạn. Tay này là tri thức với chín công trình có Tính Tư Tưởng, nhưng lại chuyên theo dõi những sự kiện gọi là tiền án mạng. Nghĩa là khả năng tiềm tàng thúc đẩy án mạng có thể xảy đến. Xác định động cơ và chi tiết tình uống, phân tích mọi thứ ở khía cạnh tâm lý học, đạo đức học, nhân chủng học, văn hóa học, tình dục học, tội phạm học... và đưa ra một kết luận là mọi đường dây vụ án có thể xảy ra không để báo cáo lại cho Bộ Lũng Đoạn.

Hắn rơi vào tình thế của một kẻ bị nhốt trong căn phòng cùng người tình với một ít nước trong bồn tắm cộng với một đĩa cái cây tươi cách một tầm tay với, tính từ thành bồn tắm.

Và như thế, việc của hắn là theo dõi điều gì bên trong căn phòng ấy? Hắn biết theo dõi gì ngoài sự mòn dần của thịt da?

Ngoặc đơn triết lý nhàm về thực tiễn theo dõi tiền án mạng

(Hãy nghĩ mà xem, mỗi ngày trên đất nước này có gần trăm triệu con người đi lại, hoạt động, tiếp xúc, giao hợp, họp hành, bàn bạc, tiệc tùng, trao đổi mua sắm, không phải bao giờ họ cũng ý thức rằng mình đang theo dõi hay dự báo một điều gì đó. Cuộc sống có những ngày trôi đi theo thói quen của một thứ công thức cố hữu mà ta không bận tâm lý giải. Thế rồi một hôm, trong cái vòng xoay quen thuộc ấy, có những con người nhận thức rằng mình đang theo dõi. À, thì ra không hoàn toàn hoang phí. Thì ra chúng ta đang theo dõi cái gì đó? Cái gì đó là cái gì?

Một

Mục

Tiêu.

Một Mục Tiêu? Có phải đó là những gì nằm bên trong cánh cửa kia? Đúng. Nó nằm

Bên

Trong

Cánh

Cửa

Kia.

Không tin cử mớ vào đi.

Không hẳn lã dễ. Khi điều bí mật đang rộn ràng bên trong hình dung, thì cái gã người Nhận Thức ấy mãi loay hoay với chiếc chìa khóa không tra vào được.

Thì ra trong quá trình lãng quên (sống theo thói quen) của gâ, thực tế đã nặn ra một chiếc ổ khóa khác lắp vào?

Thực tế?

Hắn là

Câu hỏi ấy lại mở ra một cuộc theo dõi khác. Và những loại theo dõi này thường dẫn đến những tình huống có tính chất tiền án mạng. Ví dụ, trong vụ này. Hắn, kẻ đi tìm chiếc chìa khóa để tự giải thoát và đã gặp gã Ăn Từ Điển. Giá như gã không chết dưới tay hắn thì cũng sẽ chết dưới tay một kẻ khác. Hoặc chết trong sự ấm áp của thời gian và tuổi tác. Tất cả các cái chết đều bình đẳng. Nhưng vấn đề của hắn, là sau khi đi đến kết cục của một hành động kéo cò, thì chiếc chìa khóa nằm ở đâu? Mục tiêu tìm kiếm đã khác? Và hắn thực sự bước vào một cuộc tẩu thoát. Trong cuộc tẩu thoát đó, hắn đã bãi bỏ mục tiêu ban đầu: tìm chìa khóa cho cánh cửa tiên nghiệm nằm ở đâu đó trong đầu hắn?

Hư vô quá phải không, thưa bạn đọc?)

Từ định nghĩa về theo dõi

Nghĩa là: Họ đưa vào ký ức những tình huống đầy sống động rộn ràng hay mã hóa ở những dạng thức ký hiệu của cảm xúc và nâng lên biểu hiện văn hóa, thỏi quen, phản xạ... Họ thấy án mạng. Án mạng thực ra đã xảy ra rồi. Trong đầu của họ. Như một kiểu mô thức lí tưởng kiểu Platon.

Án mạng có khả năng xảy ra trong tất cả các tình huống. Không cần thiết phải đợi đến một ngưỡng thực tại với máu me vương vãi trên sàn nhà, với các bước chân rón rén xuống cầu thang, với một cái đầu nát nhừ như một nồi súp cà chua, với một cánh cửa được dập lại mà không cần khóa...

Kẻ này nói với kẻ kia:

Trong nhiều lần tôi đã thất bại. Tôi chỉ là một chiếc bóng mờ nhạt và đầy phi lý. Và rốt cuộc tôi cũng nhận ra tôi, chứ không ai khác, cũng chính là kẻ gây mầm mống tội ác trước khi án mạng xảy ra. Tôi làm cái công việc rình mò để thi hành một bản án mơ hồ mà chính tôi không sao kiểm soát được. Tôi từ chỗ phán xét rơi xuống nấc thang tột cùng của một kẻ chủ mưu một vụ giết người xảy đến quá mức dễ dàng. Và tôi xóa những cái tên họ thông qua những bằng chứng rất ất ơ, căn cứ trên những tình huống cảm trong một đời sống vốn dĩ tầm thường đội lốt bình an.

Tôi đã đột nhập vào nhà hắn và gí súng vào thái dương. Hắn róm người như một con gà mái đang ấp trứng. Hahaha. Một con gà mái vừa muốn chạy trốn vừa xù lông tự vệ và bảo vệ của quý là những chiếc trứng hồng bên dưới. Hắn róm người và chờ bàn tay của tôi nhấc lên. Đòm. Một tia lửa xoẹt qua gáy. Hắn giãy. Con gà mái học thuật cũng đang giãy trong hắn. Nhưng khác với con gà mái đang ấp trứng bị cắt tiết bất ngờ. Hắn không khỏe. Không than van tha mạng. Không kêu oàng oạc. Hóa ra cái án mạng xảy ra trong hắn còn trước cả tình huống tiền án mạng xảy ra trong đầu tôi. Ôi, con người thiêng liêng làm sao khi linh cảm về sự chết và chấp nhận nó.

Trước đó, hắn đang ngồi ăn bốn cuốn sách.

Tiếp đó, hắn là kẻ lẻn vào gian thờ của nhà tôi để ăn cắp chiếc chìa khóa. Trong lúc chúng tôi đang làm mòn nhau.

- Tôi có làm gì đâu? - hắn nói trước khi nòng súng xẹt lửa - Tôi chỉ là kẻ ăn sách và không tiêu hóa. Chìa khóa nào cơ? Lạ à nghe. Nó bằng vàng à, hay hằng bạc?

- Thưa thầy, em đếch tin. Làm sao có chuyện ăn sách mà không tiêu hóa. Cả chuyện cái chìa khóa nữa. Em chắc là thầy đã giữ nó. Em thấy thầy bước xuống khu vườn hôm kia và đi rất vội với một chùm chìa khóa trên tay.

- Thật phi lí. Sao cậu không kêu tôi lại? Rủi lúc ấy tôi đang mộng du giữa ban ngày thì sao?

- Không. Lúc đó em đang bận làm mòn mình trong phòng tắm.

- Toàn những chuyện hoang đường. Làm mòn? Hahaha. Tôi chỉ có một chìa khóa duy nhất cho cậu đó là tri thức. Lẽ ra là thế. Nhưng ngay cả cái chìa khóa ấy, trong ngần ấy năm, cậu cũng không thủ đắc được. Cậu mãi giữ gìn một chiếc chìa khóa vô hình đã cũ. Và cậu đòi ở tôi. Cậu coi tôi là kẻ đánh cắp nó. Cậu không thấy mình quá đáng sao?

- Này con người kia. Ông nói thế nghĩa là gì? Nếu không nể tình thầy trò, tôi đã có thể xử ông bằng một phát súng.

- Cậu là người theo dõi hành vỉ của tôi. Nghĩa là trong thâm tâm cậu đã kết án tôi. Điều gì trong mắt cậu cũng cấu thành tội phạm. Còn tôi, tôi là kẻ bị theo dõi. Biểu hiện nào trong mắt tôi cũng là sự huy hoàng - sự huy hoàng của một kẻ đang sống trong tình trạng mất tự do và sẵn sàng tử vì đạo. Hahaha...

Bấy giờ. Súng nổ. Trang sách ăn dở trên bàn đang diễn giải một thứ triết lý trong chính trị và kinh doanh.

Nhưng nó được nói bằng một kiểu ngôn ngữ hấp dẫn có màu sắc trinh thám. Nó khiến kẻ sát nhân, là tôi đứng ngây người đọc. Trước khi tẩu thoát.

Thêm một giả định khác

Sao không thay hành vi bắn vào sọ hắn để ngăn chặn vụ án bằng một việc làm nhẫn nại hơn, ví dụ hãy tiến tới cố áo hắn lên và bảo rằng, hãy ói ra để tao biết mày đang đọc gì, nghĩ gì, tiêu hóa như thế nào, chìa khóa đâu? Và những thứ mày ói ra ở đây cho thấy mày đã sở hữu cái chìa khóa phương pháp học thuật nào. Hãy gọi tên ra đi. (Khi nói đến chữ phương pháp, kẻ sát nhân nói nhấn trọng âm như thể cái mà hắn muốn khám phá là một bí mật khác, không quá bóng bẩy, nó là một thứ cụ thể để mở vào cái bỏng bẩy mơ hồ - Chiếc Chìa Khóa Vô Dụng)

Không. Thật ngây thơ. Kẻ tự xưng đàng điếm nói - Hắn sẽ bảo lại rằng, làm sao ói? Tất cả đều là sách. Từ ba năm nay tôi không ỉa và không ói. Có bắn tôi cũng không làm được chuyện đó.

Và hắn chọn tình huống được chết. Tôi quá biết tính khí hắn, còn gì...

Những lời tiên trí

Chân lý, có nhiều cái để tìm thấy. Những thằng đần độn sẽ bảo đó là chuyện chẳng mấy quan trọng ví dụ như thò tay vào túi móc ra một cây kẹo. Sự việc cái túi có đựng kẹo là một chân lý. Nhưng rồi, tôi thì nghĩ ngược lại. Khi đục khoét qua một không gian đen ngòm để tiến đến đây, tôi chọn cách thế tương đối dễ dãi để nhận ra chân lý:

Chân lý là một chiếc dép.

À, nghe có vẻ đơn giản. Một chiếc dép là thứ dễ tìm nhất. Như vậy bằng cách nào để khiến nó trở nên bí ẩn hoặc là huyền thoại. Vì chân lý luôn cần một khoảng nhận thức, một tiến trình tìm kiếm và trải nghiệm, không phải cứ xỏ chân vào quần, bước đến góc nhà là có.

Vậy là tôi xác định ném một chiếc dép vào trong khu vườn ban đêm. Nếu sáng mai thức dậy tìm trên đồng loạt cây cối, trong bụi bờ, dưới ao nước mà gặp lại nó thì đó là một điều mới mẻ, một thứ chân lý có thể đốn ngộ cách dễ dàng.

Lúc ấy, có một lời tiên tri xanh xao. Tạm gọi là như vậy. Lời tiên tri xanh xao của một kẻ mặt trắng. Kẻ này thích thú làm những việc dở hơi khác người: nói xấu thằng nhân viên Bộ Lũng Đoạn [bọn mê quyền thế sẵn sàng đạp đầu những đứa khác xuống để đạt được tham vọng, sẵn sàng làm chó săn để bảo vệ những mục tiêu mà chúng cho là lý tưởng, thực ra lại đầy phi lý, thật đáng phỉ báng], xỉa xói tên đàng điếm (khốn nạn bọn chúng, ngày này qua đêm khác cuộc sống hóa ra chỉ biết mài mòn mình cho một trò khoái lạc, mọi da thịt đều thối ung; chúng tìm khoái lạc trên sự chết, rỉa rói hoan lạc trên chính thây ma mình] nhất là sẵn sàng tấn công kẻ bị kết án bằng những lời báng bổ [chúng tưởng chúng là các giáo chủ chắc, thật khó để che tai mắt thiên hạ khi mà suốt ngày những lời của chúng nói khác nào đứa bệnh hoạn ngồi ở ngã tư thủ dâm bằng chính miệng của mình, một thư thế bệnh hoạn và khó làm đến ghê tởm]...

Và thế là lời tiên tri xanh xao được phát ra ở trang thứ tư, dòng thứ mười báy: Hãy bấm nút đi lên sân thượng, ở đó có một cầu thang phía tay phải, hãy chạy lên mãi. Ngay cả khi hết cầu thang. Hãy chạy mãi theo quán tính. Nó sẽ dần lên cao hơn. Một cảnh giới không có giám sát bởi chính lý trí mình và sự cuồng điên của những thiết chế ngu xuẩn.

Sức mạnh của sự khác biệt

Và điều ấy đã xảy ra một cách lạ lùng. Trong đầu bạn đã đinh ninh rằng: bạn là một con quái vật. Hãy nhìn trong gương. Và hãy nhìn vào bất kỳ một nơi nào có sự phản chiếu: Một hình ảnh hoàn toàn khác. Nó có thể nuốt chửng cả chính bạn. Ôi, kẻ Hung Hãn dị hợm nhất thế giới đang bước ra khỏi nhà với một khẩu súng trên tay, một con dao găm gắn dưới tay áo jeans xanh và một cái nhìn đầy gây hấn.

Sự khác biệt là ở đây.

Bạn bắt đầu nện bước trên đường phố như một tay sát thủ được huấn luyện rất kỹ lưỡng từ hàng chục thao trường. Mắt bạn quét qua những nóc nhà và những quán cà phê đầy bóng giai nhân. Nhưng bạn không mảy may rung động. Bạn sẽ đặt ra câu hỏi quan trọng duy nhất chi phối mọi hành vi và sự thay đổi hôm nay: ta phải giết hắn để đoạt lại chiếc chìa khóa mình đã bị đánh cắp? Ta sẽ dùng chiếc chìa khóa ấy cho việc gì khi nó không còn mở vào một cánh cửa nào, khi nó không còn đem lại một hoài niệm nào dù đau buồn hay hân hoan?

Khi những câu hỏi ấy dội lên cũng là lúc chính bạn phải tự hỏi: Sự hung hãn bạo lực này sẽ bằng thừa khi đó chỉ là một chiếc chìa khóa không mở vào một cánh cửa nào cả. Đó là một chiếc chìa khóa đã mất tính hữu dụng từ lâu. Bạn nhớ lại lai lịch sau:

Năm 1970: nó được cha của bạn dùng để khóa tủ sách. Cũng nói thêm, ông là một nhà nghiên cửu với những công trình tư tưởng đang gây chú ý trên bầu trời học thuật vốn èo uột của xứ sở này.

Năm 1975: trước một trận đánh khốc liệt, gia đình hạn phải bỏ lại tất cả của cái [mà đáng kể nhất là hai gian sách triết học và tôn giáo của ông] để chạy theo đám tàn quân hoảng loạn. Và để tưởng nhớ những gì đã phải để lại nơi thành phố cũ, cha bạn đã mang theo chiếc chìa khóa, ông buộc vào một sợi dây dù và mang ở cổ như một lá bùa hộ mệnh, như một cây thập ác để bấu víu lúc nguy nan.

Năm 1983: cha bạn trút hơi thở cuối cùng. Ông thều thào truyền vật bất ly thân - chiếc chìa khóa lại cho bạn. Bạn lồng lên như một con thú bị bắn trúng bởi những Mũi- Tên-Lời từ một kẻ khát chết từ lâu mà không có dịp chết. “Cầm lấy và mở vào cánh cửa Đó!”. Ông nói, và đôi mắt dần đục mờ. “Cánh cửa Đó”, cụm lời ấy được buông ra giữa hai trạng thái sáng và mờ, nóng và lạnh, đau đớn và trút bỏ. Như tiến hành một nghi thức trao truyền đầy tín thác - Bạn nắm chặt chiếc chìa khóa trong bàn tay và nín thở trong khi cha bạn đang lả dần cho đến khi bất động hẳn. Những cạnh sắc của chiếc chìa khóa cứa vào và rạch đứt những đường chỉ chằng chịt trong lòng bàn tay của bạn. Bạn vẫn nắm chặt và nín thở. Cơ thể bạn căng ứ lên, nóng bỏng như một khối thịt sắp vỡ. Và trong khối thịt sung tấy vì nén nhịn cơn xúc động vô điều kiện ấy, chỉ còn một ý nghĩ xót thương, một mối giao cảm đến muộn của một người đàn ông dành cho một người đàn ông: “Suốt nhiều năm, cha tôi đã sống với chiếc chìa khóa chẳng mở vào đâu cả. Sách vở học thuật đã không còn tương thích, ông là một người lầm than hiếm có. Nói đúng hơn, chiếc chìa khóa của ông đã bị chôn vùi sau một cuộc trốn chạy bất bạt. Còn cái vật bé nhỏ nhiều cạnh sắc này tả một thứ ký hiệu rời rạc trong một hệ thống bi kịch lớn lao. ông từ bỏ vai trò của nhà khoa học tư tưởng để ngồi giữa một thế giới nghĩa đen, một sự sống nghĩa đen, một thời đại nghĩa đen. Tất cả đã các chân trời đều đóng lại với một cánh chim tự do!”

Năm 1999: Một đêm trong khi ngủ, bạn thấy mình lấy chiếc chìa khóa sau di ảnh người cha và bước vào một khu nhà từ đường rộng lớn có những chiếc cột bằng vàng. Bạn bị lạc giữa mê hồn trận của những chiếc cột vàng đẽo hình rồng phượng. Bạn cầm chiếc chìa khóa và băng qua những bục gỗ sơn son, đến bên những cánh cửa cẩn xà cừ, sơn mài và cố tình mở chúng. Nhưng bạn chẳng tra được vào bất kỳ ổ khóa nào trong một ngàn cánh cửa ấy. Bạn bước đi trong ma trận của những hàng cột. Và ngay lúc tuyệt vọng, nó đã hiện ra. Dường như không phải từ thực tại mà là từ ảo giác. Nó. Một cảnh cửa lớn, gỗ đen và không hoa văn. Bạn tra chiếc chìa khóa gỉ sét vào đó. Chưa kịp vặn ngược thì đã nghe tiếng nghiến của những bi sét bên trong. Cánh cửa đen bung ra. Căn phòng mở toang. Tất cả rực sáng lên như một cung điện thanh bình. Những vách tường dựng lên các tủ sách cao chất ngất. Những dãy bàn trải dài đầy những con người suy tư. Một cảnh tượng lạ lùng diễn ra trước mắt bạn như một thị kiến huyền hoặc bạn thấy Aristotes ngồi cạnh Platon, Socrate ngồi cạnh Heidegger, Trang Tử, lão Tử bên cạnh Arthur Schopenhauer, Kant, Heraclitus ngồi bên Nietzsche và phía xa kia, Jesus ngồi cạnh Tất Đạt Đa, Mohamet, Đức Phật ngồi cạnh Zarathoustra... Họ ủ rũ mòn mỏi bên nhau mặc cho bụi phủ. Họ không chuyện trò. Mà câm lặng. Mỗi người một tư thế trầm tư. Mỗi người một hướng nhìn trong cái thế giới căn phòng bị đóng kín. Một nhà lao triết gia. Ánh sáng căn phòng là thứ ánh sáng mở yếu đuối thắp lên bởi các vầng trán của họ, Và khi bạn mở cửa bước sau màn bụi bẩn sổ xuống từ những kèo gỗ, bạn bất giác nghe tiếng của họ rì rầm bất tận giữa những kho sách điệp trùng.

Lần ấy, bạn phải nằm viện truyền nước vì giấc mơ đã đốt cháy quá nhiều năng lượng dưới dạng mồ hôi.

Năm 2004: Một biến cố xảy ra với chiếc chìa khóa: một hôm, trong lúc ngồi kể câu chuyện về lai lịch của chiếc chìa khóa cùng với cuộc đời trôi qua đầy hoang phí của người cha và những giấc mơ kỳ dị với vị giáo sư - [tức, gã Ăn Từ Điển, thầy bạn], bạn đã nghe chiếc chìa khóa nóng lên trên khung xương ngực mình. Bên trong là một trái tim sốc nảy. Bạn hoảng sợ khi nhận ra sự sống nơi nó đã truyền vào bạn bấy lâu nay. Có thể chính nó, với những giấc mơ lạ lùng, đã đưa bạn đến với những con người buộc phải đóng kín cửa phòng, ăn tươi nuốt sống tri thức như người thầy của bạn đây. Nhưng bạn cũng bắt đầu thấy hoảng sợ bởi sự vận động nóng dần lên bên trong nó đang làm cho cơ thể bạn trở nên khó chịu như đang mang một vết bỏng. Bạn phải nghĩ cách để tách rời sức mạnh từ nó, khi nó có thể tạo cho bạn những tai nạn không đáng có. Và bạn quyết định sẽ đặt nó vào một chiếc hộp phía sau tượng thờ cha bạn.

Năm 2008: Bạn trả lại chiếc chìa khóa ở chỗ cũ. Phía sau di ảnh, trong một chiếc hộp cẩn xà cừ.

Và sau cái lần cuối cùng làm mòn nhau trong bồn tắm với người tình, bạn đã thấy từ góc vườn, vị giáo sư đeo chiếc chìa khóa vào ngực và tẩu thoát bằng cách leo qua hàng rào. Bạn mở chiếc hộp, thấy trống không.

Năm 2010: Bạn vẫn đang ráo riết đi tìm.

Và những biến cố đầy bí mật của chiếc chìa khóa khiến bạn trở thành một con thú hung hãn, bạo lực.

Nghĩ về tính mục đích

Con dao và cây súng làm hắn khó chịu. Hắn tìm đến trình bày điều đó với gã Ăn Từ Điển. Với mong muốn gã sẽ đầu thú trước khi hoàn cảnh đưa đẩy hắn trở thành một tay sát nhân. Với vẻ mặt đăm chiêu, gã nói: Nó sẽ chẳng mở vào đâu cả, vì sao lại phải tìm? Nhưng - hắn dõng dạc - tôi có cảm giác mất mát. Tôi đã mất một bảo vật gia truyền. Tôi sẽ phải cướp lại chúng để thoát khỏi lời nguyền bị trừng phạt,

Thực ra, hắn nói đến lời nguyền. Ấy là hắn tự nghĩ ra để làm điểm tựa cho nỗi hoang mang không sao cứu vãn. Trong lúc đó, thái độ bỉnh thản của gã giáo sư Ăn Từ Điển làm cho hắn cảm giác tự xỉ vả mình là kẻ tầm thường và thực dụng. Lẽ ra gã không nên làm việc quái đản của một nhà nghiên cứu là ngồi nhai từ điển, nuốt và ói ra từng nùi, nùi chữ. Lẽ ra, gã phải là một con buôn luôn sống vì những mục đích ngắn hạn mới phải. Thật khốn nạn vì gã cũng đứng vào hàng ngũ học thuật với một tư thế quái gở và trịch thượng.

Và bằng những chiếc chìa khóa mà kẻ khác trao truyền, bằng sự cày bừa thực dụng dưới nhãn mác thức thời, gã đã tồn tại trong thế giới này như một con thú cơ hội và đầy rắp tâm thỏa hiệp bầy đàn. Gã gom tất cả các chìa khóa có thể giúp gã chiếm hữu những không gian của tư tưởng và ký ức để ăn mòn chúng cùng với đống từ điển. Và ăn chỉ để mà ăn. Không một hành vi thay đổi nào. Gã phì nộn với chữ nghĩa trong lúc những cánh cửa tâm thức thì vẫn đóng kín.

Hành xử của gã đối lập với hành xử của nỗi cô đơn nơi những con người quyết liệt đến tàn bạo như cha của hắn. Mặc dù đã có khi hắn nghĩ rằng, những giá trị ở đời có lẽ chỉ là cái con người làm cho nó có mặt, thực ra là những hoang tưởng sâu xa. Vậy thì cớ gì phải tự chôn mình với một chiếc chìa khóa trên ngực khi biết nó chẳng còn có thể mở vào một cánh cửa nào cả, kể cả cánh cửa quan tài?


“Cha tôi đã tự chôn mình mà không cần chiếc chìa khóa nào - hắn nghĩ - và ngay cả chiếc chìa khóa để lại cũng đã bị đánh cắp. Không một dấu vết nào sót lại!”

Suốt thời gian người thầy Ăn Từ Điển đi lại nhà hắn, những cuốn sách dần dần thất thoát. Và những công trình nghiên cứu tư tưởng tự do dở dang của cha cậu cũng đã bị gã tìm cách mang đi. Tất cả chúng, một đi không trở lại. Và gian sách trống dần. Kẻ Ăn Từ Điển nói về sự tri âm giữa những con người thông qua những xấp bản thảo. Y đưa ra những lập luận quan trọng đặt nền móng tư tưởng bản thể trong các chủ đề triết học từ các công trình để lại. Bốn mươi năm sau những dòng lập luận ấy, hiện thân sự tồn tại của người viết ra chúng chỉ còn một chiếc chìa khóa và một di ảnh u hoài.

Gã đã ăn mười ba cuốn bản thảo dang dở. Gã đã lợi dụng lòng tin của hắn, đi vào căn nhà thường xuyên và sở hữu luôn chiếc chìa khóa.

Vũ khí và bạo lực tưởng chỉ là một chọn lựa bất khả khi nhân vật ở trang này vẫn còn tha thiết đặt ra câu hỏi: làm sao để giết người? Nhưng trên thực tế, hắn đã làm được điều đó.

Làm sao để giết người? hắn hỏi tay nhân viên Bộ Lũng Đoạn.

Bóp cò nhiều lần. Và lại lắp đạn vào. Bóp cò. Đâm. Đâm. Nhắm mắt lại. Cứ thế băm, vằm, mặc cho tiếng thét làm cho mày dù Đâm. Chém. Mười tám nhát. Hai mươi. Bốn mươi chín nhát. Cứ thọc vào thế này này - hắn nắm chặt tay và tự dứ vào ngực mình - thế này này. Thọc ra thọc vào cái lỗ thủng chết tiệt cho máu có khoảng trống để thoát ra. Ọc òng ọc... Ọc òng ọc...

Không được rồi. Kiểu đó tao nhợn lắm. Có cách nào xóa tên gã nhanh hơn hay không?

Vậy thì đừng dùng đến hung khí. Mà hãy làm cho nó chết vì tinh thần khổ sở.

Nghĩa là sau? Mày gợi ý đi,

Thế này nhân viên Bộ Lũng Đoạn ghé sát tai hắn - Mày hãy bắt đầu mở cuộc theo dõi bí mật khiến hắn luôn ở trong tình trạng dè chừng, sợ hãi, dằn vặt và u uẩn. Sống lâu trong tình trạng hoảng sợ và dè chừng, hắn sẽ tê liệt mọi cảm hứng sống, tự triệt tiêu ý thức tồn tại và tình trạng luôn trốn chạy sẽ làm cho hắn chẳng làm được gì. Cái tâm lý bị nhòm ngó và nguy cơ thanh toán sẵn rình rập sẽ làm cho hắn chui rúc như một con thú mất rừng. Lúc ấy, chỉ cần xuất hiện và gọi tên, ép hắn đi vào một góc tường là hắn đủ lăn ra chết. Cách này tốn khá nhiều thời gian và công sức.

Nhưng cái tôi cần là lấy lại chìa khóa. Không cần cái mạng cùi của hẳn.

Vậy anh đã gút lại danh sách tình nghi hay chưa?

Rồi. Hắn là kẻ tình nghi số một. Vào lúc chúng tôi làm mòn nhau và ngất xỉu, chính hắn đã phát hiện ra. Vậy thì còn ai nữa ngoài hắn, đã lục soát căn nhà và lấy đi chiếc chìa khóa. Còn ai vào đấy? Chẳng lẽ là nàng? Không thể được.

Và đêm đó, án mạng xảy ra ở nhà kẻ Ăn Tự Điển. Nạn nhân chết trong tình trạng nằm sấp. Một vết đạn từ phía sau. Một vết thương tô hô từ trước ngực phô ra mảng thịt đỏ lở lói. Chứng tỏ rằng phạm nhân đã không chỉ dùng súng mà còn dùng dao để thọc ra thọc vào rất nhiều lần, trong khi chẳng có dấu hiệu nào cho thấy nạn nhân đã chống cự kịch liệt.

Hôm đó, cuốn từ điển tâm lý của một học giả nổi tiếng được lật đến trang gần cuối. Ở đó đang chú giải về mục từ Xung năng:

---Nguồn: 15giay.xtgem.com

Ngoài vết đạn xuyên qua thái dương, chúng tôi còn phát hiện ra, nạn nhân chết khi bụng ứ giấy và chữ. Giải phẫu tử thi cho thấy, ở một góc bao tử của hắn còn có cả một vật bằng kim loại nhỏ có thể đã gây cho nạn nhân sự đau đớn âm thầm lúc sống. Sau khi banh mọi thứ ra dưới ánh sáng thì phát hiện đó là một chiếc chìa khóa nhỏ bé bằng sắt, hơi hoen gỉ. Nó bị mắc kẹt nên chưa kịp tiêu hóa cùng với đống giấy mực in nhàu nát vì bị co hóp nhiều lần.

Chúng

---Nguồn: 15giay.xtgem.com

Chữ bay

1.

Hôm đó, chúng tôi vào nhà sách và Linh đã bất ngờ tru lên những hơi dài, khiến cho đám nhân viên bản vệ đến tóm cổ nó quăng ra ngoài như quăng một con nhái bén, mặc dù tôi hết lời cố giải thích rằng: Linh không phải là người điên.

Nằm dưới gốc cây trứng cá với vài vệt xước ở khuỷu tay, nó vẫn thất thần: “Tao thề là tao thấy chữ bay!”. “Hả? Mày điên à? Mắt mày bị gì vậy?”... “Không, tao thấy thật mà. Mày coi kìa...” - Nó chỉ tay vào trong nhà sách. Một vài người đứng quanh tò mò cũng đổ dồn mắt vào cánh cửa và dãy hành lang kính sáng bóng trùng trùng những kệ sách rồi lại nhìn nhau. Họ lắc đầu, “Tôi không thấy gì. Tôi đâu thấy gì...”. “Tất cả mọi người ở đây nào thấy gì! Bộ mọi người đui chắc? Mày làm sao vậy chứ?”. “Không. Mọi người bị gì vậy chứ? Chữ bay từng đàn. Đó, nó chao lượn qua cánh cửa. Nó bay tràn ngập không gian. Kìa!”

Lần đó, Linh vào nhà thương điên theo nguyện vọng của chính nó. “Chắc tao bị tâm thần. Tại sao tao lại thấy sự vật thế giới khác với mọi người nhỉ? Vậy là tao không bình thường rồi. Hoặc giả mọi người đều trở nên bất thường giống nhau. Dù sao, nhà thương điên cũng chỉ dành cho những kẻ cá biệt, không thuộc về đám đông, không chắc rằng hắn ta có vấn đề. Mà sao tao lại biết là tao đang không bình thường? Khi đặt câu hỏi ấy có nghĩa là tao đã xác định về sự trục trặc của mình. Một suy tư triết học đó à?” Tôi bưng đầu, bịt tai: “Thôi, mày đừng lý luận kiểu đó nữa. Tao nổ não bây giờ. Vào đó, cố tụ tập một thời gian rồi trở về lấy vợ cho nó xong. Chắc mày bị rối loạn thần kinh. Mày bỏ bớt sách vở đi được không Linh?”

Linh gật đầu và bước chầm chậm vào trong khuôn viên xanh, nơi có nhiều người mặc pijama trắng đi lại lừ đừ như những bóng ma. Rồi dường như những câu hỏi luẩn quẩn vẫn còn vòng vo trong đầu của nó, nó quay lại cười: “Mày vẫn không tin là có chữ bay hả Tự? Chữ bay thật đó. Chính tao thấy. Tao không nói dối đâu.”

Tôi nhìn nụ cười lạc thần của nó, rồi đáp: “Không. Tao không tin. Chào mày!”

Linh mặc một bộ pijama và đi lại cùng với những cái bóng trong khuôn viên xanh có mấy bờ cỏ và một số ghế đá cũ. Mày cứ về trước đi. Tao ở vài hôm tĩnh lặng rồi quay về coi mọi thử có khác hay không. Tôi hỏi với theo: “Mày liệu có bỏ được sách không? Nếu chịu không nổi thì cứ điện cho tao. Còn mấy cuốn triết bữa hôm tao mượn của mày, Hình như là Martin Heklegger?”. “Không. Tao sẽ bỏ được sách - nó dứt khoát, sự dứt khoát hiếm thấy với sách “đừng nói chuyện sách với tao. Thật hãi hùng”. Tôi nghĩ: “Nó dứt khoát với sách như thế thì cũng yên tâm rồi! Thật đáng thương!”

Tòi thấy nó bước hẫng chân qua một lối đi trống trái. Rồi từ cái ghế đá thứ ba bên vạt cỏ có vài chậu kiểng, một đám đông vài ba người mặc pijama trắng tụ tập chỉ tay lên trời như thể có kẻ trong số họ đang rao giảng về một điều gì đó cao siêu nào đó đang hiện hữu trên những vầng mây - có thể là một thứ tôn giáo mới mà cả nhóm đều nhận thức, xác tín, hướng lên, rồi tất thảy cùng chỉ tay theo. Tôi thấy Lính tẩn ngần, lướt qua vạt cỏ. Đến gần họ. Rồi vài ba con người trong nhóm ấy cũng bay theo nó.

Trong khuôn viên bệnh viện tâm thần. Những bộ pijama trắng đi không chạm đất. Họ bay. Lạ thay. Trong khi bay, họ sẽ cùng chỉ ngón tay trỏ vào bất cứ đâu họ muốn.

Ai tin thì tin.

2.

Năm đó, chúng tôi mười tám tuổi.

Tôi được đẻ ra trước nó tám tháng.

Ba tôi và mẹ nó xưa là đồng nghiệp làm chung ở thư viện huyện. đâu ngày trước hai người cũng có quen nhau, lúc định lấy nhau thì ba tôi lỡ làm cho một độc giả nữ xinh đẹp có bầu. Độc giả nữ xinh đẹp ấy chính là mẹ tôi sau này. Buồn tình, sau khi chia tay ba tôi ít lâu, cô thủ thư nhu mì, có đời sống âm thầm buồn tủi đã đi đến hành vi quan hệ tình dục trong công sở (cụ thể là dưới giá sách triết học chính trị, ở chính vị trí mà cô và người tình cũ thường cuồng nhiệt trong những giờ vắng độc giả) với một ông thanh tra văn hóa. Có lẽ cô vẫn chọn tư thế đứng khi đồng ý thực hiện hành vi tế nhị đó, dưới ánh sáng tự nhiên của buổi chiều mùa đông hiu hắt xuyên qua những lá chắn mỏng tanh của cái cửa sổ đầy mạng nhện. Và cũng phải nói rằng, về mặt tâm lý tình dục thì cô thủ thư dịu dàng chính là kẻ động tình, quyến rũ trước. Còn gã thanh tra văn hóa chỉ là một kẻ đáp ứng trong bị động, một nô lệ hiền lành trong vụ bê bối này. Ba tôi nói, cô ấy có mùi chồn hương ở dưới nách. Và trong một số bối cảnh, cái mùi ấy có thể khiến cho những thằng đàn ông chung thủy nhất với vợ cũng phải trật quần phạm tội. Mà cũng chẳng phạm tội gì. Đàn ông đàn bà và bối cảnh ái ân luôn là một chuyện tự nhiên, khó cắt nghĩa ở phạm trù đạo đức học.

Hành vi bùng phát ẩn ức ấy đã bị ba tôi bắt quả tang. Sau khi làm một tờ đơn kiểm điểm dài ba trang tường thuật lại vụ việc gởi cho giám đốc thư viện (cũng là chính ba tôi) xem xét, thì cô thủ thư sắp bước qua tuổi ham muốn và ẩn ức ấy bước vào thời đoạn chẳng mấy huy hoàng: làm mẹ - có thai, sinh ra thằng Linh.

Nhưng không được ồng thanh tra kia cưới. Đơn giản là vì đàn ông chẳng ai bỏ qua cơ hội được sung sướng khi mọi thứ dâng sẵn ngập mặt. Cái gì cúng thì cúng, cái gì ăn thì ăn, đâu ra đó; đánh đổi thực tế thì không dễ dàng chút nào. Hắn, kẻ bị động truyền giống trong vụ này đã có vợ hiền con ngoan. Hắn thề rằng, nếu vụ việc vỡ lở thì không phải chỉ hắn mất chức mà cả cuộc đời cô thủ thư cũng chẳng ra cơm cháo gì. Thế nên, sự việc luôn dừng lại ở hướng xử lý nội bộ. Dĩ nhiên là với sự mã thượng của một giám đốc, ba tôi sẽ tha thứ và coi như đây là cái cách mà ông lấy lại hình ảnh với người tình mình từng bỏ bê và phản trắc trắng trợn trong quá khứ.

Chuyện dài dỏng, éo le là thế. Nhưng nó được kể tóm tắt khoảng bốn câu. Sau ròng rã mười tám năm trời, vụ việc được tóm tắt trong bốn câu không mang một màu sắc hay gợi lên cảm giác tréo ngoe nào:

“Con với nó hãy xem nhau như anh em. Vì ba từng yêu cô ấy. Mẹ từng cướp ba từ hốc nách có mùi chồn hương của cô ấy. Và ba từng giằng cô ấy ra khỏi tay thằng cha thanh tra văn hóa phì nộn kia...”

Chỉ có thế. Thật bình thản. Từ khi li dị với mẹ, ba tôi vẫn thường sang nhà thằng Linh uống nước trà. Khi ấy tôi đang ngồi ngoài vườn nói chuyện triết học. Nó thích Jiddu Krishnamurti. Tôi thích Edgar Morin. Nó thích chiêm nghiệm và khám phá sự tĩnh lặng của nội tâm. Tôi lại thích những vấn đề thuộc về tầm nhìn thế giới, một thứ triết học phức hợp liên ngành đầy mới mẻ. Khi chúng tôi đang nói về việc xây dựng một mặt đất con người sống chung bằng tình yêu và sự tha thứ, tôn trọng những khác biệt văn hóa và nhất là biết chăm chút cho sự giàu có nội tâm của mình thì bất giác thằng Linh nói: “Mày hãy nhìn lên chùm phong linh trên nóc nhà kìa. Ông già mày và bà già tao đã làm cho chúng giãy giụa khủng khiếp bên trong! Hãy nghe, họ đang làm trò mèo với nhau. Tại sao lại như thế nhỉ? Tại sao sự ham muốn lại bùng phát ở bối cảnh này nhỉ?”. Mắt nó hoang mang. Tôi trấn an nó: “Có thể là do sức đẩy của cái... siêu tôi. Mà này, nói một cách không cần tiến triết học thì, rất có thể tình hình này mày với tao là anh em!”. “Điều đó không là quan trọng. Tao lấy làm lạ là ở tuổi đó, họ còn sung sức và rất tập trung cho những mục tiêu rất cụ thể. Còn tao với mày chỉ biết đọc sách và ngẫm ngợi, chả có mục tiêu đéo gì trong cuộc đời. Mày nghe xem, họ đang trút bỏ phạm trù nội dung của ý thức, trút bỏ cái tôi để yêu trong tánh không. Họ đang thiền một cách vô úy theo lý thuyết của Kris...” Thằng Linh nói, mắt vẫn nhìn lên chùm phong linh đang kêu ling đing, ling đing, bí mật. Tôi thấy nóng ở trong quần. Tôi nghĩ Edgar Morin có lý khi cho rằng, với cả con người đập phá siêu hình thì vấn đề hang động (dĩ nhiên, hang động ở đây nên hiểu trong viễn tượng Platon) vẫn còn dó.

Tôi và thằng Lĩnh đánh trần, nằm ôm nhau ngủ dưới gốc cây trứng cá. Thi thoảng, bàn tay những ngón lùn của hắn vuốt trên da lưng nhẫy mồ hôi của tôi. Tôi vẫn khéo lo gỡ bàn tay của nó bỏ xuống chim của mình. Và nó cứ để yên ở đó. Chúng tôi chẳng biết làm gì với sự xao xuyến và chút thèm muốn len đi trong cơ thể. Cổ họng tôi nóng bỏng, lắng tai nghe buổi chiều trôi qua như một giấc mơ. Một giấc mơ chung của hai đứa con trai mười tám tuổi không nghề ngỗng sự nghiệp gì ở một thị trấn được bao bọc bởi bốn bề là núi. Thì lạ gì những giấc mơ không hình hài. Chúng để lại trong trí nhớ những cảm giác mơ hồ hiu hắt khó định danh.

Chúng tôi đã gần gũi với nhau như có một sự định đoạt nào đó. Trong giai đoạn mà thực tế tình cảm giữa ba tôi và mẹ nó đang diễn ra rất phức tạp.

Mẹ tôi vài lần trở về nhà và thấy trên tường treo một bức ảnh thời con gái của cô thủ thư xinh đẹp, bà đã lẳng lặng rót nước lạnh uống mấy ngụm, xong tự tạt chỗ nước còn lại trong ly vào giữa mặt mình. Và tôi đồ rằng trong đám nước bám đầy da mặt bự phấn son của bà, đã không có giọt nước mắt nào hòa lẫn. Tất cả đã muộn rồi. Mẹ tôi đã đâm đơn ly dị trước và tôi đau đớn biết chừng nào khi nghĩ rằng, bà không còn chung thủy với cha con tôi nữa.

Nhưng phạm trù chung thủy thật mơ hồ. Đó là điều mà hầu hết các học giả đều chấp nhận đời sống khổ hạnh, có thể phung phí trong trải nghiệm tình dục nhưng keo kiệt trong việc đi đến hôn nhân. Họ thật sáng suốt khi chọn lựa chung thủy với chữ nghĩa học thuật chứ không chọn chung thủy với người khác giới, cụ thể là đàn bà. Ba tôi không phải là một người sáng suốt. Mẹ tôi đã có một mục tiêu thực dụng nào đó. Đồng lương giám đốc thư viện mười chín năm nay của ba tôi vẫn thế. Luôn ở mức rón rén với thời giá dù nền kinh tế đang lạm phát hay dễ thở, đóng cửa kín bưng hay mở cửa toanh hoanh tới cỡ nào. Ba tôi vẫn co người về phía trước, đạp xe từ nhà vượt mấy con dốc đến công sở. Mười chín năm với thứ nhịp chậm đều, nhịp chuẩn tempo giusto trên khuông nhạc bát nháo thanh âm những động cơ, những phương tiện di chuyển đã lên đời bóng loáng. Mặc. Dường như ông không thèm nghe, không thèm nói, không thèm thấy xung quanh. Con đường từ nhà tôi đến thư viện ngày trước ếch nhái kêu oăng oẳng nay đã phong tỏa bởi những tòa cao tầng, phố mới, trụ sở tập đoàn. Ông giám đốc thư viện vẫn chẳng hề hấn bận tâm. Trong khi đó, những dãy xanh dãy đỏ trên thị trường chứng khoán đã biến mẹ tôi thành một người lao vào cuộc sống ảo. Nơi vận mệnh, túi tiền của chính mình không được quyết định bởi mình mà bởi những nhà chính trị, thương gia, những tay tư bản bên kia bán cầu. Mẹ tôi nhìn cái cảnh các sàn chứng khoán phố Wall bên Mỹ người ta gào thét ôm nhau hay vò đầu bứt tai trên bàn tin tài chính thời sự với một trái tim phập phồng đầy cảm hứng. Còn ba tôi thì cười khẩy vô cảm: “Sao thiên hạ điên quá? Rồi họ sẽ chết sặc vì màu cua những con số sao?”

Ba và mẹ tôi đã không gặp nhau trên một hệ thời gian.

Suốt mười tám năm trời, ba tôi nuôi bảy con vẹt. Và bảy con vẹt rốt cục đều giống nhau ở một điểm: chúng để lại một tiếng kêu thất thanh: “An! An...” - tên của mẹ thằng Linh trước khi bị vặt lông bởi bàn tay móng nhọn Hoạn Thư của mẹ tôi. Nghĩa là khi chúng đã biết há những chiếc mỏ đỏ kêu gào tên người đàn bà ấy, thì mẹ tôi trở thành kẻ phản Phật sát sinh. Tôi và ba đã bảy lần nâng niu xác chim ngồi nhìn nhau khóc nhưng rồi đâu lại vào đó. Và sau cái chết của con vẹt thứ bảy thì ba nói với tôi: “Không nhất thiết phải nuôi chim. Tiếng nói giấu trong nội tâm là tiếng nói chẳng bao giờ bị giết chết được. Nó vượt lên trẽn sự dã man của sức mạnh cơ bắp và hận thù!”. Ba tôi trầm ngâm, nhắm mắt, hít một hơi thở dài. Khuôn mặt tĩnh như một đạo sư vừa truyền trao bí kíp gì đó cho kẻ đồ đệ ngu muội nhưng được cái nhiệt tình. Và tôi hiểu rằng, trong trái tim ba tôi vẫn còn những tiếng kêu tên “An! An…’’ của con vẹt thứ bảy.

Sau mỗi con vẹt bị giết, tôi vẫn phải giải thích với mẹ rằng, loài chim vô tri, chẳng biết hận thù nơi người, cũng chẳng biết sự ghen tuông của chúng ta. Sao mẹ không nghĩ rằng đang kêu lên “Ăn! Ăn…”. Sao mẹ lại giết nó? Mẹ tôi xù lên như một con gấu rừng già nhiệt đới: “Cha con nhà mày coi tao chẳng ra gì. Chuyện kệch cỡm lố bịch trước mắt như thế mà mày còn bênh ổng. Mày có thấy mẹ khổ không Tự? Mười mấy năm nay, ông cứ sống trên mây. Ngày thì ở thư viện với bà An. Tối về lại dạy con chim gọi tên người ta như vầy... Con đờn bà nào chịu được! Tao biết cả vị trí dưới cái kệ sách nào họ chùng lén vụng trộm với nhau nữa là. Mày cứ lớn lên đi rồi hiểu nỗi lòng của mẹ. À, mà thôi, mày cũng là đàn ông con ơi. Đàn ông bọn mày đều chẳng bao giờ chịu hiểu một cái gì ngoài cái thói hở đâu rậm rật đó...”


Khi ấy, bàn tin chứng khoán trên tivi đã kéo mẹ tôi ra khỏi xúc cảm lằng nhằng bi đát ấy bằng một mẩu tin đầy âu lo: - Phố Wall kết thúc phiên giao dịch hôm qua chẳng những không tăng mà còn giảm mạnh, chỉ số Dow Jones rớt từ 157,47 điểm xuống còn 10.325,38 điểm, tổng thống Bush đang kêu gọi nỗ lực quốc hội giải cứu tài chính Mỹ...

Tôi vẫn đứng tựa cột khóc. Tôi bị xúc phạm. Nhưng trong tôi dấy lên một lòng thương, một sự đồng cảm. Tôi thương những con chim chết đói thế nào, tôi thương mẹ tôi như thế ấy. Nhưng có gì đó làm tôi không thể gần bà.

Đó chỉ là những cung bậc buồn của một bản giao hưởng được chơi bởi quá nhiều thứ nhạc cụ, trên mức cần thiết, để chỉ nói một trạng thái tâm hồn quả sức giản đơn. Nói đúng hơn, thực tế cũng không đến nỗi nào. Tôi vẫn nhìn mẹ với đôi mắt đầy ngưỡng mộ, một người phụ nữ nhanh nhạy, luôn vội vàng và không ngừng nỗ lực đem lại cho gia đình sự sung túc. Tôi hay suy nghĩ về cái công việc thầm lặng nhưng đầy lý tưởng của ba suốt hăm mấy năm trời luẩn quẩn với cái phòng đọc đầy những sự cố và ám ảnh quá khứ. Mớ sách cũ ở đó cũng được thay thế bằng một mớ sách cũ khác. Nó cứ chất đống lên trong hốc tối ẩm thấp từ những chuyến bổ sung, rót về ngân sách rỉ rả hàng năm. Ngày càng ít người lui tới. Cái phòng đọc ngày xưa hoành tráng trong mắt tôi nay đã thu lu bé nhỏ và buồn tủi trong hốc xó của một khu phố đang xây đựng rộn ràng, đi đâu cũng thấy vôi vữa, công trình và biệt thự của quan chức, ông nọ bà kia đua nhau mọc lên.

Thời buổi khấm khá, người ta bỏ tiền triệu mua sách bìa cứng về nhà chưng, làm cho nội thất toát ra vẻ tri thức, chẳng ai bỏ thời gian vào ngồi trong cái thư viện xập xệ, mốc thếch, nơi chỉ một giám đốc tóc bạc ươn lười và một thu thư hồi xuân ngồi nhìn ánh sáng xuyên qua những lá thép cửa sổ như một pho tượng buồn sót lại của thời gian.

*

Khi ba mẹ chia tay nhau, tôi mới thấy rằng, điều đó tốt cho cả hai. Vì như đã nói, họ luôn trật hệ thời gian. Trong cái thế giới này, có lẽ họ chưa từng gặp nhau mặc dù thể xác bên nhau, ăn, ngủ, làm tình, sinh con với nhau. Và tôi chỉ là một viên sỏi rớt ra từ cái kẽ nứt vô tình nào đó trong muôn vàn va chạm mông lung này. Tôi rớt ra một cách hồn nhiên và chưa từng đặt dấu hỏi cho sự có mặt lạnh lùng, lạc lõng của mình. Cho đến khi gặp thằng Linh, tôi mới thấy rằng, hóa ra việc đọc sách cũng làm cho mình có anh em, có tình thân, có bằng hữu, giấc mơ và cái gì đó mơ hồ tựa khoái cảm. Nó đã không còn là những chuyến đi cô đơn thăm thẳm chẳng về đâu. Nó không còn là một sự mê đắm mụ mị trong hốc tối của chính mình.

Thằng Linh nói rằng, cho tới khi tao vào trong bệnh viện tâm thần, vẫn có nhiều người đàm đạo về sách vở. Tôi không tin. Nó nói, dân triết trong đó nhiều lắm; dân triết hiện diện khắp nơi. Rằng, thực chất thì cuộc đời này mới điên cuồng, còn những người trong đó rất sáng sủa và minh triết. Ấy là nó đã có kinh nghiệm vào đó thăm vài ông bạn già một vài lần. Nó làm cho tôi tin là thế. Tôi ngưỡng mộ cái thế giới trong lành ở sau bức tường đó. Cũng có thể đó mới chính là thiên đường cho niềm say mê này.

Không như ba tôi, việc đọc của ông diễn ra một cách kiên trì, lặng lẽ và chỉ dể quyết định ký hay không ký vào một tờ đơn dài ngoằng ngoằng danh sách những tên sách cũ mèm lạc thời, ví dụ như: 10 bí quyết nuôi heo sớm xuất chuồng, Phân bón và những vấn đề cần biết, Cẩm nang tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình ở cơ sở hay một cuốn mà ba tôi rất lấy làm tâm đắc đó là Hỏi và đáp về sinh lý thời kỳ tiền mãn kinh, Chuyện ấy, Vợ chồng nên biết...Tôi đã đi qua đi lại trước mớ sách của ba và xác nhận lại rằng, công việc ông đang làm cũng là một sự chấp nhận theo đuổi dam mê. Tôi nói:

- Con không thấy người ta đến đọc nhiều như trước!

Ba nói:

Nhưng nhiệm vụ nâng cao dân trí không được bỏ lỡ. Chỉ cần mỗi tháng có ba người đến đọc sách nuôi heo thì có nghĩa là chúng ta đã tăng cường nhận thức cho ít nhất ba gia đình.

Đọc sách ở thư viện của ba thì chắc người ta chưa làm được gì đã thấy mất một khoảng thời gian phi lý... Cái kho sách ngày càng cũ kỹ, đến nuôi heo giờ người ta cũng đâu còn dùng cám đâu ba ơi.

Ba tôi không tự ái, ông đến gần, ngồi xuống trước mặt và nhìn thẳng vào mắt tôi:

Con nghĩ vậy sao? Ba cũng từng nghĩ vậy đó con. Nhưng cái thư viện này mà không còn mấy ông hưu trí đến, nó đóng cửa, thì cha con mình húp cháo. Xã hội tă thêm hai hộ nghèo...

Tôi hiểu hình ảnh cô An và thằng Linh luôn đứng sau những dấu ba chấm lửng lờ ấy. Họ đã tồn tại trong những khoảng lặng của đời sống gia đình tôi mười tám năm nay. Họ sẽ vẫn đứng ở đó, nhìn chúng tôi. Trong lúc đó, mỗi người trong gia đình tôi đang nhìn về một hướng.

3.

Dù sao thì chuyện cũng đã qua. Mẹ tôi cuốn gói đi với một ông chủ sàn chứng khoán. Có lẽ họ đã tìm được một hệ thời gian nào đó chung. Ba tôi cũng có buồn vài ngày. Ông mở cửa tủ lạnh và ngồi đó hóng mát, huýt sáo vu vơ, không thuộc một cung bậc, tiết tấu hay giúp mường tượng đến bản nhạc nào nhất định, ông ngồi đánh trần, xo ro và thi thoảng bốc một ít nho tươi trong đó cho vào miệng nhai rột roạt. Nhai nho chua mà bình thản như cách người ta nhẩn nha một cái bánh ngọt. Còn tôi ngồi bên bàn học, không sao tập trung được. Tôi nghĩ về mười tám năm dài chúng tôi đã sống như ba người hạn với ba tính cách hoàn toàn khác biệt trong căn nhà này. Tôi không hiểu điều gì đã gắn bó người ta trong cuộc đời này, khi mà sự độc lập đến nghiệt ngã đã diễn ra cả trong tình máu mủ, hôn nhân. Tôi nhớ đến những phút ân cần chăm lo hiếm hoi của mẹ làm cho tôi cảm giác hạnh phúc là cái người ta có thể dễ dàng có được. Tôi nhớ đến lời dặn dò duy nhất mà mẹ tôi dành cho đứa con trai có thiên hướng giống cha rằng, con hãy sống và hiểu mẹ. Và tôi cũng nhận ra sự tuyệt vọng của bà khi cái ý nghĩ đàn bà vẫn mách bảo bà rằng, đứa con trai của bà cũng chỉ là một thằng đàn ông đễnh đoảng, sống trên mây, thiếu thực tế như chính người chồng sống như hư ảo của bà.

Tôi hiểu mẹ. Khi trở lại và tự tạt nước đá vào mặt mình. Tôi ôm chầm lấy bà mà khóc. Tôi cảm nhận sợi dây nối giữa tôi và mẹ là có thật. Thứ mà bấy lâu, với sách vở, có khi tôi trở nên lý tính và dám ra lạnh lẽo. Sợi dây ấy đang bị rã đi bởi thời gian, xa cách và những ý nghĩ đầy thành kiến.

Rồi bà lại rời xa ngôi nhà. Bà nói, mẹ đã sai. Mẹ giết nhầm bảy con chim vẹt. Lẽ ra mẹ đã không nên ghen tuông như vậy. Chúng đói. Mẹ vừa hiểu ra chúng đói và đòi ăn.

Ba tôi trở về. Tôi bảo mẹ có đến. Ông hỏi lại, vậy à? Trông mẹ con thế nào? Tốt. Mẹ chỉ hơi buồn. Mẹ đã nhận ra bảy con vẹt ấy bị giết oan. Mẹ đã chế aspirin vào nước uống của chúng. Mẹ vẫn nằm mơ thấy chúng bay về bên cửa sổ hàng đêm, đậu theo hàng ngang và đồng thanh kêu “Ăn... Ăn...”. Tôi nói giọng hơi lả đi vì xúc động. Không sao. Mẹ không nên sống trong mặc cảm tội lỗi như vậy. Điều gì cũng sẽ qua.

Ba tôi móc áo lên tường và nằm khùm trên phản. Một dáng vẻ teo thắt khổ hạnh, Một cơ thể sẵn sàng cho sự bốc hơi. “Không oan đâu con. Chúng là những con vật gọi được ý nghĩ cua ba. Chúng là những con chim biết gọi tên người. Ba muốn mẹ con không phải dằn vặt về chuyện ấy nữa. Bà nên thanh thản ra đi.”

Ngoài hiên ngập một màu trăng. Tháng mười. Những đợt gió thổi hiu hiu. Tôi vặn nhỏ đèn. Và mắt cứ nhìn ra của sổ chia bốn ô khung ngay ngắn.

- Ba có tin tức gì của thằng Linh không?

- Nghe nói nó xin ở lại trong đó. Cô An rất khổ sở. Bác sĩ bảo nó vẫn đọc sách và bây giờ còn cả thói quen đưa đầu vào dưới chụp đèn bàn, nhìn hàng giờ vào sợi dây tóc cháy sáng của bóng đèn và nói lảm nhám.

- Vậy là sao?

- Nó tìm được mấy ông bạn mê sách triết. Nó đã thi đậu các khóa cơ bán để xuất viện. Nó hoàn toàn bình thường. Nhưng nó không thích trở lại ngoài đòi. Có lẽ cái trò ngắm bóng đèn nói lảm nhảm chỉ là màn kịch mà nó bày ra để được ở lại trong ấy.

-Nó còn thấy chữ bay không?

- Ba không biết. Hôm nào con mua ít trái cây vào thăm, hỏi nó xem.

- Con hỏi thiệt. Có bao giờ ba nghĩ rằng cô An cũng là người lạ lùng không?

- Lạ lùng thế nào? Ba thấy cô ấy mạnh mẽ. Dám sống cho tình yêu và công việc, Hai mươi nám nay cô ấy vẫn ngồi ở góc đó. Phải yêu nghề lắm, phải chăm lo cho đời sống dân trí... văn hóa đọc...

- Thôi. Con không tin. Văn hóa đọc chỉ là những ngôn từ sáo rỗng. Ba có thấy cái thư viện một giám đốc một thủ thư của ba trở thành chỗ khép kín nhất của thành phố này không? Nếu thằng Linh khỏi bệnh, tụi con vô đại học, ba với cô An biết lấy gì lo...

- Ba! Ba có nghe không?

Ba tôi nằm lặng như hồn đã thoát xác bay đến một cõi trời nào.

Đêm bên ngoài vẫn ngập trăng. Và gió quất vi vút. Thoảng mùi một con mưa nào đó, xa lắm trở mình nằm úp mặt. Chiếc phản phẳng lì đã nhiều đêm làm tôi đau lưng ê ẩm.

Nửa đêm.

Tôi vẫn nằm nhìn bốn cái ô vuông đầy trăng trên cửa sổ. Ba vẫn ngũ say. Và thi thoáng trở mình, nói ấm ớ “An, sách đổ! Sách đổ!”

4.

Linh nói:

Mày thấy không, mẹ tao ngày càng trẻ. Trong mắt tao, hình ảnh lặng lẽ cam chịu và trong sáng của bà như một đức tính làm cho tao cảm phục đã không còn. Bà ấy đang sống cho sự ham muốn và dục vọng. Bằng mọi giá. Bất chấp tất cả. Điều gì đang xảy ra bên trong một bóng đèn đang cháy? Nó có đang chết dần như chúng ta? Cái chết đến từng ngày?

Tôi nói:

Tại sao mày không trở về. Rốt cuộc thì câu chuyện chữ bay là có thật hay không? Mày đã đánh lừa được tất cả mọi người. Mày giỏi lắm Linh à. Nhưng mày hãy nhớ, tương lai của mày không phải là ở nhà thương tâm thần với mấy ông bạn ngộ triết. Mày phải trở về ngay. Tao và mày đã lớn lên trong kho sách vô nghĩa ấy quá lâu. Cái kho sách tối tăm và cũ kỹ, nơi đầy mạng nhện và những cuộc vụng trộm mãi mãi là bí mật của người lớn kia, lại chính là nơi tao và mày được sinh ra. Mày hiểu không? Cái chốn hiu hắt mù mờ ban ngày như ban đêm ấy đã nhiễm vào cuộc đời của tao và mày, mày phải trở về mau. Phải bước ra bên ngoài mau.

Mẹ tôi nói:

Hãy vặn tủ đá ở độ lạnh vừa phải kẻo mọi thức ăn đều có thể đông cứng. Một khi bị đông cứng thì tất cả các cấu trúc phân tử thực phẩm trong đó đã thay đổi. Vừa mất công rã đông vừa ăn không ngon. Và đừng để ba con ngồi trước tủ đá mở toang. Không tốt cho cái tủ. Rất tốn điện. Và có khả năng ổng sẽ đông cứng như mớ thức ăn bên trong đó. Lúc đó linh hồn ổng không kịp về nhận lại xác phàm.

Ba tôi nói:

Người ta vẫn cố thể đọc sách dạy nuôi lợn làm sao cho mau chóng xuất chuồng với năng suất cao. Mục tiêu nâng cao... À, không! Con biết không. Khi con làm đàn ông, con sẽ hiển điều gì mới là quan trọng trong đời. Và cả những điều không quan trọng có khả năng trở thành quan trọng. Con sẽ hiểu. Nó không quá khó.

Mùi chồn hương ở người đấy đã mất đi. Nhường chỗ cho những kinh nghiệm và sự bùng nổ đường nét xảy ra vô tội vạ. Đàn bà là cả một điều bí ẩn. Ba luôn tự hỏi, vì sao lại như thế?

Cô An nói:

Mãi mãi, tôi là người đàn bà lặng im.

Và hình dung về tôi trong cái thư viện này, vẫn là hình bóng lặng lờ trôi giữa những giá sách ngăn nắp cũ kỹ. Tôi thích màu của thứ ánh sáng tháng mười lọt qua hai thanh lá chắn của khung cửa sổ ở dãy sách cuối cùng. Ở đó có nhiều cuốn triết học bán lớn bìa cúng. Những cuốn sách rơi xuống có thể làm nứt nền nhà. Tôi thích tư thế đứng. Và ánh sáng buổi chiều tháng mười lọt qua những lá sắt. Tư thế đứng luôn đem lại khoái cảm và sự vội vàng đến nhức nhối. Đàn ông là một sinh vật kiếm tìm và luôn biết cách đốt cháy những con đường. Vì sao lại như thế?

5.

Và cuối cùng, lại là Linh:

Tôi thấy nó bay qua hành lang những người vận pijama trắng. Nhiều người bay theo. Và họ chao lượn như thế trong không gian tuyệt vời trong suốt. Họ là một thiểu số thấy được những điều mà mọi người mắt thường không thấy.

Chữ bay. Đó là điều có thật. Chữ bay đầy không gian. Đến là khó thở. Ai tin thì tin. Không cũng chẳng sao.


Đọc tiếp: ở lưng chừng nhìn xuống đám đông - Phần 4

Trang Chủ » Truyện » Tiểu thuyết » ở lưng chừng nhìn xuống đám đông
Powered by XtGem
Copyright © 2018 15Giay.Xtgem.Com